Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do đó, Kon Tum được biết đến như vùng đất của thiên nhiên, văn hóa và lễ hội, nơi mà đất và người hòa quyện, bình yên, khoáng đạt đến vô cùng. Với những lợi thế đó, tỉnh Kon Tum đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia và tỉnh đề ra nhiều giải pháp để phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, chiều 7/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên.Hồ Lắk được ví như viên ngọc quý, điểm du lịch hấp dẫn của đại ngàn Tây Nguyên. Dòng nước mát lành hồ Lắk không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, mà còn sản sinh nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú. Nơi đây cũng trở thành vùng đất văn hóa đặc trưng của xứ sở voi, nghề đánh bắt thủy sản bằng thuyền độc mộc gắn với những nghi lễ độc đáo.Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Mặt trời – Mặt trăng, Lễ đổ đầu, Lễ hội mừng năm mới, Lễ cúng thần làng…Ngoài những cây trồng đã được người dân đưa vào sản xuất từ lâu như na, bưởi… những năm gần đây, một số xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình trồng cây cam đường canh và bước đầu mang lại hiệu quả cao.Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới (NTM) ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh” (Chỉ thị số 12).Không biết nghề đan mê bồ tại ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có từ bao giờ. Chỉ biết là đã rất nhiều đời từ ông truyền cho cha, cha truyền cho con rồi đến cả cháu và kéo dài mãi đến nay. Trên hành trình đi tìm vẻ đẹp xưa của miền Tây sông nước, chúng tôi có dịp được đến đây để viết lại câu chuyện của một làng nghề trăm năm vang bóng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ thuật lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đi chợ phiên vùng cao. Người gìn giữ hồn văn hóa dân tộc Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.“Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi là Chương trình MTQG 1719) phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”.Làng chài Trần Phú nằm ngay trung tâm TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Dù là “làng chài trong phố”, nhưng nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, đặc trưng vốn có với những bãi biển xanh quyến rũ và những người dân chân chất, mộc mạc gắn bó với nghề chài lưới.Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.Công an huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt 4 đối tượng mua bán trái phép hàng nghìn tài khoản ngân hàng, nhằm thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.Triển khai Kế hoạch thăm, tặng quà và chúc Tết các địa phương vùng đồng bào DTTS nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của Ủy ban Dân tộc (UBDT), trong hai ngày 06-07/01/2025, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr dẫn đầu Đoàn công tác của UBDT đã đến thăm, chúc Tết Người có uy tín, các hộ nghèo người DTTS và cấp ủy, chính quyền cơ sở thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.
Những ngày cận tết, chúng tôi ghé thăm lò bánh thuẫn gia truyền hơn 40 năm của bà Trần Thị Mỹ Lệ (77A Trần Quý Cáp). Đến đầu đường, mùi thơm dìu dịu đưa tôi đến nhanh hơn tới nhà bà Lệ, để tận hưởng hương vị thân quen, truyền thống của Tết xưa.
Bà Lệ năm nay 66 tuổi, đã có khoảng 40 năm làm bánh thuẫn. Theo bà Lệ kể, nghề làm bánh thuẫn có từ lâu đời, do ông bà cha mẹ truyền lại, rồi gia đình vẫn giữ nghề làm truyền thống bằng thủ công sử dụng lò củi than đốt để làm chín bánh. Thời gian đầu, bà làm một lò bánh ở Trung tâm thương mại Pleiku cung cấp cho khách hàng. Sau thời gian khách đã quen, bà chuyển về nhà ở đường Trần Quý Cáp tiếp tục làm bánh. Khách hàng cũng vì yêu thích hương vị bánh thuẫn của bà mà đến tận nhà mua.
Trên một góc ở chợ Bà Định (51 Hồ Xuân Hương), lò bánh thuẫn của chị Lê Thị Đào cũng luôn đỏ lửa đúc bánh thuẫn, hương thơm ngào ngạt bay khắp phố phường. Đôi tay vừa nhanh thoăn thoắt đổ nguyên liệu vào khuôn, chị Đào vừa nói: Gần Tết, lò bánh của tôi luôn đỏ lửa từ tờ mờ sáng cho đến đêm khuya để kịp đúc bánh cho các đơn hàng trong dịp Tết cổ truyền. Trung bình, mỗi ngày làm được 4.000 cái. Khách hàng gần xa đến cơ sở lấy bánh bỏ sỉ ở các chợ, tạp hóa trên địa bàn tỉnh.
“Để có những cái bánh thuẫn thơm ngon, đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, từ việc chuẩn bị nguyên liệu đến khâu trộn nguyên liệu lại với nhau cho đều rồi được đổ vào khuôn, xong đem bánh đi sấy khô…”, chị Đào cho hay.
Nghề làm bánh thuẫn cũng lắm công phu. Nguyên liệu làm bánh thuẫn gồm trứng gà, bột mì, sữa và gừng rồi đều hoặc đánh nhuyễn bằng máy xay bột và cho đường trắng vừa đủ, để bánh không quá ngọt cũng không quá khô. Nếu muốn bánh thuẫn có mùi vị độc lạ hơn, có thể cho thêm gừng, quế, dừa…
Tiếp theo, nhóm lò than lên lửa hồng riu riu, đưa khuôn bánh (phía trong chia thành nhiều ô) lên lò cho nóng. Sau đó, dùng dầu xoa một lớp mỏng để chống dính, rồi dùng muỗng đổ hỗn hợp đã đánh vào từng khuôn rồi đậy nắp lại. Than củi được đặt trên cả nắp khuôn để bánh được nở đều. Bánh được nướng trong khuôn khoảng 5 phút, rồi tháo nắp vung ra, thấy bánh nở cao gấp đôi khuôn và ngả màu vàng là bánh đã chín. Bánh sau khi lấy ra khỏi lò được xếp lên các nia lớn.
Các công đoạn làm bánh tuy đơn giản, thế nhưng để có được những mẻ bánh vàng ươm, nở bung như 5 cánh hoa mai ra thì không phải dễ dàng. Bí quyết nằm ở nguyên liệu, cách pha những nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ nhất định và đánh đều tay. Đặc biệt, canh lửa vừa tới, thời gian để bánh chín không bị cháy…
Bà Lệ cho biết, ngày xưa tết đến, cũng có đến hàng chục hộ làm bánh thuẫn. Bánh thuẫn đạt chuẩn là bánh có màu vàng ươm phía dưới, còn phía trên bánh có hình cánh hoa màu vàng nhạt và bánh phải có mùi thơm. Hoa bánh càng đều cánh thì càng đẹp, khách hàng rất thích chọn bánh mua về trưng ban thờ ngày Tết.
Chìm đắm trong hương vị bánh thuẫn – món quà quê dân dã, mộc mạc, chúng tôi như được về với cảm giác chộn rộn của chiều ba mươi Tết thuở nào, nhà ai cũng hối hả gói bánh chưng, bánh tét, đúc bánh thuẫn, làm mứt gừng, mứt dừa… Mùi khói bếp quyện với mùi hương bánh theo từng cơn gió lạnh, cuốn theo mùi rơm rạ thơm nức từ đầu ngõ đến tận cuối làng.
Mùi vị quen thuộc, bỗng cho tôi một nỗi nhớ miên man về vùng quê ấm áp với rộn rã tiếng nói cười thân quen. Đường làng quê rực sắc hoa, những em nhỏ hân hoan trong chiếc áo mới, người lớn nghiêm trang trong chiếc áo dài, thành kính thắp nhang bên ngôi chùa đầu làng, khấn cầu mong một năm bình an, no đủ…
Ngày nay, mặc dù có nhiều loại bánh công nghiệp nhưng bánh thuẫn vẫn chiếm vị thế nhất định trong lòng người dân phố núi Pleiku. Bởi đó chính là nghề truyền thống được giữ gìn qua bao thế hệ, đó là hương vị quê hương, là một vật phẩm để cúng tổ tiên và làm quà tặng cho nhau khi mỗi dịp Tết đến xuân về.
Nguồn: https://baodantoc.vn/banh-thuan-huong-vi-tet-xua-1736238735631.htm