Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBăng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan nhanh, virus cổ đại chục...

Băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan nhanh, virus cổ đại chục nghìn năm tuổi có nguy cơ sống lại


Bắc cực
Nhiệt độ Bắc Cực ấm hơn, tan băng vĩnh cửu có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của con người và động vật. (Nguồn: USA Today)

Một đại dịch bùng phát do một căn bệnh từ quá khứ xa xôi – điều này nghe giống như một bộ phim khoa học viễn tưởng, song các nhà khoa học cảnh báo rằng nguy cơ này, mặc dù thấp, đang bị xem thường.

Rác thải hóa học và phóng xạ có từ thời Chiến tranh Lạnh cũng có thể được giải phóng trong băng tan này, từ đó có thể đe dọa sự sống của các loại động thực vật trong tự nhiên và gây rối loạn hệ sinh thái.

Ông Kimberley Miner, một nhà khoa học khí hậu tại Phòng thí nghiệm đẩy phản lực của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA thộc Viện Công nghệ California ở Pasadena, nhấn mạnh:

“Có nhiều hiện tượng đang diễn ra với tầng đất đóng băng vĩnh cửu này gây quan ngại, và điều đó thực sự cho thấy vì sao việc tối quan trọng là chúng ta phải giữ các tầng đất đóng băng vĩnh cửu nhiều nhất có thể”.

Để hiểu rõ hơn nguy cơ từ các virus bị đóng băng, ông Jean-Michel Claverie, Giáo sư danh dự về y học và gene tại Đại học Aix-Marseille ở Marsheille, Pháp, đã xét nghiệm các mẫu đất lấy từ tầng đất đóng băng ở Siberia (Nga) để xác định liệu có virus nào chứa trong đó vẫn có khả năng lây lan hay không.

Nhà khoa học này cho biết ông đang tìm kiếm “virus xác sống” và đã tìm thấy một số.

Năm 2014, Claverie đã làm sống lại một loại virus mà ông và nhóm của ông tách ra từ tầng lớp đóng băng vĩnh cửu, làm cho chúng có thể lây nhiễm lần đầu tiên trong 30.000 năm bằng cách tiêm chúng vào các tế bào được nuôi cấy.

Để an toàn, ông đã chọn nghiên cứu loại virus chỉ có thể lây nhiễm cho các amoebas – một chi động vật nguyên sinh chỉ có 1 tế bào, mà không lây nhiễm được cho động vật hay con người.

Ông Claverie lặp lại thành công này vào năm 2015 khi tách một loại virus khác cũng chỉ lây nhiễm cho amoebas.

Trong nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tạp chí Viruses ngày 18/2 vừa qua, ông Claveire và nhóm của ông đã tách một số chủng virus cổ đại từ nhiều mẫu tầng đất đóng băng vĩnh cửu lấy từ 7 địa điểm khác nhau ở Siberia và cho thấy chúng có thể lây nhiễm cho các tế bào amoebas được nuôi cấy.

Giáo sư danh dự Birgitta Evengard tại Khoa vi sinh vật lâm sàng, Đại học Umea, Thụy Điển, cho rằng cần giám sát tốt hơn về nguy cơ từ các mầm bệnh tiềm tàng trong các tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan, tuy nhiên không nên hoang mang.

Mặc dù có 3,6 triệu người sinh sống, Bắc Cực vẫn là nơi có mật độ dân cư thấp, do đó nguy cơ con người tiếp xúc với các loại virus cổ đại là rất thấp. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ gia tăng trong bối cảnh ấm lên toàn cầu.

Năm 2022, một nhóm các nhà khoa học đăng tải nghiên cứu về các mẫu đất và trầm tích hồ lấy từ hồ Hazen, một hồ nước ngọt ở Canada nằm trong Vòng Bắc Cực.

Họ giải trình tự gene trong vật liệu gene ở trầm tích để xác định dấu vết virus và các bộ gene của vật chủ tiềm tàng là cây và động vật trong khu vực này.

Sử dụng một phân tích mô hình máy tính, các nhà khoa học cho rằng nguy cơ virus lan sang vật chủ mới cao hơn tại các địa điểm gần với nơi những lượng lớn nước băng tan chảy vào hồ, một kịch bản dễ xảy ra hơn trong bối cảnh khí hậu ấm lên.

Nhà khoa học Miner tại Phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực của NASA cho rằng hiện tại khó xảy ra khả năng con người lây nhiễm trực tiếp các mầm bệnh cổ xưa giải phóng từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu.

Tuy nhiên, Miner lo ngại về những vi sinh vật mà bà gọi là Methuselah (đặt theo tên một nhân vật trong Kinh Thánh có tuổi thọ dài nhất). Đó là các vi sinh vật có thể đưa các động lực của các hệ sinh thái cổ xưa vào Bắc Cực ngày nay với những hậu quả không lường trước được.

Theo bà Miner, sự tái xuất hiện của các vi sinh vật cổ xưa có khả năng thay đổi thành phần của đất và sự tăng trưởng của thực vật, có thể đẩy nhanh hơn tác động của biến đổi khí hậu.

Vì vậy, theo bà, cách tốt nhất là nỗ lực ngăn chặn quá trình tan băng cũng như cuộc khủng hoảng khí hậu, qua đó giữ những mối nguy hiểm này bị chôn mãi mãi trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu.

Khảo sát: Số lượng chim cánh cụt Adelie ngoài khơi Nam Cực đang giảm nhanh Khảo sát: Số lượng chim cánh cụt Adelie ngoài khơi Nam Cực đang giảm nhanh

Các nhà khoa học của Australia mới đây đã ghi nhận sự suy giảm nhanh chóng của một quần thể lớn chim cánh cụt Adelie …

Cảnh báo lớp băng bề mặt Nam Cực đang tan chảy ở mức kỷ lục Cảnh báo lớp băng bề mặt Nam Cực đang tan chảy ở mức kỷ lục

Băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,91 triệu km2 trong tuần này. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi NSIDC bắt …

Người phụ nữ Chile bơi 2,5km trên biển Nam Cực trong thời tiết 2 độ C Người phụ nữ Chile bơi 2,5km trên biển Nam Cực trong thời tiết 2 độ C

Barbara Hernandez, 37 tuổi, người Chile trở thành người đầu tiên bơi qua quãng đường 2,5km ở vùng biển Nam Cực gần như đóng băng.

El Nino mạnh hơn làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu ở Nam Cực El Nino mạnh hơn làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu ở Nam Cực

Kết quả của nghiên cứu công bố ngày 21/2 tại Australia cho thấy, các sự kiện El Nino mạnh hơn trong tương lai có thể …

Nam Cực - ‘Lục địa trắng’ đang bị tổn thương Nam Cực – ‘Lục địa trắng’ đang bị tổn thương

Nam Cực – “Lục địa trắng”, nơi mà vài thập kỷ trước con người vẫn đặt niềm tin là có thể chống lại sự tấn …





Nguồn

Cùng chủ đề

15 bệnh viện điều chỉnh giá khám, chữa bệnh đã được Bộ y tế phê duyệt

Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh tại 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Theo đánh giá của Bộ Y tế, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần chi trả...

Thế giới có hơn 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, nhiều người không được điều trị

NDO - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet cho biết, trên thế giới có 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, gần gấp đôi so với ước tính trước đây, trong đó hơn một nửa số người trên 30 tuổi mắc bệnh này không được điều trị. Nghiên cứu cho thấy, năm 2022, có khoảng 828 triệu người từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường tuýp 1...

Tăng kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà...

Đề xuất dùng ngân sách địa phương nâng cấp Cảng Hàng không Phù Cát

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chưa thể cân đối vốn để đầu tư ngay Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, Cảng Hàng không Phù Cát trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đề xuất việc sử dụng ngân sách địa phương của UBND tỉnh Bình Định. ...

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lên mức đáng lo ngại

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí đã tăng lên mức độ đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet.   ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

15 bệnh viện điều chỉnh giá khám, chữa bệnh đã được Bộ y tế phê duyệt

Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh tại 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Theo đánh giá của Bộ Y tế, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần chi trả...

Thế giới có hơn 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, nhiều người không được điều trị

NDO - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet cho biết, trên thế giới có 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, gần gấp đôi so với ước tính trước đây, trong đó hơn một nửa số người trên 30 tuổi mắc bệnh này không được điều trị. Nghiên cứu cho thấy, năm 2022, có khoảng 828 triệu người từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường tuýp 1...

Tăng kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà...

Thực hư ăn mì chính gây hại cho sức khỏe?

Ăn mì chính có hại không? Mì chính hay bột ngọt, có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG) là một loại gia vị được sử dụng phổ biến để tăng hương vị cho món ăn, mang đến cảm giác ngon miệng hơn. Mì chính thường được sử dụng ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,... Đây là một loại muối natri của axit glutamic, một axit amin tự nhiên có trong nhiều loại...

Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm

Lãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm. Tin mới y tế ngày 14/11: Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễmLãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục...

Mới nhất

Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8

Hơn 60 diễn giả hội tụ tại VSMCamp & CSMOSummit 2024, định hướng chiến lược bền vững cho cộng đồng Sales & Marketing Việt Nam. Ngày 22-23/11/2024, trường Đại học VinUni, Hà Nội hứa hẹn trở thành tâm điểm của cộng đồng Sales & Marketing khi Đại hội Sales & Marketing toàn quốc (VSMCamp) cùng Hội nghị cấp cao các...

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt...

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách “thanh lọc” Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc. Theo Reuters cập nhật ngày 14/11, "làn sóng" sa thải có thể ảnh hưởng tới vị trí Tham mưu trưởng...

Cảnh báo về tình trạng giả mạo thương hiệu VIMC trong tuyển dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tổng công ty...

Kính gửi các ứng viên và cộng đồngTrong thời gian gần đây, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc mạo danh thương hiệu VIMC để lừa đảo trong tuyển dụng, bao gồm yêu cầu ứng viên: nộp phí, đưa ra các đề bài tuyển dụng hoặc yêu cầu ứng...

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Mới nhất

200 năm kênh Vĩnh Tế