Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBàn tiến, không bàn lùi

Bàn tiến, không bàn lùi


Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được đánh giá là một bước tiến thay đổi căn bản, toàn diện việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo hướng hiện đại. Nhưng công cuộc đổi mới chưa bao giờ là dễ dàng. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018, muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thì trước hết, phải đổi mới căn bản, toàn diện tư duy.  Làm cái mới với tư duy cũ thì không thể thành công.

+ Thầy đánh giá thế nào trước quan điểm cho rằng nên giao Bộ GD-ĐT biên soạn bộ sách giáo khoa riêng  theo chương trình phổ thông mới, việc này sẽ ảnh hưởng gì đến bối cảnh xã hội hoá giáo dục như thế nào?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước khi quyết định một vấn đề thì chúng ta phải xoá tan những đám hoả mù vô tình hoặc hữu ý bao phủ lên đối tượng để thấy rõ sự thật.

doi moi giao duc phai doi moi can ban toan dien tu duy hinh 1

Có người lo rằng để doanh nghiệp làm sách, liệu có đảm bảo an ninh chính trị – tư tưởng hay không?  Lo lắng này không có cơ sở, vì sách được biên soạn theo Chương trình của Bộ GD&ĐT, có hội đồng thẩm định và được Bộ trưởng phê duyệt trước khi phát hành. Bên cạnh đó, tất cả sách, dù do tổ chức, cá nhân nào biên soạn, cũng đều phải được các nhà xuất bản duyệt mới được xuất bản và phát hành.

Có người lại lo rằng xã hội hoá thì có bảo đảm an toàn trong khâu phân phối sản phẩm không? Thực tế cho thấy, suốt 4 năm nay, chưa có đơn vị xuất bản nào không cung cấp đủ sách giáo khoa cho các trường. Cung cấp sách giáo khoa đủ cho người tiêu dùng là quyền lợi của đơn vị xuất bản sách. Cho nên, không đơn vị nào lại dại dột để người tiêu dùng không mua được sách giáo khoa.  

Lại có người cho rằng rất khó kiểm soát giá sách giáo khoa, nếu không có một bộ sách “của Nhà nước”. Nhưng lo lắng này là không thực tế vì Luật Giá vừa được Quốc hội sửa đổi đã đưa sách giáo khoa vào mặt hàng được Nhà nước định giá.

Nhiều khi để mù mờ thông tin thì rất khó trả lời được chính xác các câu hỏi, thông suốt thông tin mới có thể quyết định được nên làm gì.

Trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Giáo dục, không có điều nào quy định cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc Bộ GD&ĐT có chức năng tổ chức biên soạn sách giáo khoa.

Việc dựa vào Nghị quyết 88 để biên soạn thêm “bộ sách giáo khoa của Nhà nước” lúc này cũng trái với Nghị quyết 122 của Quốc hội, trong đó quy định rõ: “Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó”. 

Về thực tế, chúng ta không nói đến việc không đủ nhân lực làm khi cả 3 bộ sách đều đã lấy hết những chuyên gia đầu ngành. Chỉ biết rằng bây giờ, Bộ GD&ĐT làm bộ sách “của Nhà nước” thì ngân sách nhà nước sẽ thêm tốn kém, chưa kể nếu như vậy chắc chắn tất cả địa phương sẽ chọn lại sách, như vậy hàng nghìn tỷ mà các nhà xuất bản, các doanh nghiệp đã bỏ ra làm sách suốt 4 năm qua sẽ thành giấy vụn.

Đó là chưa kể những vất vả và chi phí liên quan đến một quy trình lặp lại 5 năm liền: giáo viên họp bàn để lựa chọn sách, đi tập huấn hằng năm để dạy sách mới, soạn lại toàn bộ giáo án. Còn phụ huynh học sinh sẽ “kêu trời” vì lãng phí, vì “em không học được sách của anh chị” vân vân và vân vân.

Cuối cùng, tôi xin cảnh báo là việc Bộ GD&ĐT làm một bộ sách giáo khoa “của Nhà nước” lúc này sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là đẩy lùi, thậm chí xoá bỏ xã hội hoá, trái với tất cả các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

+ Phải chăng đến nay tư duy làm giáo dục của chúng ta vẫn chưa thoát được cái bóng của suy nghĩ cũ? Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần làm gì để chương trình GDPT 2018 đạt được nhiều nhất những kỳ vọng?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chúng ta phải hiểu giáo dục và nhất quán trong đường lối, tư duy, ủng hộ những con đường mới. Nếu đẽo cày giữa đường thì việc gì cũng không thể thành công.

Viêc cần Bộ GD&ĐT làm ngay lúc này là phát huy được vai trò quản lý nhà nước để điều chỉnh những vấn đề trục trặc như việc lựa chọn sách giáo khoa ở các địa phương, việc tập huấn giáo viên, hướng dẫn dạy tích hợp, đổi mới phương án thi và việc đánh giá kết quả dạy, học nói chung; nếu không, rất khó thực hiện chương trình.

Thực tế hiện nay còn nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện được đúng tinh thần Chương trình GDPT do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất; nhiều nơi vẫn để sĩ số học sinh trong lớp quá cao, thiếu trường, đặc biệt là thiếu trường công lập ở các khu đô thị mới.

Còn nhiều việc cần quan tâm hơn là biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước. Để đổi mới giáo dục, việc chúng ta phải bàn là làm sao đào tạo thế hệ trẻ thành những ông Thánh Gióng mới, chứ không nên bàn chuyện: Liệu có ông Thánh Gióng thật không?

Tại phiên giám sát cũng về nội dung này hôm 14/8, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã đề nghị bỏ đề xuất nói trên. Theo Bộ trưởng, Nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?“, Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Bộ chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.

Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới.

PV  





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Thủ tướng: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong đào tạo

Bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu. Chiều 2-11, Thủ tướng Phạm...

Phụ huynh nghĩ gì khi giáo viên có hình xăm?

(Dân trí) - Đây là câu hỏi mà các chuyên gia giáo dục đặt ra khi đề cập đến câu chuyện xung đột văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. Hình xăm và câu chuyện xung đột văn hóa trong thời đại sốMột trong những chủ đề nổi bật tại tọa đàm đầu tiên của chuỗi sự kiện "Góp 1 tiếng nói đổi mới giáo dục" là vấn đề xung đột văn hóa trong gia đình và nhà trường,...

Nhà xuất bản Giáo dục VN tặng sách cho học sinh Lào Cai bị ảnh hưởng bão Yagi

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa trao tặng hơn 1.500 bộ sách giáo khoa cùng 50 suất quà cho học sinh hai trường học ở Lào Cai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão Yagi. Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nha-xuat-ban-giao-duc-vn-tang-sach-cho-hoc-sinh-lao-cai-bi-anh-huong-bao-yagi-post986590.vnp

Những cuộc thi độc đáo ở TP.HCM: Đi thi như đi chơi, tha hồ sáng tạo

Chơi trò chơi dân gian và viết cảm nhậnNgày 16-10, tại cuộc thi Văn hay chữ tốt do Phòng GD-ĐT quận Tân Bình (TP.HCM) tổ chức dành cho học sinh THCS, các thí sinh đã rất bất ngờ khi được yêu cầu... chơi trò chơi dân gian.Gần 100 thí sinh đã tỏa đi khắp nơi trong sân trường, trải nghiệm trò ném...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

Sẽ tổ chức công phu với quy mô chưa từng có

(CLO) Ngày 13/11, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp thống nhất chủ trương về một số hoạt động trọng tâm trong dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. ...

Bắc Ninh trưng bày tư liệu UNESCO vinh danh dân ca Quan họ

(CLO) Sau 15 năm được UNESCO ghi danh, dân ca Quan họ đã có một sức sống mới trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc. ...

10 hoạ sĩ đa tài mở triển lãm Thuỷ Sắc tại Hà Nội

(CLO) Từ ngày 30/11 đến 8/12 tại số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra sự kiện Triển lãm “ Thuỷ Sắc” của nhóm 10 hoạ sĩ tài hoa, qua đó lan tỏa tình yêu nghệ thuật đến với cộng đồng, sống và theo đuổi đam mê...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam. ...

Công an điều tra cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm cầm thước đánh bầm tím cả 2 chân học sinh lớp 6. ...

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân

Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 6 bầm tím hai chân. Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin đã làm việc với gia đình, đồng thời đề nghị cô giáo chở em học sinh...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím 2 chân, cô giáo chủ nhiệm bị đình chỉ

Nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân, sau khi va chạm với bạn trong tiết Thể dục. Hiện, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ công tác 5 ngày đối với cô giáo để làm rõ vụ việc. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Sáu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đã nắm được vụ việc cô giáo chủ...

Mới nhất

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã...

Tuyến Bến Thành – Suối Tiên sẽ vận hành thương mại tháng 12/2024

(ĐCSVN) – Theo báo cáo của Ban quản lý Đường sắt đô thị TP. HCM, tiến độ tổng thể của Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên, tính đến hết tháng 10/2024 đã đạt 98,8%. Hiện nay, đơn vị tư vấn đã hoàn thành 10/13 chứng nhận an toàn hệ thống. Các công việc dự kiến sẽ hoàn...

Khó triệt phá 100% các điểm phức tạp về ma túy

(ĐCSVN) - Theo đại biểu, mục tiêu triệt phá 100% các điểm phức tạp về ma túy và các đối tượng bán lẻ là quá cao và khó đạt được trong bối cảnh các điểm, các đối tượng ma túy ngày càng tinh vi. Chiều 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội...

Tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho hơn 1 triệu lượt người

(ĐCSVN) - "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" và Chương trình Careme năm 2024 đã tổ chức gần 2.700 hoạt động, qua đó tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 1,13 triệu lượt người (gấp 11 lần chỉ tiêu đề ra). Chiều 13/11, tại Hà Nội, Trung ương...

“Bảo mật danh tính” cùng Cuộc thi Capture-the-Flag

(ĐCSVN) - Sự kiện bao gồm Hội thảo An ninh mạng và Cuộc thi Capture-the-Flag giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ sinh thái an ninh mạng. Chủ đề năm nay, “Bảo mật Danh tính”, tập trung vào tầm quan trọng của việc bảo mật danh tính cá nhân và số trong thế giới kết nối ngày nay. ...

Mới nhất