Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBăn khoăn cách thức thu hút học sinh thành tích cao

Băn khoăn cách thức thu hút học sinh thành tích cao



Việc đưa ra những chính sách khuyến khích thu hút học sinh giỏi, học sinh thành tích cao hiện vẫn là vấn đề bàn cãi khi có sự cạnh tranh không nhỏ giữa các địa phương cũng như các cơ sở giáo dục.

Tiền tỉ thưởng học sinh đoạt giải quốc tế

Mới đây, để khen thưởng học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, UBND thành phố Hải Phòng đã công bố quyết định mức tiền thưởng lên tới 2,7 tỉ đồng. Trong đó, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng tặng bằng khen và tiền thưởng 500 triệu đồng cho em Nguyễn Sĩ Hiếu, học sinh lớp 12 chuyên Sinh, trường THPT chuyên Trần Phú, với thành tích đoạt huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế. 

Nguyễn Thành Duy (học sinh lớp 12 chuyên Lý) đoạt huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế, huy chương Đồng kỳ thi Olympic Vật lý châu Á cũng được nhận số tiền 500 triệu đồng (trong đó 400 triệu đồng cho thành tích đoạt huy chương Bạc và 100 triệu đồng cho thành tích đoạt huy chương Đồng). 

Được biết, tổng tiền thưởng của riêng thành phố Hải Phòng chi để khen thưởng cho 4 học sinh đoạt giải quốc tế và khu vực năm nay là 1,5 tỉ đồng và 1,2 tỉ đồng để khen thưởng tập thể ban giám hiệu, giáo viên giảng dạy trực tiếp, tập thể giáo viên tham gia giảng dạy cho những học sinh đoạt giải.

Trước đó, năm 2023, tỉnh Bắc Ninh cũng chi số tiền “khủng” để khen thưởng những giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh giỏi đoạt giải trong các kỳ thi khu vực và quốc tế năm học 2022 – 2023 với số tiền hơn 3,4 tỉ đồng. Trong đó, mỗi học sinh đoạt huy chương Vàng Olympic quốc tế được thưởng 500 triệu đồng.

Trong khi đó, Hà Nội, một trong những địa phương có nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, lại chưa có cơ chế đặt ra mức tiền thưởng vượt khung như các tỉnh nói trên. 

“Năm nay, Hà Nội có 2 học sinh trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam và trường THPT Chu Văn An đoạt huy chương Vàng quốc tế Hóa học và Sinh học. Đây là thành tích rất đáng tự hào khi 3 năm nay, Hà Nội mới được đổi màu huy chương. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của cả học sinh lẫn đội ngũ giáo viên hướng dẫn, kèm cặp các em. 

Để xứng đáng với công sức của thầy và trò, cũng là động lực khuyến khích các em nỗ lực hơn nữa, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố phê duyệt khung khen thưởng đặc biệt với thành tích này dù có thể không bằng mức các tỉnh bạn đã tặng thưởng cho các em đoạt thành tích tương tự”, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội Trần Thế Cương cho biết.

Cơ sở giáo dục cạnh tranh “giữ chân” học sinh giỏi

Việc “giữ chân” cũng như tạo nguồn cho các mũi nhọn thành tích trong dạy và học, các tỉnh, thành đang đưa ra các cơ chế khen thưởng lên đến tiền tỉ. Còn đối với các cơ sở giáo dục, cuộc “chạy đua” để hút nhân tài cũng không kém phần sôi động và đang có không ít phản ánh về sự không công bằng trong “cuộc đua” này.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố không được phép ưu tiên học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, khối các trường THPT chuyên trực thuộc đại học lại không phải tuân thủ quy định này và đều đặt ra khoảng 10% chỉ tiêu tuyển thẳng những học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố.

“Hàng năm, trường chúng tôi mất một lượng không nhỏ học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố vào các trường chuyên trực thuộc đại học, trong khi nhà trường lại là nơi đầu tư đào tạo suốt 4 năm THCS”, Hiệu trưởng một trường THPT chuyên tại Hà Nội chia sẻ. 

Đó là chưa kể, không ít trường THPT tư thục, trường quốc tế, trường THPT công lập tự chủ tài chính có nhiều chính sách đãi ngộ tốt, trải thảm đỏ mời học sinh giỏi.

Đây là vấn đề thực tế khiến giáo viên, học sinh, phụ huynh ở một số địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội, đã nhiều lần kiến nghị lên Bộ GD-ĐT về việc cần có cơ chế công bằng đối với học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trong kỳ tuyển sinh đầu cấp để động viên, khuyến khích các em cũng như với các cơ sở giáo dục thuộc các loại hình.

Được biết, Bộ GD-ĐT đã tiếp thu và nghiên cứu, đánh giá cụ thể, tính đến những yếu tố ghi nhận kết quả của học sinh một cách bền vững, toàn diện, giúp các em học thật, hình thành năng lực thật, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tế của môi trường giáo dục hiện nay.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/ban-khoan-cach-thuc-thu-hut-hoc-sinh-thanh-tich-cao-20240813190612837.htm

Cùng chủ đề

Đổi tên kỳ thi học sinh giỏi có khiên cưỡng?

Theo các chuyên gia, đề xuất nên đổi tên “kỳ thi học sinh giỏi” sang “kỳ thi học sinh tốt” cần phải xem xét kỹ để giữ đúng bản chất của kỳ thi. ...

Một trường tư có 6 thủ khoa, giành quá nửa số giải Nhất học sinh giỏi quận

(Dân trí) - Trong số 8 môn thi học sinh giỏi lớp 9 quận Thanh Xuân, trường tư này chiếm 6 thủ khoa và giành quá nửa số giải nhất của quận. Theo thông tin được Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội đăng tải, trường này giành 76 giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 quận Thanh Xuân năm học 2024-2025.Đáng chú ý, toàn quận có 24 giải Nhất thì trường giành...

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có...

Nữ sinh Hải Phòng với hành trình đạt giải Nhất Học sinh Giỏi Quốc gia môn Ngữ văn

Phạm Anh Thư (sinh năm 2006), người con của mảnh đất hoa phượng đỏ Hải Phòng, sở hữu một số thành tích vô cùng ấn tượng: giải Nhất Học sinh Giỏi Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024, tuyển thẳng lớp CLC K74 ngành Sư phạm Ngữ văn, Giải Nhất HSG...

Quận Hai Bà Trưng khẳng định không lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán

Sau khi hoàn thành khâu biên soạn đề thi, toàn bộ đề thi được niêm phong và chuyển về trưởng Ban ra đề thi, tiếp đó được bàn giao cho ban in sao đề thi, ban coi thi để thực hiện việc tổ chức thi. Sau khi hoàn thành khâu biên soạn đề thi, toàn bộ đề thi được niêm phong và chuyển về trưởng Ban ra đề thi, tiếp đó được bàn giao cho ban in...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời khiến giáo viên thấy phấn khởi

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, các thầy cô giáo đang chờ đợi rất nhiều ở dự án luật này, do đó, phải làm sao để luật ra đời và khiến giáo viên thấy phấn khởi, được...

Lào Cai miễn học phí cấp mầm non, phổ thông năm học 2024-2025 do thiên tai

HĐND tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết Quy định không thu học phí năm học 2024-2025 đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập theo chương trình giáo dục phổ thông trên...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Mới nhất

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình....

Mới nhất