Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamBan hành Nghị định mới quy định về đầu tư ra nước...

Ban hành Nghị định mới quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí


Nghị định 132/2024/NĐ-CP áp dụng đối với nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí, thu dọn công trình dầu khí và các hoạt động liên quan khác được thực hiện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí hoặc giấy phép.

Nghị định quy định nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án dầu khí của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.

Nghị định cũng nêu rõ, vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí, giấy phép và các thỏa thuận liên quan khác để thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc dự án và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.

Ban hành Nghị định mới quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Dự án khai thác dầu khí tại Lô 433a & 416b mỏ Bir Seba, Algeria do Công ty Liên doanh GBRS điều hành.

Một công ty điều hành có thể quản lý một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài

Theo Nghị định quy định, để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài ngắn triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí.

Trường hợp nhà đầu tư quyết định thành lập công ty điều hành nhằm mục đích thay mặt nhà đầu tư tham gia hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, công ty điều hành và nhà đầu tư sẽ được ghi tên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Công ty điều hành được sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án dầu khí.

Nhà đầu tư có thể sử dụng một công ty điều hành để quản lý, điều hành một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Chi phí đối với từng dự án dầu khí phải được phân bổ, hạch toán độc lập.

Nghị định cũng quy định rõ việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; các nguyên tắc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hồ sơ đăng ký/ thông báo khi thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan.

Huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án

Theo Nghị định, Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay, nhà đầu tư được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành thực hiện các khoản vay này.

Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài

Nghị định nêu rõ, nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí, thỏa thuận, giấy phép liên quan, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và các quốc gia có liên quan và quy định tại Nghị định này. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài là cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng dự án.

Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư.

Trường hợp việc chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài phát sinh lợi nhuận, nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.

Ổn định chính sách đối với người lao động tham gia thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài

Nghị định quy định rõ, trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư với các đối tác mà tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phụ cấp, bảo hiểm được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài trước khi chuyển cho nhà đầu tư để chi trả cho người lao động thì người lao động được đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp theo quy định của hợp đồng lao động và các thỏa thuận với nhà đầu tư (người sử dụng lao động). Nhà đầu tư được sử dụng bảng lương ngoại tệ áp dụng đối với người lao động và làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài mà các chế độ phụ cấp, bảo hiểm bắt buộc phải đóng theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được trích nộp từ chi phí sản xuất kinh doanh của mình và người lao động đóng góp từ thu nhập cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2024 và thay thế Nghị định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.

Tr.L



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/014c79bd-416c-4da9-a81d-eca66110911f

Cùng chủ đề

Sự nguy hiểm của “Rồng lửa” Ukraine trên chiến trường

"Rồng lửa" của Ukraine được trang bị thermite, một hỗn hợp làm từ bột kim loại (thường là nhôm) và oxit sắt. Thermite không nổ nhưng tạo ra nhiệt ở nhiệt độ cực cao lên đến 3.000 độ C (5.400 độ F). Nó có thể đốt...

Khối thương mại CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của...

Trong khi EU mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Một vòng ẩm thực Việt Nam qua lăng kính du khách nước ngoài

Từng có một trào lưu cực kỳ thú vị trên nền tảng mạng xã hội TikTok, đó là nhiều du khách nước ngoài quay clip cho hay sau khi xem cảnh đẹp Việt Nam đã quyết định xách ba lô đến nơi. Nhưng thứ họ dành trọn tâm huyết để khám phá, không phải cảnh đẹp, mà là… ăn từ sáng đến tối. Đến Việt Nam để… ăn? Andre, người Mỹ gốc Philippines, sở hữu trang TikTok hơn 10 triệu lượt thích,...

Sáng nay khai mạc Đại hội MTTQ VN lần thứ X

Sáng nay (17.10), tại Hà Nội, Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) VN lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (đại hội) sẽ khai mạc trọng thể. Dự kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Ngày 16.10, trong ngày làm việc thứ nhất của đại hội, các đại biểu đã nghe dự thảo Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban T.Ư, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực Ủy ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VNPAY và Bảo hiểm Agribank hợp tác chiến lược, thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm

Hợp tác giữa VNPAY và Bảo hiểm Agribank không chỉ mang lại các giải pháp bảo hiểm số tiện ích, thông minh cho khách hàng mà còn đóng vai trò tiên phong trong việc định hình và phát triển thị trường bảo hiểm số tại Việt Nam,  Chiều ngày 14/10, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) và Công ty cổ phần Bảo hiểm Agribank (Bảo hiểm Agribank) vừa chính thức ký...

Cách Masan thu hút 5 tỷ USD từ các nhà đầu tư

16/10/2024 “Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Masan tự hào là các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài”- ông Michael Hung Nguyen, Phó Tổng giám đốc Masan Group cho biết. Trong cuộc phỏng vấn gần đây, ông Michael Hung Nguyen, Phó Tổng giám đốc Masan Group đã có những chia sẻ...

Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp | 16/10/2024 ...

Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN

  Ngày 25/9 tại thủ đô Vientiane, với cương vị là nước Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2024, Lào đã chủ trì Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM), chủ đề chung năm 2024 “ASEAN: Tăng cường kết nối và tự cường”. Sự kiện với sự tham dự của 10 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và Timor Leste. Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do...

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững Luật Điện lực năm 2004 đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát...

Bài đọc nhiều

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 13/10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết “Chống lãng phí”. Bài báo đã được sự quan tâm của đồng bào cả nước. Có nhiều ý kiến đã phân tích, làm sáng rõ những tư tưởng, quan điểm của tác giả và đặc biệt là nhấn mạnh những giải pháp thực hiện. Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa đã là như vậy....

Petrovietnam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách cả năm 2024

Dù bối cảnh sản xuất, kinh doanh (SXKD) có nhiều thách thức, song với nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản trị, 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và 115,2 nghìn tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, vượt kế hoạch năm, đồng thời tiết giảm chi phí 2.117 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn Nâng cao hiệu quả...

Tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư vào các dự án điện LNG và điện gió ngoài khơi

Vốn đầu tư: Vấn đề cốt yếu PV: Thưa ông, hiện nay, hầu hết các dự án nguồn điện mới đều gặp khó khăn trong triển khai, đặc biệt là về thu hút vốn, ông có thể cho biết tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư vào các dự án phát triển nguồn điện? Ông Phan Xuân Dương trao đổi với phóng viên PetroTimes Ông Phan Xuân Dương: Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời...

Nhiệt điện khí trong bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện Việt Nam

Điện khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện của Việt Nam. Chuỗi dự án điện sử dụng nguồn khí trong nước còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và là động lực phát triển của nhiều vùng miền. 1. Đặc thù an ninh năng lượng Việt Nam An ninh năng lượng, nói một cách đơn giản, là khả năng tiếp cận năng lượng một cách...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Ngày 15/10, đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Đường 9; thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tham dự cùng đoàn có đồng chí Lê Mạnh Hùng –...

Cùng chuyên mục

[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Sáng ngày 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, làm việc và trao quà động viên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Tham dự cùng đoàn có đồng chí Lê Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm...

Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp | 16/10/2024 ...

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững Luật Điện lực năm 2004 đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Ngày 15/10, đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Đường 9; thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tham dự cùng đoàn có đồng chí Lê Mạnh Hùng –...

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) | 16/10/2024 Lượt xem: ...

Mới nhất

Có thể điều chỉnh về vùng 1.260 điểm

Nhận định đầu tư Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN): Thị trường có thể sẽ còn biến động hẹp trong phiên 17/10. Đồng thời, tâm...

Lữ đoàn Ukraine rút lui khỏi Kursk; Ukraine tung chiêu sốc để tuyển quân

Ukraine “vỡ trận” ở Kursk, lữ đoàn 41 tháo lui Theo Kienthucnet, trong cuộc họp khẩn cấp giữa Văn phòng Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, do Tổng thống Zelensky và Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Syrsky, tổ chức, đã nổ...

Đồng USD tăng giá nhờ triển vọng của FED

Tỷ giá USD hôm nay 17/10/2024 Tỷ giá USD hôm nay 17/10/2024, đồng USD tăng giá nhờ nhiều yếu tố như triển vọng của Fed, khả năng Trump thắng cử; lạm phát đè nặng lên bảng Anh. Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, Ngân hàng nhà nước...

Cựu chủ tịch và TGĐ của TTC Agris (SBT) ứng cử làm Thành viên HĐQT

CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa - TTC AgriS (Mã: SBT) vừa công bố thông tin về ứng viên tham gia HĐQT trong ĐHĐCĐ thường niêm sắp tổ chức...

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích để hàng không cải thiện?

VOV.VN - Với sự góp mặt của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ngành hàng không có thể phát huy tối đa lợi thế của mình khi tập trung khai thác chặng dài. Không những thế, đường sắt tốc độ cao có thể trở thành cú hích để ngành hàng không tập trung cải thiện dịch vụ,...

Mới nhất