Phát biểu khai mạc, TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật nêu rõ: Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL giai đoạn 2022-2027” (Đề án 407) đặt ra 8 nhóm giải pháp quan trọng liên quan đến nhiều chủ thể, lực lượng khác nhau trong xã hội.
Qua 01 năm triển khai Đề án, Bộ Tư pháp với trách nhiệm là cơ quan chủ trì thực hiện đã gặt hái được những thành công nhất định trong công tác này, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Do vậy, Hội thảo mong muốn được lắng nghe các ý kiến đóng góp, trao đổi cởi mở của các lực lượng khác nhau trong xã hội để tiếp tục nâng cao hiệu quả truyền thống chính sách nói chung, việc huy động nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này nói riêng.
Được biết, qua 01 năm triển khai Đề án 407 cho thấy nhiều Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo, chủ động phối hợp cơ quan thông tin, báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức hoạt động truyền thông dự thảo chính sách với hình thức khá đa dạng cũng như huy động nguồn lực tham gia, bước đầu đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên công tác này còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Để tăng cường huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách, tập trung vào sự cần thiết, những tác động, ảnh hưởng của công tác này đến đời sống xã hội, mỗi cá nhân, nhất là đối tượng thụ hưởng trực tiếp.
Mặt khác, cần xác định những kênh huy động nguồn lực xã hội chính, đồng thời xác định cơ quan, tổ chức mà cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL cần chú trọng phối hợp trong quá trình truyền thông dự thảo chính sách. Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL, các cơ quan thông tin, báo chí trong tổ chức truyền thông dự thảo chính sách để bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định pháp luật…
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, nguồn lực xã hội hiện nay gồm có nguồn lực về con người, nguồn lực về tài chính, nguồn lực từ cá nhân, tổ chức quốc tế và trong nước. Để huy động hiệu quả các nguồn lực này, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về truyền thông chính sách, phát huy vai trò Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; lựa chọn nguồn huy động phù hợp với mỗi chính sách; nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành; xác định và đề cao vai trò cơ quan chủ trì soạn thảo….
Nguồn
Bình luận (0)