Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBạn đọc hỏi sau lũ hay gặp những bệnh truyền nhiễm nào,...

Bạn đọc hỏi sau lũ hay gặp những bệnh truyền nhiễm nào, cách trách?


Bạn đọc hỏi sau lũ hay gặp những bệnh truyền nhiễm nào, cách trách? - Ảnh 1.

Có nguồn nước sạch là yếu tố vô cùng quan trọng sau lũ lụt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật – Ảnh: Tư liệu TTO

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh: Khi bão lũ xảy ra gây ô nhiễm về môi trường làm vi rút, vi khuẩn phát sinh, phát triển khiến bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Sau bài viết: Sau bão lũ có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, người dân phòng tránh như thế nào? nhiều bạn đọc tiếp tục mong muốn có thêm nhiều gợi ý để chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn.

Bạn đọc tài khoản Thu Thuy góp ý: “Chính quyền, ngành y tế địa phương cần lưu ý vấn đề dịch bệnh sau bão lũ cho dân. Nếu không nhân dân còn tiếp tục thiệt hại nhiều nữa. Thiệt hại về sức khỏe vẫn là thiệt hại đáng lo nhất”.

Nhằm góp thêm góc nhìn, dưới đây là chia sẻ của ThS Phạm Thanh Bình – Bệnh viện Quân y 175 về các vấn đề như bệnh truyền nhiễm có thể do lũ lụt gây ra và một số lời khuyên sức khỏe sau khi người dân trở về nhà.

Nguy cơ bệnh truyền nhiễm, cách phòng

Lũ lụt làm gia tăng nguy cơ bùng phát nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Nguy cơ lớn nhất đến từ các vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước bị ô nhiễm, thường gặp như tiêu chảy, bệnh tả, bệnh lỵ, thương hàn.

Sau lũ, môi trường sống bị tàn phá cũng làm vi sinh vật sinh sôi nhanh chóng, dễ gây ra bệnh đường ruột và lây truyền qua tiếp xúc, thực phẩm thường ngày.

Việc tiêu thụ đồ sống và thực phẩm lạnh tiện lợi, lại càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, phòng chống các bệnh đường ruột trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống dịch sau thiên tai.

Do đó, người dân không nên ăn thực phẩm sống, nguội, lạnh và không uống nước chưa qua xử lý hoặc kiểm tra.

Bác sĩ cũng lưu ý nước từ giếng, suối, dù trong và sạch cũng không nên uống trực tiếp vì có thể chứa vi khuẩn. Nước uống chỉ nên được sử dụng sau khi qua kiểm nghiệm và khử trùng an toàn.

Thực phẩm cần được nấu chín kỹ và bảo quản ở nơi sạch sẽ. Tránh ăn thực phẩm sống, tái hoặc không rõ nguồn gốc, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm ô nhiễm.

Để hạn chế nguy cơ bùng phát dịch, cần tập trung theo dõi và giám sát chặt chẽ những triệu chứng liên quan đến bệnh đường ruột, bao gồm: Sốt, tiêu chảy, nôn mửa, vàng da, viêm kết mạc.

Các cơ sở y tế cần tái hoạt động sớm nhất có thể để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân, đồng thời nhanh chóng phát hiện và xử lý các ổ dịch nghi ngờ.

Khôi phục hệ thống nước sạch, vệ sinh nhà cửa

Nước sạch là yếu tố vô cùng quan trọng sau lũ lụt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật. Khôi phục hệ thống cấp nước sạch và xử lý ô nhiễm cần được ưu tiên để đảm bảo nguồn nước an toàn cho người dân.

Lũ lụt đã làm hư hỏng nhiều hệ thống giếng nước tự cung ở các vùng núi, làm nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cơ quan chức năng tiến hành sửa chữa, khử trùng các giếng nước và kiểm tra độ an toàn trước khi cho phép sử dụng.

Tuy nhiên, quá trình khắc phục này sẽ cần thời gian, vì vậy người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng tạm thời cần được cung cấp nước sạch từ các nguồn nước đóng chai và trạm cấp nước di động.

Khi người dân trở về nhà sau khi lũ rút, việc vệ sinh và khử trùng môi trường sống là rất quan trọng. Cần mở cửa thông gió, loại bỏ bùn đất, nước đọng, rác thải và tiến hành khử trùng các khu vực bị ô nhiễm.

Thực phẩm trong tủ lạnh bị hư hỏng do mất điện lâu ngày và các loại rau quả ngâm nước nên được loại bỏ ngay để tránh ngộ độc.

Trong quá trình dọn dẹp, người dân cần đeo găng tay, thực hiện các biện pháp bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Không nên ăn thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ và luôn rửa tay trước khi ăn.

Lời khuyên từ bác sĩ

Người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng bão lũ cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình. Nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban và các triệu chứng khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hãy thông báo chi tiết cho bác sĩ lịch sử tiếp xúc, chế độ ăn uống để giúp bác sĩ xác định nguy cơ bệnh truyền nhiễm.

Trong giai đoạn sau lũ, cơ thể người dân dễ bị suy giảm miễn dịch do điều kiện sống ảnh hưởng, môi trường ẩm thấp, và thói quen vệ sinh khó duy trì.

Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, tuân thủ lịch trình sinh hoạt hợp lý và đảm bảo sức khỏe là rất cần thiết. Người dân cần có sự cảnh giác cao độ và tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan y tế để vượt qua giai đoạn khó khăn này và tái thiết cuộc sống sau thiên tai.

Với tinh thần hợp tác và ý thức bảo vệ sức khỏe, mong mọi người sẽ sớm ổn định cuộc sống, chúng ta hãy cùng nhau vượt qua khó khăn!



Nguồn: https://tuoitre.vn/ban-doc-hoi-sau-lu-hay-gap-nhung-benh-truyen-nhiem-nao-cach-trach-20240913092849006.htm

Cùng chủ đề

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Những điều cần biết để phòng tránh bệnh da liễu sau mưa lũ

- Các bệnh viêm da tiếp xúc. Bởi nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình như chất thải, các kim loại nặng, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu.Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực...

Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi

TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởiĐã có 19.821 trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm vắc-xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện phải tiêm theo kế hoạch chủ động ứng phó dịch bệnh sởi trên địa bàn TP.HCM. Mới đây, UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch số 4959/KH-UBND về Chủ động...

Triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Theo đó, nhằm đảm bảo phòng, chống, ứng phó hiệu quả dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ, ngập lụt, Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát, bổ sung, chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch bệnh trong các tình huống thiên tai. Các địa phương rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ, nhất là vùng ngập...

Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ

Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,... Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023. Sau mưa lũ,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch, sau khi bị 30 hãng kiểm toán né vì sợ

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu, cả 30 hãng kiểm toán đều không muốn dính dángSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA) từ diện hạn chế sang diện đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân vì doanh nghiệp tiếp...

Cô giáo Hoàng Minh Diệp nói gì khi được cộng đồng mạng phong là ‘hoa hậu’?

Ngày thứ 6 sau khi nước rút, cô Diệp cùng các thầy cô tại Trường tiểu học và THCS Minh Chuẩn đang tất bật dọn dẹp nốt để chuẩn bị đón các bạn học sinh quay trở lại trường.Ở khối mầm non, nhiều đồ chơi của các bạn nhỏ bị ngập trong bùn đất, những gì còn sử dụng được các cô...

Bấm huyệt ở tay có thể cầm tiêu chảy, lạ không?

- Lá chè: Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.- Măng cụt: Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống.- Sả và gừng: Lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ...

2 bước làm sạch nước sau lũ

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước bằng hai bước.Bước 1: Làm trong nướcCó nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Bộ Y tế cho biết,...

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

4 cách giúp giảm đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là gì?Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất, do là áp lực liên tục gây căng cứng quanh trán hoặc sau đầu và cổ, cảm giác như có một dải băng chặt đang bóp chặt đầu. Đau đầu do căng thẳng thường có cường độ từ nhẹ đến trung bình và có thể trở thành mãn tính.Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng- Cơn đau âm ỉ,...

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh phấn đấu cơ bản hoàn thành tiêm vaccine sởi trong tháng 9

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) được khám sức khỏe...

Những lưu ý quan trọng

Trả lời: Trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là bệnh da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển...

Bác sĩ dinh dưỡng chia sẻ 6 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu tốt nhất cho cả gia đình bạn

Một mùa trung thu nữa lại về bánh trung thu đang ngập tràn trên khắp thị trường. Bánh trung thu không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi dịp trung thu về. Để có...

Cách sử dụng hành tây để ngừa táo bón

Táo bón là gì?Táo bón là tình trạng phân khô cứng, khiến khó và đau khi đi đại tiện, phải rặn mạnh phân mới có thể thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.Táo bón thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn khi thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị táo bón hoặc bị...

Bấm huyệt ở tay có thể cầm tiêu chảy, lạ không?

- Lá chè: Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.- Măng cụt: Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống.- Sả và gừng: Lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ...

Mới nhất

Khe cửa hẹp cho phân khúc biệt thự, nhà phố phía Nam

Chỉ 10% nguồn cung biệt thự, nhà phố có giá dưới 10 tỷ đồngMới đây, Công ty CP DKRA (DKRA Group, tập đoàn dịch vụ bất...

Đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với 9 ngày liên tục

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025.  Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng Chính...

Lồng đèn truyền thống vẫn được ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu

Một tín hiệu đáng mừng là những năm gần đây, các sản phẩm đồ chơi truyền thống làm bằng tre, giấy kính... được nhiều người tìm về sử dụng nhiều hơn. Vì vậy mà dù phải làm việc gấp đôi ngày thường, các nghệ nhân vẫn rất phấn khởi khi nét đẹp văn hoá truyền thống được giới trẻ...

UBCKNN nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu của NCB

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng...

Mới nhất