Trang chủSự kiệnBàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0

(Dân trí) – Tình hình địa chính trị thế giới được cho là sẽ có những thay đổi đáng kể sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhận nhiệm sở vào đầu năm sau.
 
Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 đánh dấu sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump sau 4 năm. Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Trump hứa sẽ giải quyết một loạt vấn đề trong nước, bao gồm cả vấn đề nhập cư và lạm phát. Ông cũng phát tín hiệu quay trở lại chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết”.

Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cản ông Trump đưa ra những tuyên bố về việc có thể chấm dứt cuộc chiến Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức, mang lại hòa bình cho Trung Đông.

Mặc dù có thể có một khoảng cách nhất định giữa tuyên bố và hành động mà ông thực sự làm, nhưng các chuyên gia cảnh báo về cơ bản ông Trump nói là làm.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với vô số thách thức, từ biến đổi khí hậu đến các cuộc chiến ở Ukraine, Gaza và Li Băng, hướng đi của ông Trump trong chính sách đối ngoại sẽ có tác động sâu rộng. Vậy chính quyền Trump phiên bản 2.0 sẽ có ý nghĩa gì đối với chính sách đối ngoại của Mỹ?

Xung đột Nga – Ukraine

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0 - 1
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ở Tháp Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Getty).

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông sẽ giải quyết cuộc chiến giữa Ukraine và Nga trong vòng 24 giờ sau khi trở lại nhiệm sở. “Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ giải quyết cuộc chiến đó trong một ngày”, ông tuyên bố năm ngoái.

Khi được hỏi liệu ông sẽ thực hiện điều đó như thế nào, ông Trump đưa ra rất ít chi tiết, nhưng cho biết ông có kế hoạch gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. “Cả hai đều có điểm yếu và điểm mạnh, và trong vòng 24 giờ cuộc chiến sẽ được giải quyết. Sẽ kết thúc nhanh thôi”, ông nói.

Một nguồn tin của Washington Post hồi tháng 4 cho biết, ông Trump tin cả Nga và Ukraine đều muốn giữ thể diện và muốn tìm kiếm một lối thoát cho cuộc chiến tiêu hao đã làm tổn thất nguồn lực cực lớn của hai bên.

Với những rủi ro chính trị xung quanh vấn đề Nga-Ukraine, việc Ukraine thất bại trước Nga sẽ bị coi là một thất bại với Mỹ và ông Trump ở cả trong và ngoài nước. Điều này khiến ông Trump phải thận trọng khi định hình chính sách trong giải quyết xung đột. 

Hiện có rất ít thông tin chi tiết và chính thức, nhưng nhiều báo cáo trong năm qua đã đưa ra một số manh mối về kế hoạch chấm dứt của ông.

Đầu năm nay, ông Keith Kellogg và ông Fred Fleitz, hai cố vấn chủ chốt của ông Trump đã đề xuất một kế hoạch chi tiết để giải quyết xung đột Nga – Ukraine bao gồm việc ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine đến khi Kiev đồng ý đàm phán hòa bình với Nga.

Một ý tưởng khác được đề xuất với ông Trump là yêu cầu Kiev đảm bảo không tham gia NATO trong ít nhất 20 năm. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ vũ khí cho Ukraine để phòng thủ trong tương lai. Theo kế hoạch đó, tiền tuyến về cơ bản sẽ đóng băng tại chỗ và cả hai bên sẽ đồng ý một khu phi quân sự dài hơn 1.000km.

Financial Times tháng trước trích dẫn các nguồn tin thân cận với nhóm của ông Trump cho biết, ông đang cân nhắc về kế hoạch đóng băng cuộc chiến ở Ukraine. Theo bài báo, Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance đã vạch ra ý tưởng đóng băng xung đột Nga – Ukraine bằng cách thành lập các khu tự trị ở cả hai bên của khu phi quân sự. Ông đề nghị đóng băng cuộc chiến tại chỗ, nghĩa là Nga được giữ khoảng 20% lãnh thổ đã kiểm soát ở Ukraine và buộc Ukraine tạm thời hoãn tham vọng gia nhập NATO.

Maksym Skrypchenko, Chủ tịch Trung tâm đối thoại xuyên Đại Tây Dương, nhận định ông Trump có thể gây sức ép với Ukraine bằng các cam kết viện trợ, và với Nga bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn hoặc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Không rõ ông Trump sẽ theo đuổi chiến lược nào nhưng ông chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp một cuộc đàm phán nhanh chóng và thành công để chấm dứt xung đột. Tình hình trên thực địa ở Nga và Ukraine, việc Nga đang thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên, Iran và Trung Quốc cũng sẽ định hình các quyết định của ông.

Hơn nữa, sẽ là một thảm họa đối ngoại với chính quyền ông Trump nếu Ukraine phải ký vào một thỏa thuận bất cân xứng, điều này có thể gây ra phản ứng tiêu cực hơn cả so với cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan của Tổng thống Joe Biden.

Chảo lửa Trung Đông

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0 - 2
Một biểu ngữ chúc mừng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại Israel (Ảnh: Reuters).

Cũng như với Ukraine, ông Trump đã hứa sẽ mang lại hòa bình cho Trung Đông, song không nói rõ sẽ thực hiện như thế nào. Hầu hết các nhà quan sát ít nhất đều đồng ý rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ khó đoán trước.

Tuy nhiên, về cơ bản, cách tiếp cận của ông Trump đối với Trung Đông gắn chặt với sự ủng hộ mạnh mẽ cho Israel và Ả Rập Xê Út, cùng với đó là lập trường đối đầu với Iran. 

Ông Trump có thể sẽ “bật đèn xanh” cho Israel giải quyết xung đột theo cách nào mà họ thấy phù hợp. Trong cuộc trò chuyện riêng vào tháng 7 với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông đã kêu gọi Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza và nhấn mạnh rằng điều này phải được thực hiện trước khi ông nhậm chức.

Ngoài những lời thúc giục Thủ tướng Israel, không rõ ông Trump sẽ xoay xở thế nào khi vừa ủng hộ mạnh mẽ Israel trong khi vẫn cố gắng chấm dứt xung đột. Người Palestine lo ngại ông Trump sẽ cho phép Israel sáp nhập một số phần của Bờ Tây, điều này sẽ đánh dấu sự kết thúc của giải pháp hai nhà nước. 

Ở nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã cân nhắc kế hoạch ủng hộ Israel sáp nhập một phần Bờ Tây, song vẫn tính đến giải pháp thành lập một nhà nước Palestine độc lập, điều mà ông Netanyahu kịch liệt phản đối.

Ông Trump cuối cùng đã gác lại kế hoạch này vào năm 2020 như một phần của cái gọi là Hiệp định Abraham, dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh.

Với Iran, nhìn chung, có khả năng ông Trump sẽ cố gắng quay lại chính sách trước đây, áp dụng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn.

Vào tháng 9, ông đã ra tín hiệu sẵn sàng đàm phán với Tehran để đạt được một thỏa thuận mới nhằm đảm bảo Iran không phát triển vũ khí hạt nhân. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei liên tục từ chối lời kêu gọi đàm phán trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên, Iran hiện đang ở trong tình trạng kinh tế khó khăn hơn và cũng dễ bị tổn thương hơn sau khi Israel làm suy yếu các lực lượng ủy nhiệm của Tehran ở khu vực.

Mặc dù vậy, nếu ông Trump một lần nữa theo đuổi chiến lược “gây sức ép tối đa” như nhiệm kỳ trước, điều này sẽ làm tăng nguy cơ xung đột trong khu vực.

Ngoài ra, việc tuyên bố mong muốn kết thúc xung đột tại Gaza khiến ông Trump có khả năng sử dụng mối quan hệ chặt chẽ của mình với Ả Rập Xê Út để thúc đẩy một thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và các nước Hồi giáo. Dù vậy, người Ả Rập Xê Út vẫn nhấn mạnh điều này sẽ không xảy ra cho đến khi vấn đề về nhà nước Palestine được giải quyết.

Trung Quốc chuẩn bị cho nhiệm kỳ khó đoán của ông Trump

Trong khi Ukraine và Trung Đông là hai điểm nóng có thể chứng kiến sự thay đổi trong chính sách của Mỹ thời gian tới, chính sách của Mỹ với Trung Quốc ở nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump được cho là sẽ không có quá nhiều thay đổi.

Với việc quan hệ với Trung Quốc là thách thức đối ngoại chiến lược, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tiếp nối nhiều chính sách từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Do vậy, khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump được tin là sẽ tiếp tục củng cố những chính sách đó. Mặc dù vậy với phong cách khó đoán của ông Trump, không điều gì là chắc chắn.

Đội ngũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như cũng đã chuẩn bị tinh thần cho chiến thắng của ông Trump trong nhiều tháng khi họ theo dõi cuộc đua vào Nhà Trắng với tâm trạng lo lắng.

Với những người có cuộc sống hoặc công việc gắn bó hơn với Mỹ, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump dường như đáng lưu ý hơn rất nhiều.

Cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump có thể sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc trong các vấn đề như Đài Loan. Tuy nhiên, sự khó đoán của ông đến nay vẫn khiến giới chức Trung Quốc bất an. Một số quan chức lo ngại về khả năng gián đoạn hoặc thậm chí dừng hoàn toàn các cuộc đàm phán Mỹ – Trung vừa được nối lại và hậu quả của nó đối với hai bên cũng như cả thế giới.

Những tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của ông Trump về thuế quan và vấn đề nhập cư khiến các nhà xuất khẩu cũng như du học sinh Trung Quốc lo ngại.

Trong nhiều năm, Mỹ và Trung Quốc bị mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh địa chính trị với tư cách là hai siêu cường lớn nhất thế giới. Hai nước đã xung đột về một loạt vấn đề, bao gồm thương mại, Đài Loan và tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tổ chức nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho biết cách tiếp cận của ông Trump với Trung Quốc chủ yếu về thương mại, do ông đặt mối quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc lên trên các vấn đề khác.

Năm 2018, Washington đã phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh khi chính quyền Tổng thống Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá hơn 250 tỷ USD. Điều đó đã thúc đẩy các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.

Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu, nhưng riêng với hàng hóa Trung Quốc, mức thuế có thể lên tới 60%.

Joshua Kurlantzick, một thành viên cấp cao về Đông Nam Á và Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận định ông Trump đã cho thấy lập trường “quyết đoán hơn” với Bắc Kinh trong chiến dịch tranh cử lần này. “Chúng ta thực sự không biết điều gì sẽ xảy ra bây giờ”, ông Kurlantzick nói.

Về khía cạnh an ninh, cách tiếp cận của ông Trump được cho là sẽ khác với người tiền nhiệm trong việc xây dựng quan hệ đối tác an ninh mạnh mẽ hơn của Mỹ với các nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Với Đài Loan, ông Trump cũng nêu quan điểm, chính quyền hòn đảo nên chi trả để được Mỹ bảo vệ.

Trung Quốc coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và là “lằn ranh đỏ” trong mối quan hệ với Mỹ. Tuy không có quan hệ chính thức, nhưng Mỹ vẫn bán vũ khí, trang thiết bị cho Đài Loan bất chấp chỉ trích của Bắc Kinh.

Điểm nóng bán đảo Triều Tiên

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0 - 3
Một cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn Quốc hồi tháng 9 (Ảnh: USNI).

Với khu vực bán đảo Triều Tiên, câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống đắc cử Trump quyết định giảm số lượng quân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc hay yêu cầu đồng minh này phải trả thêm tiền để đảm bảo an ninh.

Mỹ hiện có khoảng 28.500 quân đồn trú ở Hàn Quốc. Ông Trump từng công khai cảnh báo sẽ cân nhắc giảm quy mô lực lượng này.

Trả lời phỏng vấn Bloomberg tháng trước, ông Trump cho biết nếu ông phục vụ nhiệm kỳ thứ hai, Mỹ sẽ buộc Hàn Quốc trả 10 tỷ USD cho lực lượng đồn trú.

Hàn Quốc hiện trả hơn 1 tỷ USD mỗi năm để lực lượng quân sự Mỹ hiện diện trên lãnh thổ. Con số này dự kiến tăng lên xấp xỉ 1,3 tỷ USD vào năm 2026.

Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên đóng vai trò là đối trọng với các lực lượng quân sự của Triều Tiên và Trung Quốc. Mỹ và Hàn Quốc định kỳ tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung. Một câu hỏi đặt ra là sự trở lại của ông Trump có làm giảm quy mô và tần suất các cuộc tập trận đó hay không.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã ký thỏa thuận hợp tác an ninh mới với Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, số phận của thỏa thuận này trở nên khó đoán định khi ông Trump trở lại Nhà Trắng.

Với Triều Tiên, ông Trump được cho là sẽ thúc đẩy một hội nghị thượng đỉnh nữa với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau 3 hội nghị ở nhiệm kỳ đầu tiên.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, hiện giờ, Bình Nhưỡng có ít lý do để đàm phán với Washington hơn trong bối cảnh Triều Tiên thúc đẩy quan hệ với Nga.

Các đồng minh châu Âu

Các liên minh của Mỹ có thể sẽ rơi vào căng thẳng, rạn nứt mới nếu ông Donald Trump tăng thuế thương mại đối với các đồng minh châu Âu, như ông đã nói trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Ông thường xuyên phàn nàn rằng các quốc gia như Đức, nơi có thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ, đang tận dụng sự bảo vệ quân sự từ Mỹ.

Ông Trump hy vọng các nước thành viên NATO sẽ đạt hoặc vượt mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP, điều mà ông liên tục kêu gọi thậm chí từ nhiệm kỳ đầu tiên.

Ông Jeremy Shapiro, Giám đốc chương trình Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho biết: “Tôi nghĩ ông Trump không có ý định phá vỡ các liên minh, nhưng ông ấy cũng không thực sự quan tâm đến chúng”.

Chuẩn bị cho một mối quan hệ mới với Mỹ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu: “Ông Donald Trump đã được bầu bởi người dân Mỹ, và ông ấy sẽ bảo vệ lợi ích của Mỹ, đó là một điều hợp pháp và tốt. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có sẵn sàng bảo vệ lợi ích của người châu Âu hay không. Đây là câu hỏi duy nhất”.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, chính phủ của ông Trump ban đầu phải vật lộn để thuyết phục người châu Âu thay thế thiết bị từ các nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc như Huawei, vì lo ngại khả năng gián điệp của họ. Cuộc chiến thương mại của ông chống lại châu Âu khiến một số nhà lãnh đạo e dè trong việc hợp tác với Washington.

Nếu chính quyền mới của ông Trump nhượng bộ với Nga, các chính phủ châu Âu sẽ cảm thấy an ninh của họ bị đe dọa. Từ đó, các đồng minh của Mỹ có thể tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc, ngay cả khi điều này có nguy cơ phá vỡ mối quan hệ của họ với Washington.

Các nhà phân tích hy vọng ông Trump sẽ suy nghĩ lại về sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu theo hướng rộng rãi hơn.

Bà Victoria Coates, cựu quan chức cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia của ông Trump, tin rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông sẽ chấm dứt kỷ nguyên mà Mỹ được coi là người bảo đảm an ninh cho phương Tây.

Châu Phi và Mỹ Latinh

Nhiều chuyên gia tin rằng chính sách đối ngoại của ông Trump sẽ ưu tiên các mối quan hệ thương mại. Với châu Phi, trọng tâm của Trump có thể bị giới hạn ở việc châu Phi phù hợp như thế nào với các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của ông, đặc biệt là liên quan đến sự cạnh tranh với Trung Quốc.

Việc ông Trump trở lại nắm quyền đặt tương lai của Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA) vào tình trạng nguy hiểm khi thỏa thuận sẽ hết hạn vào năm sau.

Ông Trump không ưu tiên thỏa thuận đa phương, vì vậy các chuyên gia lo ngại ông có thể coi AGOA là đòn bẩy để đàm phán các thỏa thuận song phương có lợi hơn, gây rủi ro cho khuôn khổ hiện có.

Hơn nữa, sự hoài nghi về khí hậu của ông Trump cũng đặt ra một mối quan tâm lớn cho lục địa này. Việc Mỹ rút khỏi các thỏa thuận khí hậu sẽ khuếch đại tính dễ bị tổn thương về khí hậu của châu Phi

Trong khi đó, Mỹ Latinh có thể là trung tâm trong nhiệm kỳ của ông Trump bởi nơi đây tồn tại những vấn đề lớn liên quan đến chính sách của ông như nhập cư và ma túy.

Ba trụ cột của quan hệ Mỹ – Mỹ Latinh đang treo lơ lửng  gồm: di cư, năng lượng và thương mại. Cách tiếp cận của ông Trump đối với ngoại giao có thể định hình lại động lực khu vực theo những cách bất ngờ. Ông thường ưu tiên các mối quan hệ và ý thức hệ cá nhân hơn, cùng với đó là sử dụng thuế quan thương mại để có được sự nhượng bộ kinh tế và chính trị.

Mexico có thể sẽ chịu gánh nặng trong 4 năm tới bởi vì xuất khẩu của nước này có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mà ông Trump đã tuyên bố.

Cam kết của ông Trump về việc trục xuất hàng triệu người di cư không có giấy tờ, nếu được ban hành, cũng sẽ ảnh hưởng khắp khu vực, nơi nhiều quốc gia phụ thuộc vào kiều hối từ Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.

Theo Al Jazeera, BBC, Reuters

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/ban-co-dia-chinh-tri-the-gioi-thoi-trump-20-20241113165550643.htm

Cùng chủ đề

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. ...

Ông Biden và bà Harris cảm ơn về 2 tỉ USD tài trợ tranh cử tổng thống

Trong lần xuất hiện chung hiếm hoi sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Biden và bà Harris cảm ơn các nhà tài trợ, người ủng hộ và kêu gọi mọi người tiếp tục giữ vững niềm tin. ...

Ông Trump bổ nhiệm CEO Truth Social làm người đứng đầu ban tình báo

(CLO) Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy đã bổ nhiệm CEO Devin Nunes của mạng xã hội Truth Social làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn tình báo của Tổng thống. ...

Giá vàng lao dốc vì sức mạnh Mỹ, ưu tiên của Nga: SJC, nhẫn trơn giảm tới đâu?

Giá vàng thế giới lao dốc vài phiên gần đây trong bối cảnh thế giới thay đổi trước thời điểm ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Sự thay đổi ưu tiên của Nga và sức mạnh của nước Mỹ có thể tiếp tục kìm hãm đà tăng của kim loại quý. Nga dịch chuyển ưu tiên - yếu tố mới tác động đến vàng Cục diện Trung Đông thay đổi nhanh chóng. Khu vực này bước vào một giai đoạn...

Ẩn số tỷ giá USD/VND dưới thời Trump 2.0

Chính sách tiền tệ của Mỹ là một trong các ẩn số lớn, tác động lên tỷ giá USD/VND. Chính sách tiền tệ của Mỹ là một trong các ẩn số lớn, tác động lên tỷ giá USD/VND. Dấu hỏi chính sách tiền tệ Mỹ Chia sẻ trong phiên thảo luận Giải mã biến số tại Hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số -...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thay đổi điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong năm 2025

(Dân trí) - Khi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực, điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh của người tham gia BHYT 5 năm liên tục cũng có sự điều chỉnh. Trước ngày 1/7/2025Trong năm 2025, các quy định về BHYT sẽ được áp dụng trong 2 giai đoạn khác nhau.Giai đoạn trước ngày 1/7/2025 sẽ áp dụng theo Luật BHYT hiện hành, tức là Luật BHXH năm 2008, được sửa đổi vào...

Sức hút của những tòa tháp The Symphony kiêu hãnh giữa lòng đô thị biển Đà Nẵng

(Dân trí) - Nằm trong quần thể đẳng cấp Sun Symphony Residence, các tòa tháp The Symphony vươn mình bên sông Hàn thơ mộng, hướng ra biển, tọa lạc ngay giữa "trái tim" đô thị quốc tế Đà Nẵng. Nơi an cư xứng tầm đẳng cấpGiữa lòng các thành phố biển nổi tiếng toàn cầu, những tòa tháp chọc trời không chỉ là công trình kiến trúc hoành tráng, mà còn là biểu tượng của phong cách sống thượng lưu...

“Anh trai” bùng nổ ở miền Bắc và giấc mơ thu 31 triệu USD từ giải trí Việt

Gần 100.000 khán giả xem "Anh trai" và sức hút từ concert "made in Việt Nam"Còn nhớ, vào tháng 7/2023, khi nhóm nhạc Blackpink tổ chức hai đêm diễn tại SVĐ Mỹ Đình thu hút hơn 60.000 khán giả, đã không ít người trầm trồ và đặt ra câu hỏi: "Đến bao giờ ca sĩ Việt Nam chúng ta mới có được những đêm diễn như thế?"; "Đến bao giờ thì công nghiệp giải trí Việt Nam có thể...

Nữ sinh Việt giành học bổng 8,5 tỷ đồng vào ĐH top đầu Mỹ nhờ tài lặn biển

(Dân trí) - Phí Ngọc Lâm Uyên, học sinh Trường liên cấp Olympia, vừa nhận thư trúng tuyển trường Dartmouth, một trong 8 đại học tư thục ưu tú lâu đời nhất nước Mỹ, với gói học bổng 336.000 USD cho 4 năm học. 3h sáng ngày 14/12, Phí Ngọc Lâm Uyên tỉnh giấc vì tiếng chuông báo thức. Đó là mốc giờ mà trường Dartmouth hẹn sẽ có kết quả đợt tuyển sinh sớm. Uyên mở máy tính lên,...

Hiện trường sạt lở đèo Khánh Lê, quốc lộ nối Nha Trang – Đà Lạt

Ngày 16/12, tỉnh Khánh Hòa đã điều nhiều trang thiết bị, nhân công để khắc phục các điểm sạt lở trên quốc lộ 27C, đoạn qua đèo Khánh Lê.Ông Lê Thuận Đoàn, Giám đốc Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Khánh Hòa, cho biết, hôm 15/12 trên đèo Khánh Lê có 6 điểm sạt lở, sau hơn 1 ngày nỗ lực, đến nay đã xử lý được 4/6 điểm.Trong ảnh là điểm sạt lở nặng...

Bài đọc nhiều

34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024. Đây là năm thứ hai cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam tại địa chỉ https://vietnam.vn. So với...

Thủ tướng: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, ngay sau khi ký kết thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam, Nvidia đã triển khai các công việc tuyển người, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thu hút nhân tài trong và ngoài nước "Cú hích" từ Nvidia Sáng nay (14/12), tại phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Trên cánh đồng năng lượng

“Nghĩ về Quảng Trị, người ta thường nhớ về những nghĩa trang với nỗi khổ đau và sự tàn khốc của chiến tranh, với miền cát trắng nóng ran trong những trưa hè đổ lửa. Có một chân dung khác của mảnh đất này có thể bạn chưa chạm đến. Nắng và gió Lào trở thành “đặc sản”, thành năng lượng tái tạo sẽ góp phần đưa tỉnh trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung và...

Trao 34 tác phẩm ảnh và video đạt giải ‘Việt Nam hạnh phúc 2024’

Tối 11/12, Bộ TT&TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh và video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Các tác giả đạt Huy chương vàng “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” - Ảnh: VGP/HM Đây là năm thứ hai cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam. So...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

Cùng chuyên mục

Cơ hội hấp dẫn cho công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ tập đoàn thiết kế chip hàng đầu thế giới NVIDIA

Ngoài việc mở Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam, Tập đoàn NVIDIA cũng cam kết sẽ dịch chuyển các nhà máy trong chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam trong thời gian tới với giá trị đầu tư của các nhà máy này lên tới nhiều tỉ USD. Người lao động sản xuất trong nhà máy phục vụ cho chuỗi sản xuất có ứng dụng chip bán dẫn tại phía Bắc Việt Nam -...

Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), VTV thực hiện loạt chương trình trọng điểm như: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Tiến bước dưới quân kỳ", "Con đường lịch sử", phim tài liệu "Cha con người lính", phim truyền hình "Không thời gian"... Một trong những điểm nhấn các chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam trên VTV...

Lữ đoàn 167 Hải quân tổ chức Hội thao thể dục thể thao kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân...

Chiều 16/12, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) tổ chức khai mạc Hội thao thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Các chiến sĩ Lữ đoàn thi bật 3 bước chụm chân không đà. Hội thao diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 16/12 đến 19/12/2024)...

Chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 16/12, nhiều đơn vị vũ khí, khí tài quân sự hiện đại của Việt Nam đã được triển khai tại khu trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. (Ảnh: QĐND) VTV.vn - Nhiều hoạt động diễn ra nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam là 1 trong những hoạt động điểm nhấn. Hôm nay (17/12) sẽ diễn ra...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa. Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh,...

Mới nhất

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Giá heo hơi hôm nay 17/12/2024 ghi nhận sự biến động giá tại các tỉnh thành trong cả nước, khi đồng loạt tăng 1.000 đến 2.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 66.000 đồng/kg Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2...

Chủ động phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch - dịch vụ được xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh Cao Bằng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã và đang tập trung phát triển du lịch - dịch vụ trở thành ngành...

Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay”

Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng...

Bữa tiệc cuối năm tại không gian “sống như nghỉ dưỡng” Lagoon Residences bên vịnh di sản

Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí thân tình, ấm áp Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí...

Bước tiến vững chắc phát huy giá trị Công viên Địa chất Đồng Văn

Trên nền tảng Nghị quyết 19-NQ/TU của tỉnh Hà Giang, đã tạo ra những bước tiến vững chắc trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Cao nguyên đá Đồng...

Mới nhất