Trang chủKinh tếNông nghiệpBan Bí thư ban hành Chỉ thị số 37 về đổi mới...

Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37 về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn


Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nêu rõ: 

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có sự thay đổi tích cực.

Đã có gần 10 triệu lao động ở nông thôn được học nghề, trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề. Công tác đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách được quan tâm với 2,1 triệu người được hỗ trợ học nghề.

Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37 về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn- Ảnh 1.

Để đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, một trong 5 nhiệm vụ giải pháp chính đề ra là coi trọng thực hành, nhất là từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Trong ảnh: Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi TP HCM trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng rau công nghệ cao. Ảnh: Quang Sung

Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp từng bước được kiện toàn, một số cơ sở được đầu tư theo hướng hiện đại, chuẩn hoá. Nguồn lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn cơ bản được duy trì qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác đào tạo nghề cơ bản phù hợp với nhu cầu người học, gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và xây dựng nông thôn mới.

Sau học nghề, số lao động có việc làm, năng suất lao động, thu nhập của người dân tăng lên. Kết quả đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ; bảo đảm an ninh lương thực; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Một số chỉ tiêu đề ra chưa đạt; lao động nông thôn chủ yếu được học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, chất lượng đào tạo còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Hoạt động hỗ trợ người dân sau khi học nghề chưa được triển khai hiệu quả.

Nguyên nhân chính của những hạn chế, bất cập nêu trên là do một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; việc cụ thể hoá chủ trương của Đảng về dạy nghề cho lao động nông thôn còn chậm; công tác quy hoạch sản xuất ở một số nơi còn lúng túng, ảnh hưởng tới việc xác định nhu cầu và nghề đào tạo; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ, hiệu quả.

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nông dân tiếp tục là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và thực chất, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

1. Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cập nhật nghề, chuẩn hoá nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Coi trọng thực hành, nhất là từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Nghiên cứu tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm địa phương, người học.

Phát huy tính chủ động của người học, gắn kết đào tạo nghề với học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở khu vực nông thôn, góp phần xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, có ý chí, khát vọng xây dựng quê hương đất nước phồn vinh, hạnh phúc, có trình độ học vấn, năng lực đổi mới sáng tạo và tổ chức sản xuất tiên tiến, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Đổi mới căn bản công tác hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn nghề; tập trung đào tạo lại nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hoá khu vực nông thôn, tận dụng lợi thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thích ứng với quá trình đô thị hoá, già hoá dân số và biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.

2. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu học nghề, việc làm của người dân, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hoá, tiềm năng du lịch khu vực nông thôn; tổ chức đào tạo nghề gắn với mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất lớn.

Hoàn thiện bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; xây dựng các mô hình kết nối giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động ở từng vùng, từng địa phương; xây dựng chính sách tạo đột phá trong phát triển nhân lực, cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

Nghiên cứu, triển khai chương trình, ban hành chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030, gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2030.

Tiếp tục ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật; quan tâm đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chuyển sang học nghề, khuyến khích hoạt động vừa tổ chức học nghề kết hợp học văn hoá phổ thông để nâng cao kiến thức văn hoá và nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên trước khi tham gia thị trường lao động; xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động trong các khu công nghiệp, bộ đội xuất ngũ, người cao tuổi còn đủ sức khoẻ có nhu cầu tham gia thị trường lao động. Huy động sự tham gia, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3. Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí và đời sống của người dân nông thôn; về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế nông nghiệp, cơ cấu ngành nghề và trình độ sản xuất tại khu vực nông thôn. Quảng bá, nhân rộng những mô hình hay, điển hình tốt sau học nghề.

4. Tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy tích hợp đa giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương.

Có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế tập thể khu vực nông thôn. Triển khai các chương trình, đề án đào tạo, đào tạo lại phục vụ chuyển đổi nghề cho người dân do biến đổi khí hậu và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

5. Bảo đảm nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau học nghề. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề.

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, nhất là ở những ngành, nghề, những nơi có điều kiện; khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tiếp tục đầu tư đồng bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, nhất là những nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có chất lượng; huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nghệ nhân, doanh nhân, người sản xuất giỏi, lao động có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

6. Tổ chức thực hiện

Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị phù hợp với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn đồng bộ với hoạt động đào tạo nghề trong các chương trình mục tiêu quốc gia có hoạt động đào tạo nghề.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp vận động, phổ biến, tuyên truyền, tư vấn học nghề, tham gia đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho đoàn viên, hội viên; biểu dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tham gia giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.





Nguồn: https://danviet.vn/ban-bi-thu-ban-hanh-chi-thi-so-37-ve-doi-moi-cong-tac-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-20240712160226736.htm

Cùng chủ đề

Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, bán hàng trên nền tảng số

Tại buổi tập huấn, đại diện lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh, việc ứng dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực; đồng thời, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh online và hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra...

Đẩy mạnh xử lý kiến nghị trên ứng dụng iHanoi

Ứng dụng iHanoi là bước tiến quan trọng trong nỗ lực xây dựng thành phố thông minh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân có thể dễ dàng phản ánh các vấn đề bức xúc trong đời sống, giúp chính quyền nắm bắt và giải quyết kịp thời. Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị về việc đẩy...

Sự vào cuộc quyết liệt của người đứng đầu quyết định thành công của chuyển đổi số

NDO - Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số muốn thành công thì yếu tố quyết định là người đứng đầu. Người đứng đầu phải là người muốn thay đổi và chỉ có người đứng đầu mới có đủ uy tín, thẩm quyền và quyền lực để điều hướng các nguồn lực thực hiện, chỉ có người đứng đầu mới có khả năng phá vỡ những cái cũ.   Quang cảnh hội nghị. Sáng 29/7, tại...

Điện toán đám mây và công nghệ 5G: Đôi cánh mới cho cách mạng công nghệ

Sự kết hợp giữa điện toán đám mây và công nghệ 5G đang mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp, mang đến những lợi ích nổi trội cũng như thay đổi cách thức tương tác, kinh doanh. Điện toán đám mây kết hợp cùng 5G: Tăng tốc chuyển đổi số Điện toán đám mây từ lâu đã trở thành nền tảng số quan trọng, cung cấp tài nguyên tính toán và lưu trữ linh hoạt cho...

Kinh nghiệm Singapore về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI) và bài học cho Việt Nam

Singapore, quốc đảo nhỏ bé với điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi nhưng đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế số phát triển nhất thể giới nhờ tận dụng tối đa những lợi thế về công nghệ, trong đó có sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ Ưu tú Khánh Hòa “lấy chồng” kém 10 tuổi trong phim ca nhạc về Trường Sa

Chiều 29/7, Ban Văn nghệ - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long ra mắt phim ca nhạc "Trường Sa - Bến, bờ trong...

Một nước Đông Nam Á bất ngờ tăng mua một loại tinh bột của Việt Nam, sức mua tăng 2.049%

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 6/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2023, nhưng mức giảm đã thấp hơn so với tháng trước. Thống kê của...

Nói về chủ đề “hot”, nhóm học sinh lớp 11 Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tranh biện toàn quốc

Đặt tên nhóm là "Glamorous", nhóm học sinh đến từ Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã thực sự tỏa sáng khi trở thành Quán quân...

Đà Nẵng chi hơn 108 tỷ đồng miễn học phí mầm non, phổ thông trung học

Ngày 30/7, tại kỳ họp thứ 19, khóa X của HĐND TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra phiên thảo luận, thông qua các tờ trình và nghị quyết. UBND TP.Đà Nẵng có tờ trình về việc miễn...

Xã miền núi ở TP Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập

Thành Công là xã miền núi nằm ở phía Tây của TP Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên), có hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2023, thu nhập bình...

Bài đọc nhiều

Thực hư thông tin đổ tường bao di tích Quốc gia tại huyện Phúc Thọ

Sáng 29/7, phóng viên Kinh tế và Đô thị đã có mặt tại hiện trường vụ việc đổ tường bao tại di tích Quốc gia đình Thanh Chiểu (xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ). Đây là công trình được Bộ VHTT&DL công nhận là di tích cấp Quốc gia vào năm 1991. Tại hiện trường, phần tường bao dài khoảng 30m nằm phía sau khu vực thờ tự chính đã bị đổ sập. Đất đá, vôi vữa đã được...

Liên kết sản xuất nông nghiệp để gia tăng giá trị

Theo đánh giá, việc hợp tác, liên kết sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp nâng cao nhận thức của người dân từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; nâng cao thu nhập cho các bên tham gia liên kết; tiến bộ khoa học - kỹ thuật được ứng dụng đồng bộ trên diện tích lớn, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ.Để tiếp tục triển...

Mùa nào cũng là mùa vàng

Đồng thời, thương hiệu cũng tiên phong cung cấp những bí quyết giúp duy trì năng suất, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng nông sản qua từng mùa vụ, mang lại cho bà con những "mùa vàng" bền vững, thịnh vượng. ...

Một ngành học cực “hot”, sinh viên vừa ra trường doanh nghiệp đã săn đón

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35-40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này...

Bắc Ninh có 98 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2024

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Ninh đặt mục tiêu phấn đấu ít nhất 200 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên được công nhận, ít nhất có 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 25 sản phẩm OCOP được công nhận. Bắc Ninh: Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Nguồn:...

Cùng chuyên mục

Một nước Đông Nam Á bất ngờ tăng mua một loại tinh bột của Việt Nam, sức mua tăng 2.049%

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 6/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2023, nhưng mức giảm đã thấp hơn so với tháng trước. Thống kê của...

Xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 439 tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóaKim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2024 ước đạt 33,8 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 11,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 10,8%.So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 tăng 24,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 16,5%; khu vực...

Xã miền núi ở TP Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập

Thành Công là xã miền núi nằm ở phía Tây của TP Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên), có hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2023, thu nhập bình...

Ngành chức năng Đắk Lắk tiến hành kiểm tra các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng

Theo đó, đoàn kiểm tra của Sở NNPTNT tỉnh sẽ thực hiện kiểm tra đột xuất tại trụ sở làm việc và kiểm tra thực tế các vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu đã được cấp, phê duyệt mã số; cơ sở...

Biến động từ giá cá tra, lại “ôm” thêm mã chứng khoán bất động sản, đại gia Vĩnh Hoàn sụt giảm 26% lợi nhuận

Vĩnh Hoàn (VHC) báo lãi quý II/2024 đi lùi CTCP Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 với 3.196 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, các khoản chi phí...

Mới nhất

Việt Nam chưa có đạo luật riêng về lĩnh vực dân tộc

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, đơn vị đang nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học nhằm đề xuất xây dựng Hồ sơ dự án Luật...

170 thí sinh thi “Tìm hiểu cải cách hành chính trong Đảng”

17 đội thi (170 thí sinh) thuộc các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Mặt trận...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 51%

Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7/2024 đạt 1,15 triệu lượt...

Mới nhất