Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục"Bám bản" vì tương lai tươi sáng của trẻ vùng cao

“Bám bản” vì tương lai tươi sáng của trẻ vùng cao


Lâu nay trẻ em ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số vẫn chịu thiệt thòi hơn trong việc tiếp cận giáo dục. Chính vì vậy, giáo viên dạy trẻ mầm non vùng cao cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn và những nỗi lo lắng thường trực dành cho trẻ.

Nỗi lo ở “bản xa”

Cũng như nhiều điểm trường ở vùng cao tỉnh Lào Cai, điểm trường Thâm Mạ thuộc trường Mầm non Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nằm ở địa bàn khó khăn, phải đối mặt với tình trạng lũ quét, sạt lở, ảnh hưởng đến giao thông và việc đi lại.

"Bám bản" vì tương lai tươi sáng của trẻ vùng cao- Ảnh 1.

Cô Cổ Thị Nương và các em học trò

Cô Cổ Thị Nương (40 tuổi) đã có hơn 14 năm gắn bó với Trường Mầm non Thâm Mạ. Cô dạy lớp 2-3 tuổi, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Cô nhớ lại cách đây 5 năm, xã Nghĩa Đô xảy ra một trận lũ quét, làm sạt lở đoạn đường hơn 10km. Đây cũng là con đường mà hằng ngày các cô đi xe máy đến điểm trường để dạy trẻ.

“Sạt lở làm giao thông bị ngăn cách và mất sóng điện thoại khiến chúng tôi không thể liên lạc được với phụ huynh để nắm bắt tình hình của trẻ. Sau đó 1 tuần chúng tôi quyết định đi bộ 10km trên con đường sạt lở ấy để đến điểm trường và đồng hành cùng phụ huynh trông nom các cháu. Khi ấy, điểm trường bị mất điện, thức ăn đều do phụ huynh mang đến. May mắn là lúc đó chúng tôi được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà thiện nguyện và phụ huynh học sinh, cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết để cả cô và trò vượt qua được những khó khăn đó”, cô Nương nhớ lại.

"Bám bản" vì tương lai tươi sáng của trẻ vùng cao- Ảnh 2.

Trẻ mầm non ở điểm trường Thâm Mạ (Lào Cai)

Cũng có 12 năm gắn bó với công tác dạy trẻ mầm non ở Nghĩa Đô, cô Cổ Thị Vui (34 tuổi) cũng có nhiều kỷ niệm sâu sắc trong nghề. Trong năm học 2018-2019 cô được phân công dạy lớp 5 tuổi ở điểm trường Nà Đình với lớp học 30 trẻ, trong đó có 1 trẻ bị tim bẩm sinh.

Trong quá trình cô dạy học, có lần bé lên cơn đau tim và bị ngất. Các cô đã hô hấp nhân tạo và kịp thời đưa bé đến trạm y tế cấp cứu. Đó là thời khắc mà cô thấy hoảng sợ nhất, chỉ biết khẩn cầu cho bé qua khỏi.

"Bám bản" vì tương lai tươi sáng của trẻ vùng cao- Ảnh 3.

Cô Vui và họ trò trong tiết kể chuyện

Rồi năm học 2021-2022 cô được phân công giảng dạy tại lớp 4 tuổi ở điểm trường Thâm Mạ. Khi đuổi theo một trẻ chạy khỏi lớp, đồng nghiệp của cô Vui là cô giáo Dung đã bị ngã chấn thương cột sống và di chứng để lại tới tận bây giờ. “Nếu lúc đó cô Dung không đuổi theo thì chắc bé đã gặp những điều không may. Nhưng di chứng để lại cho cô Dung cũng khiến chúng tôi rất buồn”, cô Vui trải lòng.

Đó là những kỷ niệm khiến cô “thót tim” và lo lắng. Nhưng cũng vì thế mà cô càng muốn gắn bó hơn với trường, với lớp, cố gắng để phần nào giảm thiểu những rủi ro cho các bé trong quá trình trông nom, dạy dỗ.

Cô Vui chia sẻ: “Có một thực tế là giáo viên mầm non vùng cao phải chịu nhiều áp lực về mặt thời gian. Các cô thường xuyên phải đến sớm và về muộn, thời gian kéo dài hơn 8 tiếng/ngày do phụ huynh đi làm trên nương, trên rẫy đến tối mới về đón con”.

Trả trẻ tại nhà

"Bám bản" vì tương lai tươi sáng của trẻ vùng cao- Ảnh 4.

Cô Nương (bên trái) đã có hơn 14 năm là giáo viên tại vùng cao

Cô Cổ Thị Vui cho biết, học sinh vùng cao đa phần là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi còn cao so với thành thị. Tỷ lệ chuyên cần thấp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp thấp, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ. Có một thực tế bấy lâu nay là hầu hết trẻ em ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số chịu thiệt thòi hơn trong việc tiếp cận giáo dục. Ngoài nguyên nhân do điều kiện kinh tế xã hội, về giao thông đi lại khó khăn thì cũng bắt nguồn từ một phần nhận thức của các bậc phụ huynh vẫn còn hạn chế.

Một trong những khó khăn của giáo viên nơi đây chính là phải kiêm cả nhiệm vụ trả trẻ tại nhà vì một số phụ huynh không có điều kiện đưa đón con, và do kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh đi làm qua cả giờ đón. Cùng với đó, một số phụ huynh còn chưa nhiệt tình trong việc phối kết hợp với cô giáo để rèn trẻ tại nhà, mọi việc dồn hết lên vai cô giáo.

Cô Nương cũng tâm sự, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc cho trẻ đến trường. Đầu năm giáo viên vẫn phải đến từng nhà để vận động trẻ ra lớp, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu được giao.

Chia sẻ thêm về nguyện vọng của mình, cô Nương nói: “Chúng tôi đều mong muốn sự quan tâm của các cấp, các ban, ngành, cung cấp đầy đủ các đồ dùng, thiết bị dạy học cho các trường mầm non. Bên cạnh đó, cần có các chế độ đãi ngộ cho giáo viên công tác tại vùng khó khăn. Đồng thời mong muốn phụ huynh quan tâm hơn nữa để cùng chia sẻ với cô giáo trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ”.

"Bám bản" vì tương lai tươi sáng của trẻ vùng cao- Ảnh 5.

Cô Nguyễn Thị Nhúc thường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, các trò chơi dân gian cho trẻ

Cũng bởi công tác giáo dục trẻ vẫn còn nhiều vấn đề nan giải, nên các cô luôn luôn có những sáng kiến, sáng tạo trong việc dạy trẻ mầm non. Có trên 10 năm công tác tại Trường Mầm non Nghĩa Đô, cô Nguyễn Thị Nhúc (31 tuổi) cho biết, trong công tác chuyên môn cũng như quá trình dạy trẻ, cô luôn tìm ra những phương pháp đổi mới để tiết dạy phong phú hơn, giúp trẻ hứng thú học.

Cô thường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, các trò chơi dân gian, hoạt động ngoài trời, cho trẻ đi khám phá khu du lịch cộng đồng ở xã Nghĩa Đô. Qua đó, để trẻ phát triển về thể chất và kỹ năng xã hội, hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cô cũng dạy trẻ tự chăm sóc bản thân, làm việc nhóm và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

“Với 100% là học sinh dân tộc thiểu số, thường sử dụng tiếng mẹ đẻ, ít tiếp xúc với tiếng Việt, điều này gây khó khăn trong việc giao tiếp và truyền đạt kiến thức. Trẻ em vùng cao thường gắn bó với các phong tục tập quán của dân tộc Tày, khiến cô giáo phải cần nỗ lực nhiều hơn để cân bằng việc giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền tải kiến thức theo chương trình giáo dục mầm non”, cô Nhúc chia sẻ.

Mặc dù phải kiêm nhiệm nhiều vai trò từ giảng dạy, chăm sóc đến việc huy động, thuyết phục phụ huynh cho trẻ đến trường, các cô giáo mầm non vùng cao vẫn đang từng ngày nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tận tâm với nghề để mang lại kiến thức cho trẻ vùng cao.

Các cô đều mong muốn nhìn thấy trẻ được học tập trong môi trường tốt, phát triển toàn diện, thoát khỏi đói nghèo và hướng tới tương lai tươi sáng hơn.



Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/bam-ban-vi-tuong-lai-tuoi-sang-cua-tre-vung-cao-2024123115352232.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều gam màu sáng tạo đà “cán đích”

Sự quyết tâm cao của Chính phủ cùng các giải pháp đồng bộ và những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu, nguồn lực FDI… là những gam màu tươi sáng tạo đà thuận lợi cho...

Nhà đầu tư chứng khoán chuẩn bị gì bước vào năm mới?

Năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu nhiều diễn biến đáng chú ý. Mặc dù chịu nhiều áp lực tiêu cực vào nửa cuối năm, chứng khoán Việt Nam năm 2024 vẫn để lại nhiều...

Quỹ “Vì cuộc sống tươi đẹp” hỗ trợ 700 triệu đồng giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Quỹ "Vì cuộc sống tươi đẹp" của Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) và ông Trần Đình Quân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Dai-ichi Life Việt Nam kiêm Chủ tịch Quỹ Vì cuộc...

Học vẽ để làm điều ý nghĩa

Trong chuyến đi thăm vùng biển Tây Nam cùng đoàn công tác của Quân chủng Hải quân và TPHCM, phóng viên Tiểu Tân, công tác tại Báo Sài Gòn Giải phóng luôn dành thời gian ít ỏi phác...

TH true FOOD – “Cứu cánh” của bố mẹ những ngày bận rộn gần Tết

Trong những ngày cận Tết bận rộn, bộ sản phẩm TH true FOOD càng trở thành lựa chọn chân ái cho bố mẹ, giúp con cái có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo an toàn. ...

Bài đọc nhiều

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Phú Quốc xây dựng 2 trường học quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Hai công trình trường học công lập có quy mô nhất từ trước đến nay trên địa bàn TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đã được khởi công xây dựng. ...

Trưởng phòng Giáo dục nói về thông tin hơn 1.000 giáo viên có nguy cơ mất thưởng

Trao đổi với PV VietNamNet vào chiều nay, ông Nguyễn Ngọc Khoảng - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - cho biết huyện này vừa xin ý kiến các Sở Nội vụ, GD-ĐT về việc chi tiền thưởng cho giáo viên. Trước đó, Phòng GD-ĐT huyện Trà Ôn có văn bản gửi Phòng Nội vụ về việc chi tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ "Quy định mức lương cơ sở và chế...

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cùng chuyên mục

Xung lực để đất nước phát triển bền vững

Trong thời đại công nghiệp 4.0 và hội nhập toàn cầu, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn giúp các quốc gia duy trì và nâng cao sức cạnh tranh.

Người làm giáo dục không cập nhật bản thân sẽ hết hạn sử dụng trước tuổi về hưu

PV báo Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội về bức tranh ngành Giáo dục 2024 và những kỳ vọng vào năm mới 2025. ...

Bài học kinh nghiệm sau một giai đoạn đổi mới chương trình, SGK

Sau một chu trình triển khai Chương trình GDPT 2018, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra để triển khai hiệu quả hơn đổi mới giai đoạn tiếp theo. ...

Hướng đến tương lai ‘cộng sinh’ với AI tạo sinh

Trong sinh học, cộng sinh là mối quan hệ tương hỗ giữa hai hoặc nhiều loài sinh vật, trong đó mỗi loài đều nhận được lợi ích. Mô hình cộng sinh này cung cấp một bài học quý giá cho mối quan hệ...

Giáo dục 2025 kỳ vọng vào những chính sách lớn

2025 là năm ngành giáo dục kỳ vọng vào các chính sách lớn sau nhiều năm bàn thảo và lần đầu được thực thi như: tăng lương nhà giáo, đổi mới thi cử, chỉnh sửa lại chương trình… ...

Mới nhất

Lãnh thổ thuộc Mỹ chìm trong bóng tối trong đêm Giao thừa 2025

(CLO) Gần như toàn bộ Puerto Rico đã bị mất điện vào thứ Ba (31/12), khiến lãnh thổ thuộc Mỹ này chìm trong bóng tối trong ngày cuối cùng năm 2024,...

Bạn trẻ TPHCM mong ước điều gì cho năm mới 2025?

(Dân trí) - Nhiều bạn trẻ ở TPHCM, không cần điều gì quá lớn lao cho năm mới họ chỉ đơn giản mong muốn có được sức khỏe, niềm vui cho bản thân và gia đình. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/ban-tre-tphcm-mong-uoc-dieu-gi-cho-nam-moi-2025-20241231162842887.htm

Nhiều gam màu sáng tạo đà “cán đích”

Sự quyết tâm cao của Chính phủ cùng các giải pháp đồng bộ và những tín hiệu tích...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

(Dân trí) - Thành phố Hoa Lư là thành phố đặc biệt khi sở hữu quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, cũng là di sản "kép" đầu tiên, duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay. Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi...

Mới nhất

Tăng nhẹ đầu năm mới