Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBài toán thiếu trường lớp vẫn còn đó

Bài toán thiếu trường lớp vẫn còn đó


Trong những hội thảo về giáo dục được tổ chức gần đây, các chuyên gia giáo dục cho rằng đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo (GD-ĐT).

Bốc thăm để vào… trường mầm non

Thiếu trường lớp là vấn đề đau đầu của TP Hà Nội. Cách đây 2 năm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai phải tổ chức cho phụ huynh bốc thăm để giành suất học mầm non công lập cho con do thiếu trường lớp. Việc bốc thăm này khiến dư luận bức xúc vì con không được đến trường dù đúng tuyến tuyển sinh.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội Trần Thế Cương thông tin với hơn 2,3 triệu học sinh, Hà Nội có 2.910 trường học, tăng 39 trường so với năm ngoái. Thống kê cho thấy giai đoạn 2021-2025 Hà Nội xây mới hơn 430 trường nhưng thiếu trường lớp vẫn là vấn đề nan giải ở vùng nội thành do gia tăng dân số cơ học quá lớn ở thủ đô.

Năm học 2024-2025 số học sinh đầu cấp của thành phố tiếp tục tăng khoảng 70.000 học sinh so với năm học trước. Một số quận nội thành như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ và Hà Đông không bảo đảm được 100% học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 và lớp 6 trên địa bàn được học trường công lập. Cụ thể, quận Thanh Xuân thiếu 1.197 chỗ học lớp 1 công lập và 1.423 chỗ học lớp 6; quận Cầu Giấy thiếu 519 chỗ học lớp 1 và 1.650 chỗ học lớp 6; quận Nam Từ Liêm thiếu 966 chỗ học lớp 1 và 103 chỗ học lớp 6… Theo quy hoạch mạng lưới trường học của TP Hà Nội, năm học 2024-2025 thành phố thiếu 14 trường tiểu học và 31 trường THCS. Nhiều quận, huyện của Hà Nội đang nỗ lực, gấp rút xây thêm trường, cải tạo nâng tầng để tăng thêm lớp học công lập.

Các thành phố lớn khẩn trương xây dựng trường học mới để đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các thành phố lớn khẩn trương xây dựng trường học mới để đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bộ GD-ĐT thừa nhận tình trạng thiếu trường lớp ở các địa phương. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cấp mầm non, phổ thông còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng năm học 2024-2025 là năm với rất nhiều yêu cầu, nhiệm vụ và là thời điểm rất quan trọng của ngành. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra cho năm học mới, người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị các sở GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao. Bộ trưởng đề nghị các sở GD-ĐT lưu ý tham mưu cho lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm 2025-2030 để địa phương chủ động đầu tư cho giáo dục.

Bảo đảm tối thiểu 20% ngân sách cho giáo dục

Trước đó, tại cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Lê Thành Long về tình hình triển khai các nhiệm vụ GD-ĐT, Bộ GD-ĐT cho biết công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ của bộ trong 6 tháng đầu năm 2024 còn một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó có tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở hầu hết các địa phương, tình trạng thiếu phòng học tại các khu vực có mật độ dân cư cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD-ĐT chưa bảo đảm tỉ lệ tối thiểu 20%.

Bộ GD-ĐT đề xuất, kiến nghị lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD-ĐT bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm. Ưu tiên bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương để thực hiện đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông… Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh nếu không đầu tư kinh phí ráo riết sẽ tăng nguy cơ bất bình đẳng trong giáo dục vì hiện vẫn còn gần 20% trường học chưa được kiên cố hóa.

Kết luận buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan chú trọng triển khai nghiên cứu, rà soát và đề xuất các biện pháp, giải pháp cụ thể về các vấn đề có tính đặc thù nhằm khắc phục từng bước những bất cập trong hệ thống GD-ĐT ở các địa phương, trong đó có vấn đề thiếu trường lớp học cấp mầm non, phổ thông ở Hà Nội, TP HCM. 

Khai thác chính sách đặc thù, ưu đãi

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, để giải những bài toán khó của ngành giáo dục hiện nay, cần lưu ý khai thác chính sách đặc thù, chính sách ưu đãi đối với các tỉnh, thành, như Hà Nội có Luật Thủ đô; các chính sách đặc thù với TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An… Tuy mức độ khác nhau nhưng đều có thể khai thác được những điểm có lợi để phát triển giáo dục. Các sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu cho địa phương quan tâm đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, chuẩn bị phương án để bảo đảm kiên cố hóa 100% cơ sở giáo dục đến năm 2030…



Nguồn: https://nld.com.vn/bai-toan-thieu-truong-lop-van-con-do-196240805211240362.htm

Cùng chủ đề

Phòng GD&ĐT thông báo gì?

Theo nội dung thông báo, Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm đã ghi nhận 523 đơn của phụ huynh học sinh trên địa bàn phường Tây Mỗ có nguyện vọng xin cho con chuyển sang học tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (quận Nam Từ Liêm). Trong số này, có 230 học sinh đang học tại Trường Tiểu học Lý Nam Đế (phường Tây Mỗ), số còn lại (293 em) đang học ở các nơi khác. Thông báo...

Hơn 500 phụ huynh viết đơn xin chuyển trường cho con

TPO - Liên quan đến sự việc hàng trăm phụ huynh “quây” Trường tiểu học Tây Mỗ 3 ngày 21/8, UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết có 524 phụ huynh viết đơn bày tỏ nguyện vọng cho con chuyển về trường mới. Tách và lập trường mới ra sao? Theo UBND quận Nam Từ Liêm, địa bàn phường Tây Mỗ có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số hiện có khoảng 70...

Khắc phục vấn đề thiếu trường, lớp học cấp mầm non, phổ thông

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 348/ TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT.  Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hết sức quan trọng, quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và được Đảng,...

Tăng 70.000 học sinh trong năm tới, Hà Nội giải quyết bài toán quá tải thế nào?

Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh. Dự kiến số lượng học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 7.000, học sinh vào lớp 6 - khoảng 58.000 và vào lớp 10 - khoảng 5.000 em so với năm ngoái.Nhu cầu về chỗ học và áp lực tuyển sinh năm học 2024 - 2025 của thành phố Hà Nội vì thế sẽ tăng cao. Trong khi đó, hiện tỷ lệ...

Đà Nẵng thiếu trường lớp, học sinh quận này phải học nhờ quận khác

Ngày 13/12, nêu ý kiến thảo luận tại Kỳ họp 15 HĐND TP Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Lê Văn Nghĩa, Phó Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP Đà Nẵng cho biết, tính đến 11/2023 có 140 công trình xây dựng trường học đã phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng số vốn 2.844 tỷ đồng, 6 công trình đang hoàn thiện hồ sơ với tổng mức đầu tư là 2,6 tỷ đồng.Để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sống nghỉ dưỡng tại biệt thự khoáng nóng cách nhà thờ Đức Bà 18 km | Dự án | Tài Chính

Dòng khoáng tuân thủ luật Onsen Nhật Bản chảy vào từng căn biệt thựNằm tại phía đông Sài Gòn, cách nhà thờ Đức Bà 18km, phân khu Onsen village của dự án Ecovillage Saigon River (rộng 55ha) từ khi ra mắt đã đưa khoáng nóng tại gia tiếp tục trở thành xu hướng mới của thị trường bất động sản Việt Nam.Hiện tại, đây cũng là...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ, chuyển học online sau siêu bão Yagi

Để đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học, Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo điều chỉnh kế hoạch học tập tuần từ ngày 9 - 14/9.Cụ thể, với khoá 69 (tân sinh viên), tất cả các lớp học đều triển khai bình thường theo kế hoạch năm học bắt đầu từ ngày 9/9 (trừ các lớp học ở nhà D5 đã có thông báo riêng nghỉ ngày 9/9, và tiếp tục nghỉ học vào...

Nhiều trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ học, ra thông báo ‘thượng khẩn’ sau bão Yagi

Trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang thông báo nhà trường tiếp tục cho giảng viên, sinh viên nghỉ dạy và học ngày 9-9, ngày 10-9 trở lại dạy và học tập theo kế hoạch.Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, cũng thông báo ngày mai 9-9 sinh viên trong trường tiếp tục học...

Học sinh đi học hay nghỉ?

Nhiều trường học bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi)Thông tin với PV báo Dân Việt vào sáng 8/9, ông Nguyễn Như Tùng, Phó Trưởng Phòng GDĐT quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Trong sáng nay, các trường đã có báo cáo nhanh...

Ứng viên Giáo sư trẻ nhất năm nay là ai?

TPO - Trong danh sách 729 ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, năm nay, có 1 ứng viên Giáo sư trẻ nhất là 38 tuổi và 1 ứng viên Phó giáo sư trẻ nhất là 32 tuổi. Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) vừa công bố danh sách 729 ứng viên được đề xuất công nhận chức danh GS, PGS năm 2024 của các...

Cùng chuyên mục

Báo Nhân Dân trao hỗ trợ học sinh Cà Mau nhân khai giảng năm học mới

Sáng 5/9, nhân khai giảng năm học mới 2024-2025, đại diện Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Cần Thơ và Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Cà Mau đã đến tận nơi trao hỗ trợ 10 xe đạp và 7.000 quyển tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau. ...

Ngành Văn học trắng ứng viên

TPO - Năm nay, có 729 ứng viên được các Hội đồng cơ sở đề xuất xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ngành Văn học không có ứng viên nào được đề xuất cho cả 2 chức danh này.  Theo số liệu được Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) công khai trên website, năm nay, có 4 ngành/liên ngành "trắng" ứng viên GS là HĐGS ngành Khoa học An ninh, HĐGS...

Chủ tịch huyện giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La

Ngày 9/9, Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị Công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Dự hội nghị, có bà Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La; lãnh đạo Sở GD-ĐT; lãnh đạo UBND huyện Sông Mã. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về...

Gợi mở cách học tập siêu hiệu quả

Cuốn sách “Học tập siêu hiệu quả” là đúc kết hơn 40 năm nghiên cứu của Giáo sư Deborah Eyre trong lĩnh vực giáo dục. ...

Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Tối 9/9, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, cùng ngày Bộ có công văn gửi các Sở GDĐT, các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành SGK về việc cung ứng SGK cho các địa phương...

Mới nhất

8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân

8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngânTính đến cuối tháng 8/2024, ước tính, đã có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, vẫn còn khoảng 50,5% vốn kế hoạch chưa được giải ngân, cần tập trung thúc...

Doanh nghiệp địa ốc xoay xở cải thiện dòng vốn

Nhiều lực cản khiến tiến trình phục hồi thị trường bất động sản còn dài. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp đang nỗ lực xoay xở để đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời phát triển dự án. Các doanh nghiệp địa ốc nỗ lực...

PV Power dự định làm 1.000 trạm sạc xe điện đến năm 2035

Trong tháng 9/2024, PV Power sẽ đưa trạm sạc đầu tiên tại số 6 phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội có chi phí đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng vào hoạt động thí điểm. Trạm có trang bị 2 cổng sạc với công suất 50 - 60 kW/cổng sạc. ...

Bộ Quốc phòng trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học viên có thành tích cao

Chiều 9/9, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học, tốt nghiệp thủ khoa, xuất sắc và học viên đoạt giải nhất trong các kỳ thi quốc gia, quốc...

Ngành Văn học trắng ứng viên

TPO - Năm nay, có 729 ứng viên được các Hội đồng cơ sở đề xuất xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ngành Văn học không có ứng viên nào được đề xuất cho cả 2 chức danh này.  Theo số liệu được Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) công khai...

Mới nhất