Trang chủNewsVideoBài toán phủ sóng metro Hà Nội và TP.HCM

Bài toán phủ sóng metro Hà Nội và TP.HCM

Ước tính nguồn vốn huy động để phủ kín mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM giai đoạn đến 2035 – 2045 khoảng 174,06 tỉ USD, nên đây chính là mấu chốt cần giải quyết để phát triển đường.

Học viên lái tàu thích thú điều khiển đoàn tàu metro số 1

Cách đây chưa lâu, Bộ GTVT đã có văn bản gửi các bộ, ngành để xin ý kiến về Dự thảo Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị (ĐSĐT – metro) tại Hà Nội và TP.HCM trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua.

Mục tiêu đầu tư các tuyến ĐSĐT TP.Hà Nội, TP.HCM có tốc độ thiết kế 80 – 160 km/giờ, đường đôi, khổ đường 1.435 mm, điện khí hóa. Đến năm 2035 hoàn thành toàn bộ các tuyến ĐSĐT theo quyết định phê duyệt quy hoạch chung 2 thành phố trước đây, với tổng chiều dài khoảng 580,8 km (TP.Hà Nội khoảng 397,8 km; TP.HCM khoảng 183 km), đạt tỷ lệ 35 – 50% thị phần vận tải hành khách công cộng.

Đến năm 2045, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác thêm khoảng 369,06 km (TP.Hà Nội khoảng 200,7 km; TP.HCM khoảng 168,36 km), đạt tỷ lệ 35 – 50% thị phần vận tải hành khách công cộng.

Bài toán phủ sóng metro Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 1.

Chạy thử toàn tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tại TP.HCM

ẢNH: NHẬT THỊNH

Cần ưu tiên làm chủ công nghệ

Góp ý cho đề án, Bộ KH-ĐT hồi cuối tháng 8 vừa qua lưu ý Bộ GTVT và Hà Nội, TP.HCM cần rà soát làm rõ nguyên nhân, việc tổ chức thực hiện các dự án chưa kịp thời; mục tiêu ưu tiên phát triển ĐSĐT; cơ sở pháp lý; sự thiếu đồng bộ các cơ chế, chính sách dẫn đến chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, chậm trễ trong thực hiện các dự án…

Đặc biệt, cần làm rõ phương án huy động vốn và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính quốc gia của kế hoạch phủ kín mạng ĐSĐT tại Hà Nội và TP.HCM. Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển mạng lưới ĐSĐT tại 2 thành phố vào năm 2035 là rất lớn, cần khoảng 174,06 tỉ USD, bao gồm 145,26 tỉ USD cho nhu cầu đầu tư, xây dựng và 28,8 tỉ USD cho vận hành khai thác.

Theo Bộ KH-ĐT, phương án huy động vốn đầu tư các dự án ĐSĐT phụ thuộc vào quyết định lựa chọn công nghệ trong trường hợp huy động nguồn vốn ODA hoặc vay tín dụng xuất khẩu do các đối tác thường áp dụng điều kiện vay ràng buộc (đi kèm công nghệ). Do đó, hai thành phố lớn cần cân nhắc kỹ phương án huy động vốn đầu tư đảm bảo khả năng tối đa về làm chủ công nghệ, vận hành và khai thác các tuyến ĐSĐT.

Bài toán phủ sóng metro Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 2.

Người dân Hà Nội háo hức trải nghiệm tàu Nhổn – ga Hà Nội

ẢNH: ĐÌNH HUY

Với Hà Nội, để đầu tư hệ thống ĐSĐT từ nay đến năm 2045 khoảng 66,38 tỉ USD. Thành phố có thể huy động khoảng 57,77 tỉ USD, còn thiếu 8,61 tỉ USD so với nhu cầu đầu tư và dự kiến bù đắp bằng nguồn ngân sách T.Ư hỗ trợ. Trong khi đó, sơ bộ tổng cầu vốn đầu tư đến năm 2035 của TP.HCM khoảng 34,92 tỉ USD. TP.HCM cân đối được 25,17 tỉ USD và đề nghị T.Ư hỗ trợ có mục tiêu khoảng 9,75 tỉ USD. Ước tính tổng nhu cầu vốn mà 2 thành phố đề nghị ngân sách T.Ư đến năm 2035 để phát triển ĐSĐT là khoảng 18,36 tỉ USD.

Tuy nhiên, qua rà soát sơ bộ, Bộ KH-ĐT cho rằng số liệu nhu cầu đầu tư, khả năng huy động chưa thống nhất; không đưa ra phương pháp, cơ sở tính toán sơ bộ nhu cầu đầu tư và khả năng huy động vốn. Ngoài ra, việc hỗ trợ ngân sách T.Ư cho TP.Hà Nội và TP.HCM để đầu tư metro cần xem xét trong bối cảnh dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam và các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn khác như Đồng Đăng – Hà Nội, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng… cũng được dự kiến đầu tư trong giai đoạn từ năm 2026 – 2035.

Metro đang thay đổi thói quen đi lại ở Hà Nội

Đầu tháng 8, Hà Nội vận hành tuyến ĐSĐT thứ 2 sau Cát Linh – Hà Đông là đoạn trên cao Nhổn – ga Hà Nội dài 8,5 km, đoạn ngầm còn lại robot đã bắt đầu đào hầm ngầm. Chỉ sau 1 tuần vận hành, tuyến đã đón hơn 393.000 lượt hành khách, cao gấp 2 lần tuyến Cát Linh – Hà Đông trước đó.

Theo Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn, Hà Nội phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng, vận hành 10 tuyến ĐSĐT (bao gồm các tuyến đã đi vào vận hành, khai thác là tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông và đoạn trên cao tuyến số 3.1 Nhổn – Cầu Giấy). TP.Hà Nội cũng đang tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện các dự án đầu tư tuyến số 2.1 (Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo), tuyến số 3.2 (ga Hà Nội – Hoàng Mai), tuyến số 5 (Văn Cao – Hòa Lạc), tuyến số 2A kéo dài (Hà Đông – Xuân Mai).

TS Vũ Hồng Trường, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), cho biết với tuyến Cát Linh – Hà Đông, mỗi ngày làm việc có khoảng 37.000 lượt hành khách sử dụng ĐSĐT đi lại, trong đó 80% đi vào giờ cao điểm (đi thường xuyên bằng vé tháng). Theo ông Trường, thực tế cho thấy ĐSĐT đang thay đổi thói quen đi lại và tạo nét văn hóa giao thông mới, hiện đại cho người dân Hà Nội.

Thực tế chậm chạp và ì ạch hơn chục năm mới xong một tuyến ĐSĐT đang là thách thức không nhỏ cho khát vọng “phủ kín” mạng lưới metro của Hà Nội trong khoảng 20 năm tới. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm quản lý vận hành 2 tuyến metro tại Hà Nội, TS Vũ Hồng Trường cho rằng hệ thống ĐSĐT thủ đô hoàn toàn có thể hoàn tất mục tiêu 200 km nếu có cơ chế thực sự đột phá. Nhấn mạnh đến đột phá về cơ chế chính sách, theo ông Trường, điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý mới, đặc thù, giải quyết tận gốc những vướng mắc của ĐSĐT hiện nay.

TP.HCM chạy nước rút tuyến metro đầu tiên

Hiện nay, tuyến metro số 1 TP.HCM (metro Bến Thành – Suối Tiên) đang chạy nước rút với mục tiêu đưa vào khai thác thương mại cuối năm nay. Ngay trước thềm lễ Quốc khánh (2.9), lần đầu tiên các học viên lái tàu VN (thuộc Công ty Đường sắt đô thị số 1 – đơn vị vận hành metro) đã được trực tiếp điều khiển vận hành thử nghiệm 6 đoàn tàu thuộc tuyến metro số 1. Tàu chạy thử trên toàn tuyến từ ga Bến Thành (Q.1) tới ga Suối Tiên (TP.Thủ Đức) tổng chiều dài gần 20 km.

Ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) – chủ đầu tư, cho biết MAUR vẫn đang giữ nguyên tiến độ đã báo cáo UBND TP.HCM theo cam kết của các nhà thầu Nhật Bản, tức hoàn thành tuyến metro số 1 vào tháng cuối cùng của năm 2024 và đưa vào vận hành.

Ngay sau khi tuyến metro đầu tiên đi vào hoạt động, MAUR cũng sẽ khởi công tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương). Dự án hiện cũng đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành Quyết định bồi thường 584/586 trường hợp, đạt 99,6%. Các nhà thầu đang thi công những hạng mục đầu tiên về di dời – tái lập hệ thống cấp thoát nước, biển báo, chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông. Qua các bước chuẩn bị, mục tiêu đề ra là thi công các hạng mục nhà ga, tuyến chính vào năm 2025, đảm bảo đưa tuyến metro số 2 vào khai thác năm 2030 như chỉ đạo của Thủ tướng.

Theo tính toán, tuyến metro số 1 hoàn thành mới chỉ giải quyết được khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân từ phía đông (khu vực TP.Thủ Đức) về phía trung tâm TP. Sau khi tuyến số 2 và các tuyến tiếp theo hoàn thành thì tác động sẽ tăng lên rất nhiều. Mạng lưới metro hoàn thiện theo quy hoạch, kết hợp cùng hệ thống xe buýt, đường sắt trên cao… có thể đáp ứng 30 – 40% nhu cầu đi lại của người dân TP.

Song song với việc chạy đua tiến độ tuyến số 1 và số 2, TP.HCM cũng đang chuẩn bị trước nhiều công tác để có thể thực hiện ngay đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị sau khi được cấp có thẩm quyền “gật đầu”. Đề án đặt mục tiêu từ nay đến năm 2035, TP sẽ hoàn thành 6 tuyến metro với tổng chiều dài 183 km, sau đó tiếp tục làm thêm hơn 168 km để nâng tổng số chiều dài mạng lưới metro lên hơn 351 km vào năm 2045.

Để thực hiện mục tiêu, đề án cũng đã xây dựng 6 nhóm cơ chế, chính sách với 28 cơ chế. Trong đó, có 17 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội; 11 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.

Cần phù hợp đặc thù

Tờ trình của UBND TP.Hà Nội cũng đề xuất 23 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đề án ĐSĐT. Đặc biệt Hà Nội đề xuất được điều chỉnh chức năng sử dụng cho các khu đất trong khu vực đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) để khai thác quỹ đất và khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong các khu vực TOD…

Song theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đỗ Thành Trung, thực tế việc triển khai hiện có nhiều vướng mắc liên quan việc sử dụng đất, không gian ngầm và trên cao xung quanh vị trí các nhà ga và các tuyến đường giao thông. Trung Quốc cũng đã điều chỉnh mô hình TOD thành TAD (mô hình giao thông kề cạnh) để phù hợp với đặc thù mật độ dân số lớn. Lãnh đạo Bộ KH-ĐT cũng lưu ý việc phân tích kiểm soát và xử lý các rủi ro của các dự án metro.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/bai-toan-phu-song-metro-ha-noi-va-tphcm-185240903221008943.htm

Cùng chủ đề

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Sau vụ đấu giá gây rúng động, huyện Thanh Oai sắp đấu giá tiếp 58 lô đất

Huyện Thanh Oai (Hà Nội) vừa ra thông báo đấu giá quyền sử dụng đối với 58 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man (thuộc dãy ONT-07 và ONT-08), ở thôn Văn Quán, xã Đỗ Động.Cụ thể, các lô đất có diện tích từ 76,55m2 đến 189,73m2; giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2, tương đương từ gần 406 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng mỗi lô. Khách hàng tham gia đấu giá đất phải...

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc-xin sởi cho trẻ em TP.HCM

Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc-xin, VNVC đặc biệt chú trọng...

Hà Nội còn hơn 30.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Cùng chuyên mục

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 96/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp...

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Những 'người hùng nhí' cứu 2 em nhỏ đuối nước ở Hà Tĩnh Thủ tướng biểu dương ngành Công Thương và nhiều đơn vị trong ứng phó với bão số 3 Ngày 16/9/2024, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và Trưởng Công an TP. Thanh Hóa về thành...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Mới nhất

Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới

Dự báo giá cà phê ngày 17/9/2024, tại thị trường trong nước quay đầu giảm. Giá cà phê tăng và ở mức cao nhưng nhiều dự đoán không vui về sản lượng mùa tới đã khiến nông dân không vội bán ra. Theo các chuyên gia, nếu giá cà phê không giảm mạnh, nông...

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá Tăng Bá Hưng

Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng, sinh năm 1978; quê quán xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là lái xe thuộc Trung đội 2, Đại đội 1, Lữ đoàn Vận tải 653, Cục Hậu cần Quân khu 3. Đồng chí Tăng Bá Hưng. (Ảnh Cục...

Công bố quyết định của Chánh án TAND tối cao về công tác cán bộ

TPO - Ngày 16/9, Vụ Công tác phía Nam của TAND tối cao đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Chánh án TAND tối cao về công tác cán bộ. Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Du đến dự và chủ trì buổi lễ. Ông Trần...

Để hệ thống báo Đảng phát huy hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ trì hội thảo có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch...

Bão Bebinca ‘càn quét’ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

TPO - Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc với sức gió lên đến 151 km/h ở vùng gần tâm bão. Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão, Thượng Hải bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Vào 7h30 sáng 16/9, cơn bão Bebinca đổ bộ...

Mới nhất