Trang chủNewsThời sựBài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt...

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

(Dân trí) – Với hiện trạng đường sắt lạc hậu, Bộ GTVT xác định cần một chiến lược phát triển công nghiệp bài bản để làm chủ công nghệ sửa chữa, bảo trì đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

Ngày 21/10 vừa qua, ngành đường sắt Việt Nam kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống. Mốc lịch sử được tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hỏa hơi nước từ Hải Phòng về Hà Nội, sau chuyến thăm Pháp kéo dài 5 tháng (21/10/1946).

Điểm khởi đầu của ngành hỏa xa Việt Nam còn lâu hơn nữa, tính từ thời điểm thực dân Pháp hoàn thành tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1885.

Là một trong những nước có đường sắt sớm nhất Đông Nam Á, Việt Nam đến nay vẫn bỡ ngỡ với công nghệ đường sắt chạy điện và gần như chắc chắn sẽ phải nhập khẩu công nghệ đường sắt tốc độ cao 350km/h.

Một nền công nghiệp đường sắt lạc hậu

Ngành đường sắt Việt Nam đã có tuổi đời hơn 100 năm, tính từ thời điểm thực dân Pháp thiết lập các tuyến đường sắt hơi nước đầu tiên, tới giai đoạn đất nước bị chia cắt và sau đó là những năm tháng hòa bình.

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam - 1
Nhà máy xe lửa Gia Lâm hình thành từ thời Pháp, đến nay vẫn là 1 trong 2 cơ sở công nghiệp đường sắt chính tại Việt Nam (Ảnh: Ngọc Tân).

Trong hơn 1 thế kỷ tồn tại, bước chuyển đáng kể nhất của công nghiệp đường sắt Việt Nam là việc thay thế đầu máy hơi nước bằng các đầu máy chạy dầu diesel vào cuối thế kỷ XX.

Nhưng nếu hỏi Việt Nam đang chế tạo và sản xuất các sản phẩm công nghiệp đường sắt ra sao, câu trả lời là “hầu hết phải nhập khẩu”.

Theo báo cáo của Tư vấn lập dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, cơ sở công nghiệp đường sắt của Việt Nam hiện chỉ tập trung tại 2 nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) và Dĩ An (Bình Dương). 

Tại các nhà máy này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã triển khai sản xuất đầu máy D19E, nhưng chủ yếu là nhập khẩu linh kiện và lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt khoảng 10%. Phần toa xe do ít thiết bị cơ khí phức tạp nên tỷ lệ nội địa hóa cao hơn.

Các đầu máy diesel đang hoạt động hiện nay hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí có đầu máy là chiến lợi phẩm từ thời chống Mỹ vẫn đang được sử dụng.

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam - 2
Một đầu máy kiểu dáng khí động học (D8E) từng được nhà máy xe lửa Gia Lâm sản xuất, hoạt động kém hiệu quả và trở thành phế vật (Ảnh: Ngọc Tân).

Về hạ tầng đường, Việt Nam đã sản xuất được các thanh tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực. Các thanh ray, ghi và nhiều phụ tùng liên quan thiết bị thông tin tín hiệu vẫn phải nhập khẩu nước ngoài.

Theo đánh giá của Tư vấn, các cơ sở công nghiệp đường sắt trong nước chủ yếu đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy và toa xe. 

Nền công nghiệp đường sắt Việt Nam nhìn chung đã rất lạc hậu, nhưng vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của một hệ thống đường sắt quốc gia vốn cũng lạc hậu không kém. 

Các cơ sở công nghiệp đường sắt sẽ thực sự bị thách thức khi xuất hiện những hệ thống mới như đường sắt đô thị hay xa hơn là đường sắt tốc độ cao. Các nhà máy chưa từng sản xuất đoàn tàu điện khí hóa thông thường (chưa nói đến tàu chạy điện với vận tốc 350km/h).

Thời gian qua, một số dự án đường sắt đô thị đã được đưa vào khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa được thực hiện, dẫn đến công nghiệp đường sắt trong nước cơ bản không có sự thay đổi.

Làm chủ công nghệ lõi, giấc mơ xa vời với Việt Nam?

Khi triển khai lập dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ GTVT đã xác định đây là cơ hội để phát triển nền công nghiệp đường sắt của nước nhà. 

Tuy nhiên, do Việt Nam không sở hữu công nghệ lõi về đường sắt tốc độ cao, đất nước sẽ cần một chiến lược bài bản để tiếp cận, nhận chuyển giao công nghệ và từng bước nội địa hóa.

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam - 3
Lãnh đạo Bộ GTVT trong chuyến đi học hỏi kinh nghiệm làm đường sắt tốc độ cao tại châu Âu (Ảnh: Mt.gov).

Trong mục tiêu làm chủ công nghệ, vấn đề không chỉ là “bàn tay, khối óc” người Việt có thể nắm bắt được công nghệ hay không, mà quan trọng hơn là quy mô thị trường của Việt Nam có đủ lớn để bỏ thời gian và chi phí nghiên cứu phát triển công nghệ hay không.

Theo Tư vấn lập dự án, trên thế giới chỉ có 4 quốc gia tự phát triển, làm chủ hoàn toàn công nghệ đường sắt tốc độ cao gồm Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy; 3 quốc gia nhận chuyển giao và tiến tới làm chủ công nghệ, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, đây đều là các nước có nền công nghiệp phát triển.

Việc làm chủ hoàn toàn công nghệ đường sắt tốc độ cao cần thời gian dài, qua nhiều giai đoạn và có hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quan trọng nhất, đất nước đó phải có trụ đỡ về quy mô thị trường.

Ví dụ điển hình là Trung Quốc. Với quy mô thị trường đường sắt rất lớn (khoảng 165.000km), nước này có điều kiện để đầu tư, ứng dụng, thử nghiệm, phát triển và làm chủ hoàn toàn công nghệ (mỗi năm Trung Quốc dành 2,2 tỷ USD cho nghiên cứu đường sắt).

Tại Việt Nam, Tư vấn xác định trước mắt chỉ có tuyến Hà Nội – TPHCM được đầu tư với tốc độ 350km/h. Do quy mô thị trường đường sắt tốc độ cao không lớn, công nghiệp đường sắt Việt Nam cần được định hướng phát triển theo chiều rộng, đáp ứng nhu cầu của đường sắt truyền thống, đường sắt đô thị và một phần của đường sắt tốc độ cao.

Tư vấn lập dự án xác định đến năm 2045, Việt Nam sẽ làm chủ về công nghiệp xây dựng; từng bước nội địa hóa việc sản xuất phương tiện cho đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; sản xuất trong nước và từng bước nội địa hóa linh kiện phần cứng, phần mềm về thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện; làm chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa đối với đường sắt tốc độ cao.

Theo tính toán của Tư vấn, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD, phương tiện, thiết bị khoảng 34,1 tỷ USD (đầu máy, toa xe khoảng 9,8 tỷ USD; hệ thống thông tin tín hiệu và thiết bị khác khoảng 24,3 tỷ USD) và hàng triệu việc làm.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/bai-toan-mang-cong-nghe-duong-sat-toc-do-cao-ve-viet-nam-20241022001059285.htm

Cùng chủ đề

Văn hóa là sức mạnh mềm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, trong kỷ nguyên mới mà Việt Nam đang bước vào, văn hóa có thể góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, khẳng định bản sắc dân tộc trên trường quốc tế.   Dòng chảy văn hóa truyền thống tiếp tục được giới trẻ phát huy. Trong ảnh là một tiết mục trình diễn tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai. Ảnh: Phương Lâm. Chia sẻ với Tri thức - ZNews, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải là “công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước”

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước và là công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, hướng tuyến "thẳng nhất có thể"Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung...

Hé lộ vị trí dự kiến sản xuất ray đường sắt tốc độ cao của Hòa Phát

Hé lộ vị trí dự kiến sản xuất ray đường sắt tốc độ cao của Hòa PhátDự kiến nhà máy luyện kim, sản xuất thép của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu công nghiệp Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên sẽ có sản phẩm là ray đường sắt tốc độ cao với chiều dài từ 50-100 m. Ảnh minh họa. Đây là một...

Chính phủ lý giải không ưu tiên thu hút tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Phối cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Ảnh minh họa AI Nhấn mạnh sự cần thiết đầu tư, Chính phủ cho rằng việc triển khai dự án để hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, với đường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump, bà Harris giằng co quyết liệt ở loạt bang chiến trường

(Dân trí) - Hai ứng viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump đang trong cuộc đua quyết liệt tại 7 bang chiến trường trước ngày bầu cử.   Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: SCMP).   Một cuộc khảo sát của Washington Post/Schar School vào ngày 21/10 cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris dẫn trước ở Georgia với tỷ lệ 51-47, trong khi ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump...

Khám phá nghệ thuật sơn mài truyền thống cùng họa sĩ Tô Ngọc Trang

(Dân trí) - Chương trình "Sơn son cẩn trứng" với sự hướng dẫn của họa sĩ Tô Ngọc Trang là cơ hội để khán giả khám phá nghệ thuật sơn mài truyền thống. Sự kiện diễn ra vào cuối tuần qua tại Trung tâm Nghệ thuật Area 75, với sự hướng dẫn của họa sĩ Tô Ngọc Trang. Sơn mài cẩn trứng là sự kết hợp giữa nghệ thuật sơn mài truyền thống và việc sử dụng vỏ trứng sấy khô cẩn...

Bên trong căn phòng từng đón Tổng thống Mỹ ở Hà Nội

(Dân trí) - Phòng suite Charlie Chaplin từng là nơi lưu trú của Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Theo giá niêm yết thời điểm hiện tại, mỗi đêm nghỉ tại đây khoảng 170 triệu đồng (tương đương 7.000 USD). Tháng 4/1936, các thời báo ở Việt Nam rầm rộ đưa tin về sự kiện danh hài Charlie Chaplin (hay được người Việt gọi bằng tên thân thuộc là Vua hề Sác Lô) và nữ minh tinh màn bạc Hollywood...

Eaton Park – Nơi nghệ thuật kiến trúc tạo nên những tổ ấm tinh tế

Những dự án của Gamuda Land sở hữu sức hút riêng biệt từ phương thức quy hoạch tổng thể đột phá, toàn diện và định hướng thiết kế bền vững được nhà phát triển bất động sản hàng đầu Malaysia kiên trì theo đuổi trong quá trình phát triển gần 30 năm qua.Với triết lý chủ đạo "lắng nghe lời tâm tình của đất", Gamuda Land ứng dụng nguyên lý thiết kế kiến trúc Biophilic - "ưa sinh học",...

Nữ kỹ sư gốc Việt lừng danh và 3 điều kiện có một không hai tại tập đoàn Mỹ

(Dân trí) - Khi Tập đoàn Texas Instruments - một trong ba công ty điện tử lâu đời tại Mỹ - tìm cách giữ chân, nữ kỹ sư gốc Việt đã đặt ra 3 điều kiện có một không hai. 3 điều kiện có một không hai này được bà Lê Duy Loan - người Mỹ gốc Á đầu tiên và là người phụ nữ duy nhất được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch phụ trách Kỹ thuật trong...

Bài đọc nhiều

Meta phát hành mô hình AI có thể ‘tự học’ và ‘tự phát triển’

(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook, thông báo hôm thứ Sáu rằng họ đang ra mắt một loạt mô hình AI mới, bao gồm một "Bộ Đánh Giá Tự Học" có khả năng giảm bớt sự can thiệp của con người trong quá trình phát triển AI. ...

UAV Nga đánh ‘thẳng mặt’ xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine

RT đưa tin, ngày 20/10 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy lực lượng nước này phá hủy xe chiến đấu bọc thép (AFV) do phương Tây viện trợ cho Ukraine chỉ với một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chính xác.Video UAV Nga tấn công phá hủy xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)Bộ Quốc phòng Nga cho biết các quân...

Bộ TN&MT: Nhiều người trúng đấu giá đất ở Hà Nội chưa nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Bộ TN&MT cho biết, trong 19 lô đất trúng đấu giá tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), còn 8 thửa chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc gây ra dư luận không tốt. Bộ TN&MT vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024, sau hai tháng luật này có hiệu lực (từ 1/8/2024). Theo Bộ TN&MT, các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một...

Tân Chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên không mơ làm đến cấp này, chức kia”

(Dân trí) - Nhắc lại thời điểm năm 1975 khi xung phong đi bộ đội, tân Chủ tịch nước Lương Cường nói khi ấy chỉ mong đến ngày chiến thắng trở về là hạnh phúc, tuyệt nhiên không nghĩ làm đến cấp này, chức kia. Tân Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu nhậm chức xúc động trước Quốc hội chiều 21/10, ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước và thực...

‘Á quân gây tiếc nuối nhất Đường lên đỉnh Olympia’ ngày ấy, bây giờ ra sao?

Người được khán giả gọi là "á quân gây tiếc nuối nhất Đường lên đỉnh Olympia" là Nguyễn Nguyễn Thái Bảo, cựu học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.   Sau 20 năm kể từ trận chung kết, á quân Đường lên đỉnh Olympia lần 5 (năm 2004) ngày ấy bây giờ đã là tiến sĩ, bác sĩ đang công tác ở Khoa Phẫu thuật khớp - Y học thể thao, Trung tâm Chấn thương chỉnh...

Cùng chuyên mục

Đoàn Thanh niên PTSC đồng hành tổ chức Chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hà Tĩnh

Ngày 19/10/2024, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã đồng hành và phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (ĐHYD) tổ chức chương trình "Chăm sóc sức khỏe cộng đồng" tại tỉnh Hà Tĩnh. Chương trình "Chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã triển khai khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho hơn 1.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Kinh tế – xã hội phát triển tích cực

Theo báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội năm 2024 tại Phiên họp thứ 8, quốc hội khóa XV thì năm nay, mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tuy nhiên kinh tế xã hội đã có những bước phát triển tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Đây cũng...

Ông Trump, bà Harris giằng co quyết liệt ở loạt bang chiến trường

(Dân trí) - Hai ứng viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump đang trong cuộc đua quyết liệt tại 7 bang chiến trường trước ngày bầu cử.   Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: SCMP).   Một cuộc khảo sát của Washington Post/Schar School vào ngày 21/10 cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris dẫn trước ở Georgia với tỷ lệ 51-47, trong khi ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) BUỔI SÁNG - Từ 7 giờ 15 phút: Các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và...

Mới nhất

Ông Trump, bà Harris giằng co quyết liệt ở loạt bang chiến trường

(Dân trí) - Hai ứng viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump đang trong cuộc đua quyết liệt tại 7 bang chiến trường trước ngày bầu cử.   Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: SCMP).   Một cuộc khảo sát của Washington Post/Schar School vào ngày 21/10 cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

Lãnh đạo Nicaragua chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Tổng thống Nicaragua Ortega và Phó Tổng thống Murillo chúc mừng Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.   Ngày 21/10 theo giờ địa phương, Chủ tịch Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Sandino (FSLN), Tổng thống Nicaragua Daniel...

Năng lượng là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào

Chiều 21/10, tiếp Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ đặc biệt Việt Nam –Lào.   Vnews

Mới nhất

Cà phê nhặt rác