Trang chủNewsThế giớiBài toán hòa bình khi tro tàn ở Gaza

Bài toán hòa bình khi tro tàn ở Gaza


Năm 2023 lẽ ra đã có thể trở thành một năm mà hòa bình và hòa giải chiếm ưu thế chủ đạo ở khu vực Trung Đông. Trong năm qua, thế giới đã chứng kiến Iran và Ả Rập Xê Út – hai cường quốc khu vực và cũng là kỳ phùng địch thủ lâu năm – khôi phục quan hệ và mở lại đại sứ quán; chứng kiến Ả Rập Xê Út và Israel tiến gần hơn đến mục tiêu bình thường hóa quan hệ; chứng kiến Liên đoàn Ả Rập chấp nhận cho Syria quay trở lại; cũng như chứng kiến các bên tham chiến ở Yemen cam kết thực hiện các bước hướng đến ngừng bắn.

Song cục diện đã đảo chiều vào ngày 7.10 khi Hamas, một tổ chức chính trị – quân sự của Palestine, bất ngờ tấn công miền nam Israel cả trên bộ, trên biển và trên không, khiến khoảng 1.140 người (bao gồm binh lính) thiệt mạng. Israel đã lập tức tuyên chiến, quyết tâm xóa sổ Hamas thông qua một chiến dịch bao vây và bắn phá chưa từng có tại Dải Gaza, nơi vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Hamas. Những cuộc tấn công trả đũa của Israel đã khiến hơn 20.400 người tại Gaza thiệt mạng, tính đến ngày 25.12.

Bài toán hòa bình khi tro tàn ở Gaza- Ảnh 1.

Cảnh đổ nát ở Khan Younis, phía nam Gaza, hồi cuối tháng 11

Trung Đông lại bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực ngay khi triển vọng về hòa bình lâu dài đang được mở ra tại khu vực vốn vô cùng nhạy cảm về chính trị, tôn giáo và sắc tộc. Và cùng với cuộc chiến đã kéo dài gần hai năm ở Ukraine, chiến sự ở Trung Đông đã làm sâu sắc thêm cảm nhận rằng hòa bình vốn đã mong manh, lại càng thêm mong manh.

Trong khi các nỗ lực hòa đàm giữa Nga và Ukraine đã chững lại từ lâu, tiến trình hòa bình Israel – Palestine giờ đây cũng đang bị chôn vùi dưới mưa bom bão đạn ở Dải Gaza. Giải pháp “hai nhà nước” – trụ cột trong các kế hoạch giải quyết xung đột kéo dài nhiều thập niên giữa người Israel và người Palestine – trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Liệu từ đống tro tàn của khốn cảnh hiện tại, một tiến trình hòa bình mới có thể trỗi dậy hay không?

Tương lai nào cho giải pháp “hai nhà nước”?

Ý tưởng “hai nhà nước” – tức một nhà nước Palestine độc lập, tồn tại song song với một nhà nước Israel – đã tồn tại nhiều thập niên, theo The Economist. Năm 1947, Liên Hiệp Quốc đã đề xuất kế hoạch phân chia một quốc gia Do Thái và một quốc gia Ả Rập trên lãnh thổ Palestine, đồng thời đặt thành phố Jerusalem dưới sự quản lý quốc tế. Tuy nhiên, phía Ả Rập bác bỏ kế hoạch này và Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948, dẫn đến Chiến tranh Ả Rập – Israel lần thứ nhất.

Trước và sau khi nhà nước Israel ra đời, khoảng 750.000 người Palestine đã bị đẩy khỏi quê hương của mình, những vùng đất mà khi đó đã nằm dưới sự kiểm soát của quốc gia Do Thái non trẻ. Đến cuộc chiến “6 ngày” năm 1967, tức Chiến tranh Ả Rập – Israel lần thứ ba, Israel đã chiếm thêm Bờ Tây cùng với Đông Jerusalem từ Jordan. Israel cũng chiếm được Dải Gaza từ Ai Cập trong cuộc chiến đó nhưng đã rút khỏi lãnh thổ này vào năm 2005.

Sau nhiều thập niên xung đột, người Palestine vẫn không chấp nhận giải pháp “hai nhà nước” cho đến năm 1987 khi sự kiện “intifada (nổi dậy) nổ ra. Nhà lãnh đạo Yasser Arafat của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) bắt đầu thay đổi cách tiếp cận, thừa nhận sự tồn tại của Israel và ủng hộ phương án cùng chung sống, theo Le Monde.

Người Israel và người Palestine bắt đầu đàm phán tại một hội nghị hòa bình ở Madrid vào năm 1991. Với Hiệp định Oslo năm 1993, giải pháp “hai nhà nước” dường như nằm trong tầm tay lần đầu tiên kể từ năm 1948. Thành tựu cũng đã giúp các nhà lãnh đạo Israel và Palestine khi đó được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1994. 

Tuy nhiên, việc Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị một kẻ cực hữu ám sát vào năm 1995 đã cản trở tiến trình hòa bình. Hy vọng được nhóm lên một lần nữa tại hội nghị ở Trại David của Mỹ vào năm 2000, nhưng cuối cùng nỗ lực vẫn bất thành. Tiến trình hòa bình Israel – Palestine đã dừng lại vào năm 2014 và không có cuộc đàm phán nghiêm túc nào kể từ đó.

Bài toán hòa bình khi tro tàn ở Gaza- Ảnh 2.

(Từ trái sang) Thủ tướng Israel Ehud Barak, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat tại Trại David (Mỹ) năm 2000

CHỤP MÀN HÌNH THE NEW YORK TIMES

Xung đột Hamas – Israel đến nay chưa tròn 3 tháng nhưng đã dẫn đến cảnh đổ máu nghiêm trọng nhất ở Gaza kể từ năm 1948 và dường như giáng thêm đòn vào hy vọng giải pháp “hai nhà nước”. Song kể cả không có vụ tấn công ngày 7.10 của Hamas, khả năng “hai nhà nước” trở thành hiện thực cũng trong tình trạng mong manh. 

Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào mùa xuân 2023, chỉ có khoảng hơn 30% người Israel tin rằng có thể chung sống hòa bình với một nhà nước Palestine độc lập. Mười năm trước, cứ 2 người Israel thì có một người cho biết họ tin vào giải pháp “hai nhà nước”. Sau sự kiện ngày 7.10, con số có thể còn thấp hơn.

Tình hình cũng tương tự ở Bờ Tây, Gaza và Đông Jerusalem, nơi hãng thăm dò Gallup tiến hành khảo sát trước các cuộc tấn công của Hamas. Theo kết quả, chỉ có khoảng 25% người Palestine ở đó ủng hộ giải pháp “hai nhà nước”. Năm 2012, cứ 10 người thì sẽ có 6 người Palestine ủng hộ phương án này.

Hy vọng le lói

Dù vậy, nhiều bên vẫn tin rằng đây là con đường duy nhất để đi đến hòa bình giữa Israel và Palestine, bao gồm Mỹ. “Khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, cần phải có tầm nhìn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo và theo quan điểm của chúng tôi, đó phải là giải pháp hai nhà nước”, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về xung đột Hamas – Israel trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hồi tháng 10.

Khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, cần phải có tầm nhìn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo và theo quan điểm của chúng tôi, đó phải là giải pháp “hai nhà nước”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Tại một hội nghị ở Bahrain vào tháng 11, quan chức các nước Ả Rập đều đưa ra thông điệp tương tự. “Chúng ta cần quay trở lại giải pháp hai nhà nước, một nhà nước Israel và một nhà nước Palestine cùng chung sống”, ông Anwar Gargash, cố vấn của Tổng thống Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), phát biểu tại hội nghị.

Theo The New York Times, một nỗ lực như vậy sẽ phải vượt qua hàng loạt trở ngại, đặc biệt là sự mở rộng đáng kể diện tích các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây, tình trạng mà người Palestine cho rằng đã góp phần dập tắt hy vọng thành lập một nhà nước của họ trên vùng đất đó. Sự trỗi dậy của làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Israel càng làm phức tạp thêm nhiệm vụ: Họ phản đối người Palestine thành lập nhà nước, tìm cách sáp nhập Bờ Tây và hiểu rằng việc xóa bỏ các khu định cư Do Thái tại đây là “thùng thuốc nổ chính trị”.

Bài toán hòa bình khi tro tàn ở Gaza- Ảnh 3.

Người Palestine biểu tình phản đối các khu định cư Do Thái ở Nablus, Bờ Tây, hồi tháng 9.2023

Một trong những tên tuổi hàng đầu ủng hộ giải pháp “hai nhà nước” là Thủ tướng Li Băng Najib Mikati và ông đã khởi động một kế hoạch hòa bình sau khi xung đột Hamas – Israel bùng nổ. Trong một cuộc phỏng vấn với The Economist hồi tháng 10, ông cho biết kế hoạch bao gồm 3 bước.

Đầu tiên là một đợt ngừng bắn tạm thời vì mục đích nhân đạo kéo dài 5 ngày, trong đó Hamas sẽ thả một số con tin và Israel sẽ ngừng bắn, cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza. Nếu việc ngừng bắn tạm thời được duy trì, kế hoạch sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai: đàm phán để ngừng bắn hoàn toàn. Với sự giúp đỡ của các bên trung gian, Israel và Hamas cũng có thể đàm phán về việc trao đổi tù nhân lấy con tin.

Các nhà lãnh đạo phương Tây và khu vực sau đó sẽ bắt đầu làm việc ở giai đoạn thứ ba: một hội nghị hòa bình quốc tế nhằm giải quyết “hai nhà nước” cho Israel và Palestine. “Chúng tôi sẽ xem xét quyền của Israel và quyền của người Palestine. Đã đến lúc mang lại hòa bình cho toàn khu vực”, ông Mikati cho biết trong cuộc phỏng vấn.

Bài toán hòa bình khi tro tàn ở Gaza- Ảnh 4.

Thủ tướng Li Băng Najib Mikati (phải) gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Jordan hồi tháng 11.2023

Theo ông Tony Klug, cựu cố vấn của Nhóm Chiến lược Palestine (PSG) và Diễn đàn Chiến lược Israel (ISF), hy vọng về hòa bình vẫn còn. Viết cho The Guardian vào tháng 11, ông chỉ ra rằng mọi tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine kể từ năm 1967 đều được thúc đẩy bởi một “trận địa chấn” không lường trước được. Cuộc chiến Hamas – Israel lần này cũng có thể là một trong những sự kiện như vậy.

Cụ thể, chuyên gia Klug cho biết cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, hay Chiến tranh Ả Rập – Israel lần thứ tư, đã dẫn đến hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Israel vào năm 1979. Sự kiện vào năm 1987 thúc đẩy các sáng kiến ngoại giao mà đỉnh điểm là Hiệp định Oslo năm 1993. Sự kiện năm 2000 đã thúc đẩy sáng kiến hòa bình Ả Rập năm 2002. Mặc dù còn quá sớm để nói một cách tự tin, có thể làn sóng phẫn nộ hiện tại sẽ diễn ra theo mô thức tương tự, theo ông Klug.

Các quan chức Israel cho biết họ đang tập trung vào cuộc chiến chống lại Hamas, có thể kéo dài hàng tháng, và bất kỳ cuộc thảo luận nào về tiến trình hòa bình đều phải đợi cho đến khi Gaza không còn tiếng súng. Song tại các tổ chức nghiên cứu và trong các ngóc ngách của Bộ Ngoại giao Israel, việc thảo luận về tiến trình chính trị “hậu chiến” đã bắt đầu, theo The New York Times.

Hòa bình sẽ không tự đến; hòa bình phải được xây dựng. Giải pháp “hai nhà nước” vẫn là giải pháp khả thi duy nhất mà chúng ta biết.

Cao ủy Chính sách đối ngoại EU Josep Borrell

Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế để giải quyết xung đột Israel – Palestine. Ý tưởng này nhận được sự ủng hộ của Tây Ban Nha, quốc gia đã chủ trì hội nghị mang tính bước ngoặt về hòa bình Trung Đông vào năm 1991. Thế giới Ả Rập cũng có thể khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình, mặc dù nỗ lực gần đây của Ai Cập mang lại rất ít kết quả.

“Hòa bình sẽ không tự đến; hòa bình phải được xây dựng. Giải pháp hai nhà nước vẫn là giải pháp khả thi duy nhất mà chúng ta biết. Và nếu chúng ta chỉ có một giải pháp, chúng ta phải dồn toàn bộ sức lực chính trị để đạt được nó”, The Guardian dẫn lời Cao ủy Chính sách đối ngoại EU Josep Borrell.

Gian nan ở Ukraine

Giới chức Ukraine hồi tháng 11 cho biết một “hội nghị hòa bình” toàn cầu về Ukraine có thể diễn ra vào tháng 2.2024, trong bối cảnh phương Tây lo ngại rằng cuộc chiến ở Gaza khiến nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ ngoại giao cho kế hoạch hòa bình của Kyiv trở nên khó khăn hơn.

Kyiv vốn muốn hội nghị này diễn ra vào cuối năm 2023 để xây dựng liên minh ủng hộ “công thức” 10 điểm mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề ra nhằm chấm dứt cuộc chiến với Nga. Kyiv đã tổ chức một loạt cuộc đàm phán với sự tham dự của hàng chục quốc gia không có Nga trong nỗ lực hướng tới hội nghị này.

Theo báo The Wall Street Journal, các nhà ngoại giao phương Tây cho biết nỗ lực của Ukraine trong việc tranh thủ sự ủng hộ đã mất dần động lực do căng thẳng gia tăng ở Trung Đông. Xung đột Hamas – Israel đã gây ra những rạn nứt mới giữa Mỹ và các nước phương Tây khác với một số cường quốc Ả Rập cũng như các quốc gia đang phát triển hàng đầu mà Ukraine vốn hy vọng lôi kéo được về phía mình.



Source link

Cùng chủ đề

Giá vàng lao dốc vì sức mạnh Mỹ, ưu tiên của Nga: SJC, nhẫn trơn giảm tới đâu?

Giá vàng thế giới lao dốc vài phiên gần đây trong bối cảnh thế giới thay đổi trước thời điểm ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Sự thay đổi ưu tiên của Nga và sức mạnh của nước Mỹ có thể tiếp tục kìm hãm đà tăng của kim loại quý. Nga dịch chuyển ưu tiên - yếu tố mới tác động đến vàng Cục diện Trung Đông thay đổi nhanh chóng. Khu vực này bước vào một giai đoạn...

Israel không kích giết chết hàng chục người đang trú ẩn trong bưu điện ở Gaza

(CLO) Một cuộc không kích của Israel đã giết chết ít nhất 30 người Palestine và làm bị thương 50 người khác đang trú ẩn trong một bưu điện ở trung tâm Dải Gaza, nâng số người chết vào thứ Năm tại vùng đất này lên 66. ...

Lửa Trung Đông có đang hạ nhiệt?

Chuyển biến tại Trung Đông theo hướng có lợi cho Israel được cho là cơ sở để Tel Aviv tạo thế đàm phán ngừng bắn ở Gaza. ...

Giá vàng tăng vọt sau bước ngoặt tại Syria: Sẽ lên đỉnh mới hay chìm nhanh?

Giá vàng thế giới tăng dựng đứng sau bước ngoặt chính trị tại Syria. Cú sụp đổ chớp nhoáng của chính quyền Bashar al-Assad sẽ khiến cục diện tại Trung Đông ra sao? Giá vàng liệu có lên mốc đỉnh mới? Bước ngoặt tại Syria, xuất hiện động lực mới cho vàng Cục diện tại Trung Đông có thể biến động mạnh sau khi chính quyền Bashar al-Assad sụp đổ vào cuối tuần đầu tiên của tháng 12/2024. Nga không thể...

Nhiều nước Trung Đông lên án Israel tiến quân vào Syria, Mỹ bảo vệ

Qatar, Iraq và Ả Rập Xê Út lên án việc Israel kiểm soát một số khu vực tại Syria, trong khi Mỹ cho rằng hành động của Tel Aviv nhằm ngăn nguy cơ khủng bố. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hạn chế hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong phim ảnh, sân khấu

Từ tháng 1.2025, không sử dụng hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu; trừ trường hợp sử dụng nhằm phê phán, lên án. ...

Giờ ăn sáng tốt cho người huyết áp cao

'Bạn có biết rằng bữa sáng có thể ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp? Nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa sáng có nhiều khả năng bị huyết áp cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe...

Bài đọc nhiều

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đụng độ Myanmar

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán khác nhau về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (21/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quyết định với Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt cuối bảng B AFF Cup 2024. Trước thềm trận đấu này, đội tuyển Việt...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ Frank McCourt - người được cho là sẽ mua lại TikTok sẽ thay đổi mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một đạo luật buộc ByteDance - công ty có trụ sở tại Trung Quốc, phải hoàn tất việc thoái...

Nga tố khoản vay của G7 cho Ukraine từ tài sản phong tỏa của Moscow là hành vi gian lận

Ngày 21/12, Đại sứ quán Nga tại Anh chỉ trích kế hoạch chuyển hơn 2 tỷ bảng Anh (2,5 tỷ USD) cho Ukraine của Anh từ tài sản phong tỏa của Moscow là "âm mưu gian lận".

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày...

(Bqp.vn) - Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội...

Giờ ăn sáng tốt cho người huyết áp cao

'Bạn có biết rằng bữa sáng có thể ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp? Nghiên cứu cho thấy những người bỏ...

Mới nhất