Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBài "Bắt nạt" gây tranh cãi: Có gì "lấp lánh" mà đưa...

Bài “Bắt nạt” gây tranh cãi: Có gì “lấp lánh” mà đưa vào sách giáo khoa?


Những ngày qua, dư luận lại tranh cãi về bài thơ Bắt nạt của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách ngữ văn lớp 6 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

Bài thơ gồm 8 khổ, nói về việc không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các em học sinh không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình.

Nhiều người cho rằng, bài thơ có ngôn từ dễ hiểu, phê phán việc bạo lực học đường nhưng cũng có ý kiến cho rằng, tính nghệ thuật của bài thơ không cao, tính giáo dục không rõ ràng, không phù hợp để đưa vào sách giáo khoa (SGK) cho học sinh.

Bài Bắt nạt gây tranh cãi: Có gì lấp lánh mà đưa vào sách giáo khoa? - 1
Bài thơ “Bắt nạt” in trong sách Ngữ văn lớp 6, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” (Ảnh chụp lại sách điện tử).

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn – Ủy viên Hội đồng Thơ, Hội nhà văn Việt Nam – cho biết, tùy theo từng cấp học mà tác phẩm đưa vào SGK có tính thẩm mỹ khác nhau. Với cấp tiểu học, bài thơ không cần quá xuất sắc nhưng vẫn phải đạt tiêu chí như sự trang nhã, tính giáo dục.

“Những bài thơ đưa vào SGK cho học sinh cấp 1 góp phần định hướng tính cách các em. Nếu tùy tiện đưa bài nào cũng được thì rất nguy hiểm. Trước đây, chúng ta đã có nhiều bài thơ của các tác giả Phạm Hổ, Định Hải, Nguyễn Ngọc Ký… nuôi dưỡng tâm hồn, giúp các em lớn lên thành một người tử tế. Không thể nói vì đổi mới SGK mà chúng ta đưa các bài thơ theo cảm tính được”, ông Nhơn chia sẻ.

Nói về bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhận định, đây là một tác phẩm “giả ngô giả ngọng”, ngôn từ trong thơ không phải là ngôn ngữ của trẻ con.

“Đọc bài thơ thấy rất khiên cưỡng, giữa hồn nhiên và sự giả ngây ngô rất khác nhau. Bài thơ nhân danh “trẻ con” để nói nhưng không dành cho trẻ con. Tôi được biết, bài thơ đã bị phản ứng vào năm 2021 nhưng vẫn được tái bản ở các năm học sau thì có thể đây là quan điểm của nhóm biên soạn.

Họ giữ chính kiến của mình mà không căn cứ vào nghệ thuật thi ca. Nhóm biên soạn không nghe dư luận mà vẫn dùng bài thơ này trong SGK vì quá tự tin nên mới bị phản ứng một lần nữa”, ông Nhơn nêu ý kiến.

Thạc sĩ Lý luận phê bình Văn học Đinh Mỹ Hà cho biết, thế hệ 7x, 8x từng thuộc lòng nhiều bài thơ trong SGK vì đó là những bài thơ hay, có văn vần, có tính thẩm mỹ, giáo dục nhân cách tốt, nhưng với bài thơ Bắt nạt, bà thấy rất kém duyên, không có tính nghệ thuật.

“Một bài thơ làm chơi, đọc chơi thì thế nào cũng được nhưng nếu được chọn đưa vào SGK phải thật chuẩn mực, có tính nghệ thuật cao. Bài Bắt nạt tôi đọc thấy rất bình thường, tôi không hiểu bài thơ có gì “lấp lánh” mà đưa vào SGK? Sao nó lại vượt qua được hội đồng thẩm định nội dung tác phẩm?

Đoạn cuối đọc mới thấy trúc trắc, khó hiểu mà lại không ăn nhập gì với cả bài, nhất là câu: Vì bắt nạt rất hôi. Không phải tự nhiên mà bài thơ bị phản ứng liên tục như vậy”, bà Hà thẳng thắn.

Nhà thơ Nguyễn Phong Việt thì nêu quan điểm, việc đưa những chủ đề như bạo lực học đường, bắt nạt… vào thơ, văn thì rất nên ủng hộ nhưng với bài thơ Bắt nạt, anh nghĩ rằng, chỉ nên đưa một vài trích đoạn phù hợp để minh họa cho chủ đề thay vì đưa toàn bộ bài thơ.

“Ở góc độ độc giả, tôi thấy có vài đoạn thú vị, dễ thương và vài đoạn đúng là hơi gượng ép, lủng củng, thiếu logic… Tuy nhiên, thơ ca phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm và cảm xúc cá nhân của người đọc, thế nên không có công thức nào để khái quát như thế này mới là hay và thế kia mới là dở”, nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho hay.

Bài Bắt nạt gây tranh cãi: Có gì lấp lánh mà đưa vào sách giáo khoa? - 2
Nhiều tác giả thấy ngạc nhiên khi bài thơ “Bắt nạt” được in trong SGK vì sự trúc trắc, khó hiểu (Ảnh: Hoàng Hoàng).

Nói về thị trường thơ thiếu nhi hiện nay, anh Phong Việt cho biết, người Việt Nam làm thơ nhiều, xuất bản thơ cũng nhiều nhưng rất hiếm khi bán được.

“Số lượng các nhà thơ in thơ và bán được là rất khiêm tốn. Riêng về mảng thiếu nhi, giờ quá ít người chịu viết: Thứ nhất, đó là một đề tài không dễ với các nhà thơ. Thứ hai là thơ thiếu nhi cũng không phải dễ bán so với truyện chữ, truyện tranh cùng đề tài nên chúng ta ít thấy thơ thiếu nhi là vậy”, nhà thơ Nguyễn Phong Việt nhận định.



Source link

Cùng chủ đề

Bê bối bắt nạt của T-ara bị nhắc lại sau hơn mười năm bởi những lời ‘dối trá’?

Sau 12 năm, bắt nạt nội bộ của T-ara bỗng ồn ào trở lại kể từ những chia sẻ của cựu CEO quản lý, ông Kim Kwang Soo. Ngay lập tức, một số người trong cuộc liền lên tiếng. ...

Đồng nghiệp kiếm chuyện: Nói xấu là bình thường, nói tốt mới lạ?

Bài viết "Đi làm để kiếm tiền, đồng nghiệp lại muốn... kiếm chuyện" đăng tải trên Tuổi Trẻ Online thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc. Đa phần nói rằng tình trạng bị nói xấu, bắt nạt, môi trường toxic thì ở đâu cũng có, thậm chí có nơi còn tạo ra chiêu trò, hơn cả nói xấu.Làm gì có chỗ...

Bảo vệ trẻ trước bắt nạt học đường, dễ hay khó?

Chỉ riêng việc học trò bắt nạt nhau, tôi cho rằng là điều không dễ khi "người trong cuộc" lắm khi không hé môi lên tiếng. Chuyện này nơi nào cũng có. Không thể có thống kê được các kiểu học trò bắt nạt nhau. Các vụ học sinh đánh nhau hoặc cố tình làm đau thân thể bạn có thể được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

90 phút đáng nhớ và lần ra mắt đội tuyển thành công của Xuân Son

(Dân trí) - Tân binh Nguyễn Xuân Son với 2 pha lập công đã góp phần tạo nên chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước đối thủ Myanmar, qua đó đặt chân vào bán kết AFF Cup 2024.   Tối 21/12, trận đấu ở lượt cuối bảng B giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar đã được diễn ra trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã được HLV Kim Sang Sik điền tên trong danh...

Triển lãm Quốc phòng: Người dân tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội Việt Nam

(Dân trí) - Sau khi tham quan các khu vực trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, hàng vạn người dân cảm thấy vô cùng tự hào về sự lớn mạnh vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày 21/12, đã có hơn 100.000 người dân đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia...

Lạ lùng thị trường địa ốc TPHCM: Nguồn cung thiếu nhưng ê hề dự án tồn kho

(Dân trí) - TPHCM có 86 dự án tồn kho, tương đương hơn 54.000 căn, làm gia tăng tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở và mất cân đối sản phẩm. Ngược lại, thị trường thiếu nguồn cung đẩy giá nhà lên cao. Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) dẫn số liệu từ Sở Xây dựng thành phố, cho biết trong giai đoạn 2015-2023, địa phương này có 86 dự án nhà ở thương mại đã ngưng thi...

Chuyện đằng sau video cụ bà U100 cười ngã lăn ra sàn, rơi đĩa thịt trên tay

(Dân trí) - Sau bữa cơm trưa, cụ Tân (95 tuổi, Hà Nội) cười ngã lăn ra sàn, khiến đĩa thức ăn cầm trên tay đổ tung tóe. Hai người cháu thấy vậy cũng cười lăn lộn, bữa cơm gia đình thành kỷ niệm đáng nhớ, ấm cúng. Đầu tháng 12, Khánh Ly (22 tuổi, ở Hà Nội) đăng tải lên mạng xã hội đoạn video bữa trưa vui vẻ cùng bà nội."Hãy để cụ bà 95 tuổi chỉ bạn...

Chiến sĩ Lữ đoàn 242 vững tay súng, chắc tinh thần người lính Bộ đội Cụ Hồ

(Dân trí) - Các chiến sĩ Tiểu đoàn Cô Tô, Lữ đoàn 242 (Quân khu 3) vẫn luôn tích cực tập luyện không kể ngày hay đêm, bảo vệ vững chắc tuyến đảo Đông Bắc của Tổ quốc. Đóng quân trên địa bàn biên giới, biển, đảo, có vị trí đặc biệt quan trọng, Tiểu đoàn đảo Cô Tô thuộc Lữ đoàn Bộ binh Phòng thủ đảo 242 (Quân khu 3) có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,...

Bài đọc nhiều

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Cụ ông lấy bằng tiến sĩ Toán học ở tuổi 85

Ở tuổi 85, kỹ sư người Mỹ gốc Ấn Độ Ramesh Sharma vừa nhận tấm bằng tiến sĩ từ Đại học Texas ở Arlington (UTA) trong khuôn khổ lễ tốt nghiệp của trường khoa học. ...

Mức đóng bảo hiểm y tế mới áp dụng trong năm 2025

(Dân trí) - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi mở rộng thêm nhiều nhóm tham gia và quy định mức đóng cụ thể của từng nhóm. Trong năm 2025, các quy định về BHYT sẽ được áp dụng trong 2 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn trước ngày 1/7/2025 áp dụng theo Luật BHYT hiện hành; tức là Luật BHXH năm 2008, được sửa đổi vào năm 2014 và bổ sung bởi một số luật khác.Giai đoạn từ...

Cùng chuyên mục

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang mang mã mọi cơ quan, cán bộ, công chức, mọi gia đình để khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ việc mở sách ra là được đáp ứng ngay, khỏi phải tìm đâu xa...

Đi họp lớp, tự hào mình là giám đốc và muốn đứng ra thanh toán hóa đơn, lớp trưởng nói 5 chữ khiến tôi...

Tiền bạc có thể mua được rất nhiều thứ, nhưng nó không thể mua được tình bạn chân thành. ...

“Từ nhân dân mà ra” là cuốn hồi ký nổi tiếng của ai?

Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” là bản chất, quy luật phát triển của quân đội ta-quân đội kiểu mới và mang trong mình truyền thống, đặc điểm con người, đất nước, văn hóa Việt Nam.

Mới nhất

Lễ Giáng sinh không phải là một ngày lễ chính thức tại 8 quốc gia này

(CLO) Dù Giáng sinh là một lễ hội mang tính toàn cầu, nhưng không phải quốc gia nào cũng đón mừng ngày lễ này. ...

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về triển khai ngay các công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo dấu ấn...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Ngày 22/12/1944,...

Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 "trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội".

Mới nhất