Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamBài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú...

Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực


Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực

Trong Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương đã rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong quản lý Nhà nước đối với an toàn đập, hồ chứa thủy điện, đặc biệt là quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi, bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Địa chất và khoáng sản… Nhưng trong đó vẫn chưa nêu bật được vấn đề an toàn môi trường trước, trong và sau khi triển khai các dự án nguồn điện.

An toàn sử dụng điện được đặt lên hàng đầu trong Luật Điện lực (sửa đổi)

Theo đó, Bộ Công Thương đã rà soát kỹ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn, gồm: Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều… và nhận thấy không có Luật nào quy định chi tiết các nội dung về an toàn đập, hồ chứa thủy điện từ giai đoạn thiết kế, thi công xây dựng đến vận hành công trình. Cho đến nay, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất quy định về an toàn đập, hồ chứa thủy điện là Nghị định 114/2018/NĐ-CP (là Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi).

Đập Thủy điện Hủa Na luôn tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn, quy định về an toàn trong hoạt động sản xuất.

Công trình thủy điện có những đặc thù rất khác biệt với công trình thủy lợi (hầu hết do tư nhân đầu tư, quản lý vận hành; chế độ vận hành và mục tiêu vận hành khác biệt với hồ thủy lợi, các tuyến năng lượng và công trình phụ trợ cũng khác nhau…), biến đối khí hậu và thiên tai ngày càng phức tạp cũng ảnh hưởng lớn đến chế độ vận hành của các công trình. Do đó, ngay từ khi xây dựng đề cương Luật đã thống nhất bổ sung quy định về an toàn đập, hồ chứa thủy điện vào nhóm chính sách số 6 Luật Điện lực và được cụ thể hóa bằng Mục 3 Chương VII Dự thảo Luật với 6 Điều quy định chi tiết các nội dung về: nguyên tắc chung; quản lý an toàn trong giai đoạn thiết kế, xây dựng; an toàn trong giai đoạn vận hành và quy định về biện pháp bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện.

Để đảm bảo tính đồng bộ với các Luật chuyên ngành khác liên quan thì các điều khoản quy định về an toàn công trình thủy điện đều quy định yêu cầu các tổ chức cá nhân tuân thủ quy định về an toàn đập, hồ chứa nước (theo pháp luật về thủy lợi) và pháp luật về tài nguyên nước, phòng chống thiên tai.

Về các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trong Dự thảo Luật để giải quyết các vướng mắc của địa phương trong thời gian qua, Bộ Công Thương cho biết, tại Điều 104 Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã có quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực, trong đó đã bổ sung thêm “Công trình nguồn điện” là một trong bốn loại công trình có hành lang bảo vệ an toàn (Nghị định của Chính phủ sẽ quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trong nhóm công trình nguồn điện). Điều 104 Dự thảo Luật cũng quy định rõ việc bồi thường khi thu hồi đất, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió được thực hiện theo Luật Đất đai.

Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi) đã có quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trong đất liền và ngoài biển (Ảnh minh họa)

Thêm nữa, tại Điều 98 dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện, an toàn điện và an toàn công trình thủy điện có quy định chi tiết về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió, trong đó có cả công trình điện gió trên đất liền và công trình điện gió trên biển. Với việc quy định rõ đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió như Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ tháo gỡ được các vướng mắc liên quan hành lang bảo vệ an toàn điện gió như trong thời gian qua.

Đặc biệt, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã thống nhất với dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi) về các nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn trong lĩnh vực sử dụng điện, thiết bị điện, các công trình điện… đặc biệt là an toàn sử dụng điện sau công tơ. Trong thực tế, vấn đề kiểm soát an toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt và dịch vụ đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như: QCVN 12:2014/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và công trình công cộng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thiết kế, xây dựng hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng. Trong đó, giao trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tổ chức kiểm tra, thanh tra việc áp dụng quy chuẩn trong hoạt động thiết kế, xây dựng, nghiệm thu đưa công trình vào hoạt động.

Trong Điều 58 Luật Điện lực hiện hành quy định về an toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ cũng đã quy định cụ thể các điều kiện đảm bảo an toàn điện trong sinh hoạt, dịch vụ và trách nhiệm của người sử dụng điện trong việc kiểm tra, đảm bảo an toàn điện. Hay trong Điều 17 Luật Phòng cháy chữa cháy hiện hành cũng có quy định về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở, khu dân cư, trong đó có yêu cầu hệ thống điện đảm bảo an toàn và có quy định về sử dụng điện.

Mặc dù đã có các quy định trên, nhưng các cơ quan chức năng tại địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm tra an toàn hệ thống điện trong nhà ở sinh hoạt và ý thức chấp hành quy định về an toàn của người dân trong sử dụng điện còn rất thấp. Chính vì vậy, trong các kiến nghị của cơ quan chức năng gần đây đều đề nghị quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc đảm bảo an toàn điện trong sinh hoạt và dịch vụ.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cũng đã làm rõ thêm trách nhiệm của người sử dụng điện, bên cung cấp điện và cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ. Trong đó sẽ tập trung triển khai hiệu quả hơn công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc sử dụng điện an toàn.

Cần làm rõ vấn đề bảo vệ môi trường trong Luật Điện lực (sửa đổi)

Gần đây, một số chuyên gia cho rằng cần phải làm rõ hơn vấn đề bảo vệ môi trường trong Luật Điện lực. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với 16 Chương, 171 Điều nhưng không có điều khoản nào quy định về bảo vệ môi trường; Luật Điện lực hiện hành cũng không có quy định nào về bảo vệ môi trường; còn Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cũng nhắc đến nội dung “bảo vệ môi trường” trong một số điều, nhưng không quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chế tài về bảo vệ môi trường, về xử lý vi phạm bảo vệ môi trường.

Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực

Cần bổ sung, làm rõ các quy định về bảo vệ môi trường trong Luật Điện lực (sửa đổi) – Ảnh minh họa

Trong khi đó, hoạt động điện lực, bao gồm nhiệt điện, thủy điện, năng lượng nguyên tử, năng lương tái tạo… đều gây ô nhiễm, nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, cần bổ sung 1 chương về bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực. Cụ thể, vấn đề bảo vệ môi trường trong các loại hình như nhiệt điện than và khí, thủy điện, điện hạt nhân và điện tái tạo cần được quy định rõ ràng và chặt chẽ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

Một số nội dung thiết yếu gồm, cần bắt buộc có đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án điện lực trước khi được cấp phép xây dựng và vận hành. Tác động môi trường phải bao gồm đánh giá chi tiết về khí thải, chất thải, tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, công khai kết quả đánh giá trước, trong và sau khi dự án nguồn điện đi vào hoạt động, bảo đảm tính minh bạch và sự giám sát từ các cơ quan chức năng và cộng đồng.

Mặt khác, cần giảm phát thải và xử lý chất thải thật nghiêm ngặt về các quy chuẩn, quy định khí thải, nước thải, tro xỉ, pin mặt trời, chất thải hạt nhân… Các nhà máy điện phải lắp đặt hệ thống giám sát phát thải liên tục và tự động gửi dữ liệu cho các cơ quan quản lý môi trường. Điều này giúp cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm; có đánh giá, kiểm toán môi trường định kỳ để đảm bảo các nhà máy tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Theo TSKH Nghiêm Vũ Khải – Đại biểu Quốc hội khóa XIV, cần gắn trách nhiệm của nhà sản xuất và nhà sản xuất các thiết bị điện gió, điện mặt trời về việc thu hồi và xử lý chất thải phát sinh từ sản phẩm của họ sau khi hết vòng đời dự án. Quy định EPR này sẽ giúp chia sẻ gánh nặng về môi trường với các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong đó, chủ đầu tư dự án điện gió và điện mặt trời phải có kế hoạch thu hồi và xử lý thiết bị sau khi ngừng hoạt động hoặc hỏng hóc. Phải có quy định rõ ràng về trách nhiệm bảo trì, thu hồi và xử lý cuối vòng đời của các thiết bị này. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý môi trường cần thường xuyên giám sát quá trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải từ các dự án điện gió và điện mặt trời để đảm bảo tuân thủ quy định. Đặc biệt, cần có quy định về các hình thức xử phạt nghiêm ngặt đối với các tổ chức, doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường hoặc không thực hiện đúng cam kết tái chế.

Có thể thấy rằng, việc quy định rõ ràng về xử lý chất thải từ điện gió và điện mặt trời không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành năng lượng tái tạo nói riêng, đảm bảo an toàn cũng như môi trường đất nước nói chung.

Bùi Công



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/feeb2ae0-649d-49ef-a34c-3b4ceccdcf02

Cùng chủ đề

Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long năm 2024.Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng...

Dùng AI để tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh thắng giải cuộc thi Smart City

Vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh - Smart City 2024 do Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao (Khu công nghệ cao TP.HCM) tổ chức chứng kiến màn tranh tài căng thẳng suốt gần 5 giờ liền. ...

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Công an TP Thanh Hóa đang vào cuộc làm rõ vụ một nam sinh lớp 10 của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa bị đánh gục ở sân trường. Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại...

Nghiệm thu đề tài Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt...

(Bqp.vn) - Ngày 17/12, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài: “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Đề tài do Trường Sĩ quan Chính trị chủ trì thực hiện; Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Hùng Oanh, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị...

Khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Chiều 18/12, Báo Nhân Dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc. Thứ tư, ngày 18/12/2024 - 17:00   Nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì đó tưởng như bất khả thi. Thế nhưng điều cực kỳ khó khăn ấy đã được Viglacera âm thầm triển khai...

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì đó tưởng như bất khả thi. Thế nhưng điều cực kỳ khó khăn ấy đã được Viglacera âm thầm triển khai...

DU LỊCH VỀ ĐÍCH VÀ CHUẨN BỊ CHO NĂM MỚI

Như dự đoán, năm nay hoạt động du lịch trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục diễn ra khá sôi động. Một phần cũng nhờ hiệu ứng từ sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận Hội tụ xanh cùng những yếu tố thuận lợi về giao thông, thời tiết và thế mạnh du lịch biển - đảo... Tiếp tục diễn ra sôi động Dù chưa có số liệu thống kê của tháng 12 này, song ngành...

Trường Cao đẳng THACO tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Ngày 19/11, Trường Cao đẳng (CĐ) THACO tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam...

Trường Cao đẳng THACO tham gia Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Từ ngày 4 - 10/11, giảng viên Trường Cao đẳng THACO đã tham gia Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 tại...

Bài đọc nhiều

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Cùng tham dự buổi tiếp có ông Rogelio Polanco Fuentes, Đại sứ Cuba tại Việt Nam và đại diện Đại sứ quán Cuba. Về phía Petrovietnam có đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn và đại diện lãnh đạo Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Phó Tổng Giám...

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam | 18/12/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam/Vietsovpetro tài trợ xây dựng công trình lịch sử đền Chi Lăng

Petrovietnam/Vietsovpetro tài trợ xây dựng công trình lịch sử đền Chi Lăng Về dự Lễ kỷ niệm có ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; cùng đại diện một số ban, ngành Trung ương. Về phía Petrovietnam có ông Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn;...

Đồng sức, chung lòng vượt khó xây dựng khu tái định cư thôn Kho Vàng

Bài 1: Gian nan đã trải Chúng tôi có mặt tại khu tái định cư thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) khi nơi đây mới chỉ là một bãi đất rộng vài trăm m2, được san gạt vội vàng cho buổi khởi công. Hôm nay, đám đất trống ấy đã biến thành khu dân cư với 35 nóc nhà nằm vững chãi. Được như vậy phải kể đến công sức của các cấp chính...

Petrovietnam và JOGMEC: Thúc đẩy thiết lập môi trường kinh doanh công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon tại Việt Nam

Petrovietnam và JOGMEC: Thúc đẩy thiết lập môi trường kinh doanh công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon tại Việt Nam Petrovietnam và JOGMEC tổ chức hội thảo này nhằm thúc đẩy việc thiết lập môi trường kinh doanh CCS với sự tham dự của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cùng đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Tham...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam | 18/12/2024 Lượt xem: ...

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Cùng tham dự buổi tiếp có ông Rogelio Polanco Fuentes, Đại sứ Cuba tại Việt Nam và đại diện Đại sứ quán Cuba. Về phía Petrovietnam có đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn và đại diện lãnh đạo Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Phó Tổng Giám...

Petrovietnam/Vietsovpetro tài trợ xây dựng công trình lịch sử đền Chi Lăng

Petrovietnam/Vietsovpetro tài trợ xây dựng công trình lịch sử đền Chi Lăng Về dự Lễ kỷ niệm có ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; cùng đại diện một số ban, ngành Trung ương. Về phía Petrovietnam có ông Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn;...

Petrovietnam/PVEP tôn tạo Nghĩa trang liệt sĩ và tài trợ kinh phí tu sửa trường học xã Hạ Giáp, Phú Thọ

Ngày 15/12, tại Phú Thọ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã khánh thành công trình tôn tạo Nghĩa trang liệt sĩ xã Hạ Giáp và trao kinh phí tu sửa trường Tiểu học, THCS xã Hạ Giáp. Toàn cảnh chương trình Tham dự lễ khánh thành, về phía Petrovietnam có ông Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV Tập đoàn; ông Nguyễn Thiện Bảo -...

Người dân thôn Kho Vàng chung tay “điểm tô” khu tái định cư

Người dân chung sức vì màu xanh cho khu tái định cư. Từ lúc trời còn mờ sương, từng tốp người dân thôn đã có mặt, chung tay hăng hái dọn dẹp đất đá, chuẩn bị từng hõm đất nhỏ cho những khóm hoa tươi, điểm tô cho nơi ở mới. Đông đảo người dân dự buổi phát động trồng hoa cây xanh tại khu tái định cư thôn kho Vàng. Họ không quản ngại trời rét cắt da,...

Mới nhất

Cả nước có hơn 33.000 hợp tác xã

(ĐCSVN) - Ban chỉ đạo quốc gia về Kinh tế tập thể vừa công bố Báo cáo tổng kết công tác 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, trong đó nêu rõ, tính đến tháng 12/2024, cả nước có 33.335 hợp tác xã (HTX), tăng 4,74% so với năm 2023; 152 liên hiệp HTX, tăng 11%...

Ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội

(ĐCSVN) - Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ là địa chỉ tin cậy, nơi các nhà khoa học, sinh viên chia sẻ những dự án, ý tưởng, cầu nối ủng hộ tinh thần dám nghĩ dám làm, nắm bắt những cơ hội học hỏi, xây dựng chiến lược,...

Khởi sắc ở Yên Thuận

Với hơn 80% là đồng bào DTTS sinh sống, xuất phát điểm thấp, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của Nhân dân và cả hệ thống chính trị, từ sự hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước bứt phá, vươn lên.Trong 2...

Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn

Đó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây dựng. Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫnĐó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án...

Xuất xưởng máy biến áp 500 kV

Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) vừa tổ chức xuất xưởng và gắn biển công trình “Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA” chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam. Xuất xưởng máy biến áp 500 kV - 3x300 MVA đầu tiên được sản xuất trong...

Mới nhất

Khởi sắc ở Yên Thuận