Trang chủDi sảnBài 4: Bồi dưỡng di sản bằng con người

Bài 4: Bồi dưỡng di sản bằng con người


VHO – Thiết chế bảo vệ, thay đổi cách thức tương tác cùng di sản, để di sản gần hơn với cuộc sống, “thổi hồn” thời đại vào di sản, đó là điều ngành Văn hóa và bảo tồn cần kiên định đặt ra, nghiên cứu và thực nghiệm.

Song quan trọng hơn, từ góc cạnh tương tác, bảo tồn di sản ra sao, câu chuyện lại cần quay về chính với vai trò con người tham gia vào công cuộc đó. Ông Lê Trí Công, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Pa tại Đà Nẵng nhận xét, bồi dưỡng di sản bằng chính đầu tư vào con người, ấy là cách làm tốt nhất!

Tôn vinh những bàn tay nghệ nhân?

Nỗi hứng khởi đối với ông Lê Trí Công, là thông tin Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Huế đã tổ chức trao thưởng cho 111 nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề tham gia trùng tu Điện Thái Hòa.

“Đây là lần đầu tiên, tôi nghe nói đến một sự trao thưởng như vậy. Lâu nay sau mỗi dự án trùng tu, chỉ nghe nói đến những giá trị to lớn, những nguồn tiền đầu tư, rồi khen thưởng lãnh đạo đơn vị này kia, chứ ít khi, thậm chí chưa hề có chuyện những người thợ xây, thợ mộc được vinh dự. Ngành văn hóa Huế đang làm một động thái cực kỳ trân quý và trong góc độ duy tu bảo tàng, cá nhân tôi ca ngợi điều đó”, ông Lê Trí Công nói.

Bài 4: Bồi dưỡng di sản bằng con người - ảnh 1
Người thợ phục chế hiện vật trong di sản cần được quan tâm hỗ trợ

Theo ông Công, nỗi lo của những người làm nghiên cứu như ông là liệu các di sản sẽ tồn tại được bao lâu trước dòng chảy thời gian. Mỗi câu chuyện về phục chế đền này miếu kia, từ Hội An đến Mỹ Sơn và đi xa hơn nữa, luôn loay hoay ở vai trò con người, là chính các nghệ nhân, thợ thủ công.

Bàn tay lao động của họ, trí tuệ sáng tạo của họ là khối kinh nghiệm đúc kết bằng xương máu, bằng cuộc đời bao người đi trước, là những giá trị “vô địch” nhằm bảo vệ, giữ gìn nguyên vẹn hình hài các di sản. Vậy tại sao, chúng ta không thể vinh quang, ca tụng “những bàn tay” đó?

“Hãy tưởng tượng 100 năm nữa, khi một tháp Chăm bị hư hại do mưa gió, lấy đâu ra gạch đá được nung đúc bằng chính kỹ nghệ chế tạo truyền thống của dân tộc Chăm, nếu ngay từ hôm nay, chúng ta không bồi dưỡng, chăm lo cho những người thợ và con cháu của họ tiếp tục theo nghề, tiếp tục học hỏi những kinh nghiệm, kỹ thuật về nghề?”, ông Lê Trí Công nhấn mạnh.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Thừa Thiên Huế chia sẻ, những câu chuyện bảo tồn bảo tàng, đặc biệt với quần thể di tích Cố đô Huế, có lẽ ai cũng tiếp cận, biết được. Nhưng, Điện Thái Hòa do ai chủ thầu thi công, dùng công nghệ kỹ thuật nào về mộc, về nề; rồi Cửu Đỉnh do ai quản lý lò đúc, lò luyện, nhân công dùng kỹ thuật gì xử lý các khuôn đúc? Câu hỏi này, cần phải lật ngược thời gian, để thấu hiểu những vấn đề ẩn sau các giá trị di sản.

Bài 4: Bồi dưỡng di sản bằng con người - ảnh 2
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao thưởng cho những nghệ nhân, thợ lành nghề tham gia phục dựng Điện Thái Hoà

“Có thể nói, hiện vật, công trình là những thành quả xây dựng, kiến thiết bởi vật chất mà chúng ta có thể cầm nắm sờ mó được, nhưng còn những “ẩn ngữ” về trình độ người thợ xây dựng, chế tác nên kiến thức công nghệ mà họ có được, họ áp dụng, thì chúng ta khó thể nắm bắt được, có thể mãi mãi là câu hỏi treo lơ lửng trong kiến thức của chúng ta. Vậy, tại sao chúng ta từ hiện tại, lại không lo phát hiện, chăm sóc và tôn vinh những con người còn lại của cả quá trình vận động, tập hợp tinh hoa trí tuệ ấy?”, ông Phan Thanh Hải nói.

Cần nguồn lực đầu tư vào con người

Ông Phan Thanh Hải chia sẻ, đã có những câu chuyện rất kỳ thú ở Trung Quốc và nhất là Nhật Bản, về cách thức tổ chức duy tu, bảo tồn những di sản văn hóa. Ấy là chính quyền giao cho các tộc họ, gia đình, thôn xóm đảm nhận chăm sóc các công trình, điểm đến di sản.

Có cả những quỹ tài chính được xây dựng từ khai thác nguồn thu bán vé, nhận tài trợ cho các công trình di sản, để quay lại bồi đắp, hỗ trợ đời sống người dân, các gia đình nghệ nhân, người thợ ở chính di sản đó. Phương thức này đánh trúng tâm lý trách nhiệm của chính quần thể cư dân và cổ vũ những thế hệ người thợ, người thầy tham gia trực tiếp vào quá trình chăm sóc, bảo vệ, duy tu di sản.

Lấy kinh nghiệm đó, Cố đô Huế đang định vị những cách thức tiếp cận di sản từ góc cạnh “con người”. Lấy người dân làm trung tâm di sản, nhưng thực chất người dân ở vai trò nào, đó mới là vấn đề then chốt. Khi hoạt động quản lý bảo tồn di sản, khai thác du lịch di sản, được gắn liền với niềm vinh dự của một tộc họ, một xóm nghề, có những nghệ nhân cụ thể, người thợ cụ thể, nhất là các thế hệ con cháu tiếp theo của họ, thì hiệu quả thu lại sẽ rất khác biệt.

Bài 4: Bồi dưỡng di sản bằng con người - ảnh 3
Phía sau những di sản được bảo vệ là thành quả lao động của những nghệ nhân, thợ thủ công

Đây cũng là tâm niệm mà ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND Hội An theo đuổi. Ông cho rằng, đô thị cổ Hội An là cả một khối tài sản quý báu, để giữ gìn được khối tài sản đó, cần chung sức của tất cả cộng đồng.

Nhất là UNESCO vinh danh di sản văn hóa Hội An, thật ra không phải nhằm bảo vệ đơn thuần các công trình, nhà cửa mà vận động xây dựng, bảo vệ khối không gian cộng đồng cư dân Hội An. Chính không gian đời sống của con người Hội An là không gian di sản của Hội An.

Mà không gian ấy, chính là những gia đình người thợ may tài hoa, người họa sĩ truyền thần tỉ mỉ… Từ cái bánh bao bánh vạc, đến những món đồ gốm, đồ gỗ trong phố cổ, phải thể hiện được trình độ tay nghề và tâm niệm của người thợ làm nên, mới thực sự định vị di sản trường tồn.

“Cần một chiến lược dài lâu, về quan tâm bảo vệ, chăm sóc con người gắn liền di sản. Đó là những nghệ nhân, đời thợ, cần cải thiện cuộc sống cho họ, nhưng xa hơn là những nguồn quỹ, chính sách xây dựng, hỗ trợ cho con cháu họ yên tâm nối nghiệp, theo nghề. Có lẽ, câu chuyện ngành văn hóa đề xuất nguồn vốn phát triển văn hóa, chính là những con số đầu tư vào nguồn lực con người như vậy. Đã như thế, thì tầm nhìn đầu tư vào di sản của chúng ta phải khác đi”, ông Phan Thanh Hải nhấn mạnh.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-4-boi-duong-di-san-bang-con-nguoi-112757.html

Cùng chủ đề

Việt Nam giữ vững danh hiệu Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới

(Tổ Quốc) - Tối 24/11, tại Madeira (Bồ Đào Nha), Tổ chức Giải thưởng thế giới World Travel Awards công bố Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024. Đây là lần thứ 5 Việt Nam được vinh danh ở hạng mục này, các lần trước...

Thực Tế Ảo (VR) Và Thực Tế Tăng Cường (AR) Trong Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế

Ứng dụng công nghệ số đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản, đặc biệt tại quần thể Di tích Cố đô Huế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đã được triển khai như những giải pháp đột phá, giúp mang lại diện mạo mới...

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Với vị thế trung tâm đất nước hơn một nghìn năm văn hiến, các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá đã góp phần làm nên diện mạo hấp dẫn của Hà Nội.

Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Với vị thế trung tâm đất nước hơn một nghìn năm văn hiến, các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá đã góp phần làm nên diện mạo hấp dẫn của Hà Nội.

Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 8/2024. Sáng nay (23/11), tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu cao quý. Trải qua hơn 300 năm, các thế hệ nghệ nhân xứ Huế đã tích lũy nhiều tri thức may, mặc áo dài. Đó không chỉ thuần túy là chuyện áo quần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng: Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

VHO - UBND phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê theo Quyết định số 2318 của UBND TP Đà Nẵng.  Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê được UBND thành phố Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố là niềm vui, sự tự...

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa

VHO - Trước nguy cơ nghệ thuật bài chòi bị mai một, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và các thế hệ nghệ nhân đã cùng nhau nỗ lực khắc phục khó khăn, mang lại sức sống, sức lan tỏa mới cho bài chòi. Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi. Trong đó, tập trung phát triển...

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế

VHO - Sáng ngày 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4 của địa phương này Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn...

Hành trình 120 năm, đọng lại ưu thế văn hóa!

VHO - Ngày 22.11.2024, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh, bằng một chương trình nghệ thuật ấn tượng, và hàng loạt sự kiện, hoạt động thi đua trên khắp địa bàn trước đó. Địa phương nhận định, mốc 120 năm là một dấu ấn lịch sử đáng nhớ, qua đó cần nhìn nhận lại nhiều vấn đề, để nhận diện rõ những cơ hội và thách thức,...

Bài đọc nhiều

Thực Tế Ảo (VR) Và Thực Tế Tăng Cường (AR) Trong Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế

Ứng dụng công nghệ số đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản, đặc biệt tại quần thể Di tích Cố đô Huế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đã được triển khai như những giải pháp đột phá, giúp mang lại diện mạo mới...

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa

VHO - Trước nguy cơ nghệ thuật bài chòi bị mai một, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và các thế hệ nghệ nhân đã cùng nhau nỗ lực khắc phục khó khăn, mang lại sức sống, sức lan tỏa mới cho bài chòi. Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi. Trong đó, tập trung phát triển...

Phở Hà Nội: Ấm Lòng Hương Vị Di Sản

Khi nhắc đến Hà Nội, hình ảnh về những con phố cổ kính, những gánh hàng rong rộn ràng hay những quán phở nghi ngút khói vào mỗi buổi sáng sớm là những hình ảnh đặc trưng trong tâm trí người dân thủ đô. Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa món phở Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thạch Lam...

Hành Trình Nghệ Thuật Chèo Việt Nam Từ Sân Khấu Truyền Thống Đến Cách Tân Hiện Đại

Trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật Việt Nam, chèo là một loại hình sân khấu truyền thống đã gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân từ bao đời nay. Sinh ra từ lòng đất Bắc, chèo mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, là tiếng nói, là tâm hồn của người dân quê qua những câu chuyện dân gian, những bài học đạo lý. Qua thời gian, nghệ thuật chèo...

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

VHO - UBND phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê theo Quyết định số 2318 của UBND TP Đà Nẵng.  Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê được UBND thành phố Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố là niềm vui, sự tự...

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa

VHO - Trước nguy cơ nghệ thuật bài chòi bị mai một, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và các thế hệ nghệ nhân đã cùng nhau nỗ lực khắc phục khó khăn, mang lại sức sống, sức lan tỏa mới cho bài chòi. Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi. Trong đó, tập trung phát triển...

Thực Tế Ảo (VR) Và Thực Tế Tăng Cường (AR) Trong Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế

Ứng dụng công nghệ số đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản, đặc biệt tại quần thể Di tích Cố đô Huế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đã được triển khai như những giải pháp đột phá, giúp mang lại diện mạo mới...

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế

VHO - Sáng ngày 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4 của địa phương này Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn...

Mới nhất

Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%

Đại diện Vụ Giáo dục đại học lý giải việc dá»± kiến siết quy định các trường đại học xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Trưa 26/11, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, dự thảo quy chế tuyển sinh đại học...

Mỹ hướng dẫn Ukraine lựa chọn mục tiêu cho tên lửa tầm xa ATACMS

"Rõ ràng là chúng tôi đã thay đổi hướng dẫn và chỉ dẫn cho họ cách sử dụng chúng để tấn công mục tiêu cụ thể. Ngay bây giờ, quân nhân Ukraine có thể sử dụng ATACMS để tự vệ khi cần thiết", người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) John Kirby nhấn mạnh.Khi được...

Phó giáo sư 89 tuổi dành 2 tỷ đồng tặng sinh viên nghèo

PGS Đoàn Văn Điện - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TPHCM - dành 2 tỷ đồng lập quỹ học bổng cho sinh viên nghèo. Chia sẻ về quyết định này, PGS Đoàn Văn Điện cho biết cách đây 20 năm, ông đã nung nấu trong tâm trí việc lập một quỹ học bổng để giúp sinh viên...

SeABank được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố. Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam là bảng xếp hạng môi trường làm việc thường...

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần sau khi bà Như Loan được tại ngoại

(NLĐO)- Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần (gần 7%), lên 11.750 đồng/cổ phiếu, với dư mua áp đảo bên bán. ...

Mới nhất