Trang chủNewsKinh tếBài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?


Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Khó từ thương hiệu cấp quốc gia

Theo định hướng của Chính phủ trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cùng với định hướng các trục hàng nông sản chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 xác định 13 mặt hàng nông nghiệp chủ lực quốc gia, bao gồm: Gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường
Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường

Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT, hiện mới chỉ có 2 sản phẩm trong tổng số 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam gồm: nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” (Hiệp hội Cao su Việt Nam làm chủ sở hữu) và nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Việt Nam” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ sở hữu). Các sản phẩm còn lại như cà phê, tôm, cá tra… vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Với chứng nhận “Gạo Việt Nam”, ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – thông tin, thực hiện theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng được Nhãn hiệu chứng nhận gạo, ban hành Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo tại Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 2/5/2018.

Ngày 9/8/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ sở hữu và có hiệu lực trong 10 năm. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nộp hồ sơ để đăng ký quốc tế nhãn hiệu chứng nhận “GẠO VIỆT NAM/ VIETNAM RICE” vào hơn 100 quốc gia theo Hệ thống Madrid, hồ sơ đã được chuyển tới Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Kết quả, đã có 21 quốc gia công nhận Nhãn hiệu Gạo Việt Nam dưới hình thức Nhãn hiệu thông thường và Nhãn hiệu chứng nhận.

Mặc dù, quá trình từ xây dựng, đăng ký một nhãn hiệu đến xây dựng, phát triển thành thương hiệu uy tín, nổi tiếng cần nhiều thời gian, đầu tư về nhân lực, vật lực với quá trình bền bỉ, tích cực của chủ thể và các bên liên quan. Tuy nhiên, từ năm 2018, công bố Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE đã gặp một số khó khăn dẫn đến việc chậm triển khai.

Thứ nhất, về việc quản lý, triển khai sử dụng Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 2/5/2018 về Quy chế sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE.

Theo Quy chế này, chương II, Điều 7 và 8 đã có quy định về các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với các loại gạo trắng, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng. Theo quy định, việc xây dựng và áp dụng quy chuẩn hay tiêu chuẩn về nông sản nói chung và gạo quốc gia nói riêng cần có Hội đồng gồm các chuyên gia đánh giá, thẩm định các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế – xã hội,…. để đảm bảo xác định rõ yêu cầu lý thuyết và thực tế cho việc xây dựng một tiêu chuẩn/quy chuẩn.

Tuy nhiên, riêng đối với nội dung liên quan đến rà soát thủ tục hành chính, ngày 16/6/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5722/VPCP-KSTT cho rằng việc quy định thủ tục chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1499 nói trên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chứa thủ tục hành chính và chưa đảm bảo các tiêu chí quy định thủ tục hành chính để thực hiện (căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính).

Vì vậy, việc triển khai, sử dụng Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE” tại thị trường trong nước đến nay vẫn chưa thực hiện được. Mặt khác, do Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên chưa giao đơn vị quản lý sử dụng để triển khai cấp thủ tục sử dụng Nhãn hiệu Gạo.

Thứ hai, Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE” hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang là chủ sơ hữu. Trong thời gian từ năm 2019 – 2021, đã có một số ý kiến về việc chuyển thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu/quyền quản lý sử dụng từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Tuy nhiên, căn cứ Khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định: cơ quan/tổ chức quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần phải có chức năng kiểm soát, chứng nhận sản phẩm, không tiến hành sản xuất kinh doanh…. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE sang cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam quản lý, sử dụng cần phải tiến hành sửa đổi Điều lệ hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, theo đó cần bổ sung chức năng kiểm soát, chứng nhận sản phẩm trong Điều lệ hoạt động của Hiệp hội.

Do đó, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ sở hữu Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE, cần trình Chính phủ một văn bản về quy phạm pháp luật đối với việc sử dụng và quản lý sử dụng Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và các luật, văn bản pháp lý liên quan, các quy định về đăng ký nhãn hiệu (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận) và chỉ dẫn địa lý khá rõ ràng, đầy đủ.

Có thể thấy các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý về lúa gạo của các địa phương, doanh nghiệp cần phải bảo đảm tất cả các yêu cầu về mặt pháp lý và kỹ thuật để đảm bảo không trùng lắp/xung đột với một nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đã đăng ký. Trên thực tế, khá nhiều nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý nông sản được đăng ký thành công và theo đó, được pháp luật bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm nhãn hiệu như làm giả, làm nhái hàng nông sản tương tự.

Tuy nhiên, sau đó công tác đầu tư phát triển những nhãn hiệu đó thành thương hiệu làm chưa tốt, chưa đầy đủ do thiếu hụt về các nguồn lực, nhân lực về thương hiệu vừa yếu và thiếu, dẫn đến việc quảng bá, truyền thông nhiều thương hiệu chưa rõ ràng, chưa đầy đủ đến người tiêu dùng và các kênh phân phối, bán buôn, bán lẻ.

Do đó, cần nghiêm túc xem xét việc các chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã đúng và đầy đủ quy trình chưa. Và quan trong nhất là công tác đầu tư phát triển các nhãn hiệu đó thành thương hiệu nông sản uy tín, nổi tiếng trong tâm trí người tiêu dùng cũng như tại các kênh phân phối, thương mại.

Đến thương hiệu cấp địa phương, doanh nghiệp

Trong khi đó, ở câp độ doanh nghiệp, khóa học bảo vệ thương hiệu gạo ST25 của Anh hùng lao động Hồ Quang Cua cũng rất gian nan và tốn kém. Theo ông Hồ Quang Cua, sau khi gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019, suốt 4 năm vừa qua, doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí) liên tục phải ứng phó với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên khắp thế giới, cũng như trong nước.

gạo ST25 của Việt Nam sẽ vẫn còn hấp dẫn
Gạo ST25 của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới

Ông Hồ Quang Cua chia sẻ, sau nửa năm ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới, một công ty ở Mỹ đăng ký độc quyền thương hiệu ST25. Nếu không chặn được động thái đó, có nghĩa từ Mỹ họ sẽ bảo hộ lan ra các nước khác, xem như ST25 của Việt Nam khó có cơ hội xuất hiện trên thương trường gạo thế giới.

Cũng theo ông Hồ Quang Cua, dưới sự hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phải đến tháng 9/2022 – tức 28 tháng từ khi họ đăng ký đến khi bị khóa hồ sơ, đó là khoảng thời gian chúng tôi phải kiên nhẫn, làm việc với luật sư quốc tế, các bên liên quan… Có tổng cộng 35 đơn đăng ký bảo hộ độc quyền từ khóa ST25, trong đó Mỹ có 11 đơn, Australia 7 đơn, Việt Nam 17 đơn. Họ không phải làm thương hiệu gạo mà họ muốn bảo hộ độc quyền chữ ST25 để bán lại.

Cuối tháng 12/2023, “cuộc chiến” mới khép lại khi nhãn hiệu ST25 chính thức được công nhận ở Mỹ (trước đó được công nhận ở Anh, EU, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Australia, Việt Nam…). Giờ đây, bất kỳ doanh nghiệp nào của Việt Nam đăng ký sản phẩm gạo ST25 dưới tên của doanh nghiệp mình đều được bảo hộ ở Mỹ.

Trở lại với câu chuyện thương hiệu gạo ST25, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho rằng, bản thân đã nhận được bài học xương máu. Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE xây dựng năm 2018, đến năm 2020 được công nhận bảo hộ. Rất muốn áp dụng cho gạo ST25 để ra thế giới, nhưng vướng nhiều thứ, nên tới nay vẫn chưa làm được. “Đó là một sự đau xót, bỏ phí thương hiệu, trong khi các doanh nghiệp chạy tới chạy lui để quảng bá thương hiệu của mình” – ông Trần Thanh Nam nói thêm.

Trong khi đó, về kết quả xây dựng thương hiệu vùng/miền/địa phương mà cụ thể ở đây là việc xây dựng và phát triển sản phẩm chỉ dẫn địa lý, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện cả nước có 130 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, trong đó có 13 chỉ dẫn địa lý nước ngoài, và 117 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

Nước mắm Phú Quốc là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tại châu Âu theo các quy định chặt chẽ của châu Âu. Hiện có 39 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo cơ chế của Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU (EVFTA), 03 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Thái Lan (chè Shan Tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, quế Văn Yên) và 02 chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại thị trường Nhật Bản (vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận).

Dù đã có những kết quả bước đầu nhưng sự thiếu vắng khung chính sách chung ở cấp độ quốc gia nên việc quản lý chỉ dẫn địa lý được giao về các địa phương, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc ban hành các văn bản quản lý giữa các địa phương.

Mặc dù Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ thể, nhưng các mô hình tổ chức quản lý rất đa dạng, 65,7% số chỉ dẫn địa lý được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, còn lại là do các UBND huyện/thị xã/thành phố hoặc Hội quản lý. Quy định về hệ thống kiểm soát chỉ thể hiện ở trên văn bản, chưa được áp dụng vào thực tiễn do chưa phù hợp với điều kiện sản xuất của sản phẩm, thiếu nguồn lực (tài chính, con người) để tổ chức vận hành, thiếu sự tham gia các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp vào hoạt động kiểm soát.

Trong khi đó, vai trò và năng lực của các tổ chức tập thể còn hạn chế, chưa đủ năng lực để tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý các chỉ dẫn địa lý, dẫn đến việc triển khai các mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mô hình không thể vận hành trên thực tế, mới triển khai được hoạt động trao quyền sử dụng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh – Giảng viên cao cấp Bộ môn Quản trị Thương hiệu (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại), xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là việc làm của doanh nghiệp, không phải của cơ quan chức năng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì phải chủ động trong việc phát triển, nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nhưng để giúp doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường, giúp tạo danh tiếng uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia thì các cơ quan chức năng lại đóng vai trò quan trọng.

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ

DNVN - Ngày 8/11/2024, giá cà phê giảm thêm 1.000 đồng/kg, dao động từ 105.500-106.000 đồng/kg. Hồ tiêu tại các vùng trọng điểm đã bật tăng mạnh trở lại, giao dịch trong khoảng 138.000 - 139.000 đồng/kg, với mức tăng từ 2.500 - 3.500 đồng/kg. ...

Sẵn sàng nguồn vốn ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

NDO - Ngày 7/11, tại Đồng Tháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dư nợ cho vay lúa gạo đạt khoảng 124 nghìn tỷ đồng Phát...

Giá nông sản ngày 6/11/2024: Cà phê tăng tăng 400 – 500 đồng/kg, hồ tiêu tiếp tục ổn định

DNVN - Ngày 6/11/2024, giá cà phê tăng từ 400 - 500 đồng/kg, hiện dao động ở mức 105.900 - 106.400 đồng/kg. Giá hồ tiêu vẫn giữ mức ổn định tại các địa phương trồng trọng điểm, với mức giá cao nhất đạt 141.000 đồng/kg. ...

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Tiêu...

Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá

DNVN - Ngày 5/11/2024, giá cà phê giảm nhẹ 500 đồng/kg, dao động từ 105.500 - 106.000 đồng/kg. Hồ tiêu giữ mức giá ổn định, giao dịch ở 140.000 - 141.000 đồng/kg tại hầu hết các khu vực sản xuất chính. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng nhẹ 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 9/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 138.000 -139.000 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái...

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.220.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở...

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove... là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 9/11. UAV Nga tấn công dữ dội vào Kiev, hàng loạt khu vực rung chuyển Tình hình chiến sự 1 tuần qua diễn ra rất căng thẳng khi Nga dùng UAV và tên lửa tấn công liên tục vào các khu vực...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

SEMIExpo Vietnam 2024 lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam về ngành bán dẫn

Lần đầu tiên tổ chức Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 - 8/11/2024 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc. Khoảng 5000 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện nhiều...

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Cùng chuyên mục

Kim cương 6 ly là bao nhiêu carat?

Kim cương là một trong những món trang sức sang trọng được nhiều người ưa chuộng. Khi nhắc đến kim cương, chúng ta thường nghe đến các đơn vị đo lường như carat hay ly. Vậy, kim cương 6 ly là bao nhiêu carat? Carat và ly là hai đơn vị đo lường quan trọng trong việc xác định kích thước và trọng lượng của kim cương. Carat (viết tắt là ct) là đơn vị đo lường trọng lượng...

Tăng nhẹ 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 9/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 138.000 -139.000 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk...

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm: dưới 1 tỷ đồng; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; và từ 3 tỷ đồng trở lên. Theo...

Giá ngoại tệ ngày 9/11/2024: Vì sao USD tăng mạnh?

DNVN - Trong phiên giao dịch ngày 9/11/2024, đồng USD tăng mạnh và đang trên đà có mức tăng tuần, khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến nền kinh tế nước này. ...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái...

Mới nhất

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm:...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình,...

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau...

Học sinh giỏi toán của tỉnh phân loại ve chai thuần thục, thành tân sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM

Chế Hoàng Du, vừa đậu vào Trường đại học Kinh tế TP.HCM, là học sinh giỏi toán của tỉnh Tiền Giang, từ bé đã đi lượm ve chai cùng mẹ, thân thuộc với các loại rác. ...

Mới nhất