Trang chủDi sảnBài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết

Bài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết


VHO – “Làm mới” các không gian di sản, để không duy trì một cung cách, thái độ “bất khả xâm phạm” tới di sản là điều nên tính toán, cân nhắc. Bởi lẽ nếu chỉ chăm chăm giữ nguyên hiện trạng di sản, nỗ lực bảo vệ “khô cứng” các không gian di sản, chỉ cho du khách tiếp cận đến xem và giữ khoảng cách, liệu có bao nhiêu du khách sẽ thật sự “hiểu” di sản?

Nhất là với giới trẻ, vốn dĩ đã bị những hạn chế tâm lý nhất định của lứa tuổi, của môi trường tương tác thế hệ, di sản sẽ càng là một khu vực “cấm địa” không nên va chạm vào. Điều ấy sẽ càng khiến các thế hệ trẻ “tránh né” di sản và thực sự các bài học, thông tin về di sản với thế hệ trẻ, chỉ còn là những lời tung hô tán tụng nào đó xa lạ, thậm chí khó hiểu.

“Hơn nữa, nếu tại những thời điểm lễ hội, dịp điển lễ thờ cúng nào đó, mà tại các di sản chỉ có những đoàn nghệ thuật múa ca, biểu diễn những tiết mục “sân khấu hóa”, thì người xem lại càng không hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa, lịch sử từ di sản; thậm chí những hoạt động ồn ào đó có thể còn làm ảnh hưởng đến không gian thờ cúng, chốn thiêng liêng của người xưa là điều cấm kỵ”, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ nguyên Trưởng phòng Nghiệp vụ – Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam nhấn mạnh như vậy.

Bài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết - ảnh 1
Du khách dùng đắm chìm trong không gian di sản

Để thay đổi được điều đó, theo ông Lê Trí Công, một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Pa tại Đà Nẵng, cần có những quy tắc, bộ ứng xử thân cận hơn với các di sản, di chỉ, hiện vật bảo tàng theo góc cạnh “càng đời sống hóa càng tôn vinh” cho di sản “sống lại”. Có thể hiểu cách ứng xử này khi nhìn vào các hoạt động, nghi lễ đang diễn ra ở các điểm đến, đình chùa… mang tính chất dân gian hiện nay.

Tại các khu vực chùa chiền có giá trị văn hóa, lịch sử di sản, người dân cho đến nay, vẫn có những phương cách tiếp cận, tổ chức nghi lễ nghiêm trang, hợp lý. Đơn cử tại Huế, Hội An, không ít hoạt động nghi lễ dân gian, tín ngưỡng dân gian, tục lệ thờ cúng, tâm linh, tôn giáo… vẫn đang được người dân duy trì ổn định và trang trọng.

Những lễ hội Điện Hòn Chén, những không gian văn hóa Tết Nguyên tiêu, Tết Trung Thu… vẫn đang được đông đảo người dân háo hức đón chờ vào đúng các dịp tiết lễ, cho thấy vấn đề bảo toàn di sản từ thực chứng đời sống là nên có.

“Những di sản trong đời sống, gắn bó với đời sống tâm linh, được người dân tiếp tục nuôi dưỡng, tất yếu phải để người dân duy trì và qua đó, vấn đề du khách tiếp cận, xâm nhập là cần thiết, nên ủng hộ”, ông Lê Trí Công đánh giá.

Góc nhìn này của ông Công, điểm đúng vào một số yêu cầu về bảo tồn di sản lâu nay, các điểm đến, di sản văn hóa “bị” khóa cứng ở cửa vào ra, “bị lập hàng rào” cách biệt với người tham quan, trong khi điều kiện có thể cho phép tương tác, tìm hiểu đơn giản, sẽ giúp du khách và người dân thấu hiểu hơn về văn hóa di sản tại chính điểm đến di sản.

Vấn đề mà họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa di sản khác quan tâm, muốn đặt ra, là các bộ quy tắc, ứng xử với di sản một cách “đời sống hóa” nên được xây dựng, thiết chế thế nào?.

Qua những tranh luận, các chuyên gia nghiên cứu chỉ rõ hai hướng tương tác nên có tại các di sản văn hóa.

Thứ nhất, công tác bảo vệ, an ninh an toàn cho di sản cần được “số hóa, công nghệ hóa” tốt hơn và hiệu quả hơn. Điều này gần gũi với quan niệm lâu nay về bảo vệ di tích, hiện vật, ở ý nghĩa bảo tồn nguyên vẹn. Thay vì để đông đảo du khách tiếp cận, sờ mó, đụng chạm làm ảnh hưởng hiện vật, các bảo tàng, khu vực trưng bày, điểm đến di sản.

Nên “số hóa” hình ảnh, biến thành những thước phim, clip trình chiếu, mô phỏng 3D để người xem trải nghiệm, tìm hiểu qua các thông tin cung cấp rõ ràng, đầy đủ. Phương thức này, xem ra còn giúp hình ảnh, câu chuyện di sản “được trực tuyến” trong không gian mạng, từ đó giúp quảng bá, chia sẻ tốt hơn hình ảnh di sản.

Ông Lê Trí Công đặt vấn đề: “Ở các vị trí trưng bày cụ thể, hiện vật sẽ có hàng rào bảo vệ và các cụm camera quan sát, theo dõi, vậy tại sao không mã hóa thông tin về hiện vật ấy bằng các mã QR chẳng hạn, để du khách được tiếp cận nhanh gọn và hợp lý hơn.

Cách thu hút người ta tìm hiểu cũng đơn giản, thông qua những cuộc thi, chương trình thưởng quà… nào đó tại điểm đến di sản, vào thời điểm lễ tết, có sự kiện; theo đó người đến với di sản sẽ háo hức hơn”.

Hơn nữa, theo ông Công, việc “số hóa” sẽ giúp chính giới trẻ tương cận di sản khi đi cùng gia đình, người lớn tuổi. “Bọn trẻ sẽ tự hào giúp đỡ bố mẹ đọc thông tin về di sản được số hóa, đó không phải là một cách giúp chúng học tập về di sản sao?”, ông Công lý luận.

Thứ hai, tại các điểm di sản, nên hình thành khu vực “giả lập di sản” để tương tác với du khách và người dân tốt hơn. Ý tưởng này, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ tỏ ra tâm đắc và theo ông, cũng đã được nhiều điểm đến di sản thế giới nghiên cứu.

Nghĩa là ngay kề khu vực di sản chính, cần xây dựng, thiết kế những không gian trải nghiệm “giả lập”, tạo hứng thú cho du khách và người dân. Vấn đề này, chiếu xét theo các bảo tàng sẽ càng nên được quan tâm.

“Thay vì chỉ quy định bọn trẻ không được chạm vào hiện vật, tại sao chúng ta không có những “khu hiện vật giả”, mô phỏng đúng hiện vật để tổ chức các trò chơi, tổ chức không gian tìm hiểu, khám phá về di sản, lịch sử văn hóa ở di sản. Từ đó, giúp giới trẻ vui chơi, tìm hiểu thông tin về di sản văn hóa, qua những khu giả lập, mô hình hóa như vậy, sẽ làm sinh động di sản hơn”, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ đặt vấn đề.

Đây chính là câu lý giải của ông về sự việc các học sinh, thiếu niên xâm phạm vào các hiện vật tại Bảo tàng Quân sự: “Chính tâm lý tò mò đã khiến những đứa trẻ vi phạm các quy định, thì tại sao không biến tò mò ấy thành câu chuyện để hấp dẫn bọn trẻ đến vui chơi và học tập tại di sản, bảo tàng?”.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-2-gia-lap-nhung-khong-gian-di-san-la-can-thiet-112412.html

Cùng chủ đề

Khám Phá Văn Hóa Lễ Hội: Những Nét Đặc Sắc Của Lễ Hội Gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa, hay còn được biết đến như lễ hội chiến thắng, không chỉ là sự kiện tôn vinh công lao của vua Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh mà còn là dịp để khơi dậy lòng tự hào và tinh thần quật cường của dân tộc. Mỗi năm, vào ngày mùng 5 Tết, người dân Hà Nội và du khách từ muôn phương lại tề tựu tại gò Đống Đa, phường Quang...

Bài 1: Tiếp cận di sản bằng “không gian di sản”

VHO - Mới đây, dư luận đã có những phản ứng gay gắt khi hình ảnh nhiều hiện vật trưng bày trong Bảo tàng Quân sự Việt Nam bị các học sinh, trẻ nhỏ va chạm trong buổi tham quan do các trường học và phụ huynh tổ chức. Bên cạnh những đề nghị làm rõ các hành vi xâm hại hiện vật, ý thức của phụ huynh khi để xảy ra tình cảnh đó, cũng có một số...

Thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết

(Tổ Quốc) - Đại biểu Quốc hội Thích Đức Thiện cho rằng, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết, để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa...

Sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn để Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống

(Tổ Quốc) - Đại biểu Trình Lam Sinh đề xuất cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra quan tâm sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định hướng dẫn ngay sau khi Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được thông qua, nhằm giúp cho hoạt động...

Khuyến khích các nghệ nhân tham gia bảo tồn di sản văn hóa

(Tổ Quốc) - Đại biểu Trần Thị Thu Hằng mong muốn thời gian tới có nhiều chính sách hơn đối với các nghệ nhân, nhất là có cơ chế giao lưu giữa các địa phương này với địa phương khác, có thể đưa nghệ nhân ra nước ngoài để quảng bá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài 1: Tiếp cận di sản bằng “không gian di sản”

VHO - Mới đây, dư luận đã có những phản ứng gay gắt khi hình ảnh nhiều hiện vật trưng bày trong Bảo tàng Quân sự Việt Nam bị các học sinh, trẻ nhỏ va chạm trong buổi tham quan do các trường học và phụ huynh tổ chức. Bên cạnh những đề nghị làm rõ các hành vi xâm hại hiện vật, ý thức của phụ huynh khi để xảy ra tình cảnh đó, cũng có một số...

Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng – Quảng Ninh

VHO - Ngày 19.11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” với 200 hình ảnh, hiện vật và tài liệu tái hiện sống động những gam màu rực rỡ của di sản văn hoá biển Hải Phòng và Quảng Ninh nhằm giới thiệu, quảng bá những đặc trưng văn hoá của hai địa phương đến đông đảo người...

Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

VHO - Tối 19.11, tại TP. Nha Trang, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh (Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa) tổ chức Chương trình kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23.11.1945-23.11.2024). Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa biểu dương, đánh giá cao những thành tựu mà Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong những năm qua. Ông...

Kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

VHO - Tối 19.11, tại TP. Nha Trang, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh (Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa) tổ chức Chương trình kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23.11.1945-23.11.2024). Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa biểu dương, đánh giá cao những thành tựu mà Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong những năm qua. Ông Lê...

Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua những hiện vật quý

VHO - Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11.11.1924 - 11.11.2024), trưng bày “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu đến công chúng nhiều hiện vật đặc sắc, trong đó có những hiện vật độc bản... Những hiện vật “kể chuyện” Tại triển lãm, người...

Bài đọc nhiều

Ứng Dụng Công Nghệ 3D Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia: Giải Pháp Số Hóa Di Sản Văn Hóa

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ 3D trong hoạt động bảo tàng đang mở ra một hướng đi mới, hiện đại hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực này, đã đưa công nghệ 3D vào các hoạt động trưng bày và giáo dục, tạo...

Trưng bày “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

VHO - Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11, sáng 18.11, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Hoàng đế Lê Thái Tổ (1385 - 1433), tên húy là Lê Lợi - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ...

Khám Phá Văn Hóa Lễ Hội: Những Nét Đặc Sắc Của Lễ Hội Gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa, hay còn được biết đến như lễ hội chiến thắng, không chỉ là sự kiện tôn vinh công lao của vua Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh mà còn là dịp để khơi dậy lòng tự hào và tinh thần quật cường của dân tộc. Mỗi năm, vào ngày mùng 5 Tết, người dân Hà Nội và du khách từ muôn phương lại tề tựu tại gò Đống Đa, phường Quang...

Những người “giữ sử bằng tay”

VHO - Nhiều nhà chuyên môn về khảo cổ và lịch sử nhìn nhận, phía sau những hiện vật bảo tàng luôn tồn tại một đội ngũ những người làm công tác phục chế, bảo vệ, âm thầm với công việc cố gắng gìn giữ nguyên trạng, nguyên bản hiện vật. Trong bối cảnh xã hội công nghệ ngày một phát triển, công việc của những người làm bảo tồn bảo tàng như vậy cần được nhìn nhận ra...

Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 là Di tích quốc gia

VHO - Tối 16.11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu Tập kết ra Bắc 1954 và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia. “Phát huy tinh thần cách mạng của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Tôi đề nghị chính quyền địa...

Cùng chuyên mục

Khám Phá Văn Hóa Lễ Hội: Những Nét Đặc Sắc Của Lễ Hội Gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa, hay còn được biết đến như lễ hội chiến thắng, không chỉ là sự kiện tôn vinh công lao của vua Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh mà còn là dịp để khơi dậy lòng tự hào và tinh thần quật cường của dân tộc. Mỗi năm, vào ngày mùng 5 Tết, người dân Hà Nội và du khách từ muôn phương lại tề tựu tại gò Đống Đa, phường Quang...

Bài 1: Tiếp cận di sản bằng “không gian di sản”

VHO - Mới đây, dư luận đã có những phản ứng gay gắt khi hình ảnh nhiều hiện vật trưng bày trong Bảo tàng Quân sự Việt Nam bị các học sinh, trẻ nhỏ va chạm trong buổi tham quan do các trường học và phụ huynh tổ chức. Bên cạnh những đề nghị làm rõ các hành vi xâm hại hiện vật, ý thức của phụ huynh khi để xảy ra tình cảnh đó, cũng có một số...

Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng – Quảng Ninh

VHO - Ngày 19.11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” với 200 hình ảnh, hiện vật và tài liệu tái hiện sống động những gam màu rực rỡ của di sản văn hoá biển Hải Phòng và Quảng Ninh nhằm giới thiệu, quảng bá những đặc trưng văn hoá của hai địa phương đến đông đảo người...

Kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

VHO - Tối 19.11, tại TP. Nha Trang, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh (Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa) tổ chức Chương trình kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23.11.1945-23.11.2024). Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa biểu dương, đánh giá cao những thành tựu mà Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong những năm qua. Ông Lê...

Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

VHO - Tối 19.11, tại TP. Nha Trang, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh (Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa) tổ chức Chương trình kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23.11.1945-23.11.2024). Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa biểu dương, đánh giá cao những thành tựu mà Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong những năm qua. Ông...

Mới nhất

Khai mạc Hội thảo – Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024

Ngày 21/11, Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức đã chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề "ATTT cho hạ tầng dữ liệu và nền...

CMC Cyber Security: Tiên phong vì an toàn thông tin trong kỷ nguyên số hóa

Ngày 21.11, tại Hà Nội, Công ty CMC Cyber Security đã ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia". Sự kiện do Hiệp hội An...

EVN đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số

(Chinhphu.vn) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số, lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo, trên cơ sở ứng dụng toàn diện công nghệ số trong quản lý và phát triển lĩnh vực năng lượng.     Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm (thứ 2...

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025. Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Trước tình hình đó, các...

Bạc quay đầu giảm 0,82%

Giá bạc hôm nay (22/11), giá bạc quay đầu giảm 0,82% sau phiên tăng trước đó do tác động từ đồng USD. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc ổn định ở mức 1.155.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.191.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát...

Mới nhất