Trang chủDestinationsQuảng NamBài 1: Khơi dậy sức dân | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Bài 1: Khơi dậy sức dân | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(QNO) – Điện Bàn, vùng đất hình thành từ châu thổ Thu Bồn, từng được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ví như “đứa con phù sa”. Đứa con ấy đã lớn lên thành thị xã, với công nghiệp và đô thị hóa mạnh mẽ nhưng nông nghiệp – nông dân – nông thôn (gọi tắt là “Tam nông”) vẫn là nguồn mạch nuôi dưỡng vùng đất này phát triển bền vững.

 
Một cánh đồng hoa màu ven châu thổ Thu Bồn, thuộc Điện Bàn.

Từ bảng chỉ đường

Có những nghị quyết, chính sách đúng đắn đã trở thành bảng chỉ đường cho công cuộc đổi mới kinh tế. Còn nhớ năm 1988, Nghị quyết số 10-NQ/TW (còn gọi là Khoán 10) của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp ra đời, tạo “cú hích” mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp.

Chỉ sau một năm thực hiện Khoán 10, từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên, Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Bài học Khoán 10 cho thấy nếu biết khơi dậy sức dân, dựa vào dân thì nghị quyết của Đảng nhanh chóng lan tỏa vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Đúc kết kinh nghiệm từ Khoán 10, tư duy quản lý kinh tế nông nghiệp theo đó cũng được đổi mới. Năm 2008, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Nghị quyết 26 cũng đặt ra việc xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ…

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, nông nghiệp ở Điện Bàn phát triển cả về quy mô sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, là trụ đỡ của nền kinh tế thị xã, bảo đảm vững chắc nguồn lương thực tại chỗ. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất, thị trường tiêu thụ được mở rộng.

Điện Bàn có tổng diện tích đất nông nghiệp, trồng trọt 30.595ha, nông dân chiếm 60% lực lượng lao động toàn thị xã. Với lợi thế, tiềm năng và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 54 triệu đồng/năm, đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 70 triệu đồng/năm.

Người làm chủ trên đồng đất

Năm 2014, ông Nguyễn Văn Kiệt (thôn Đông Đức, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) mở gia trại nuôi bò, nuôi gà trên 1ha đất của gia đình. Quá trình chăn nuôi thành công, mang lại thu nhập cao cho gia đình nên đến năm 2017 ông quyết định thuê 6,5ha đất để mở trang trại chăn nuôi và trồng trọt, trong đó 5ha dành cho trồng lúa hữu cơ; 1,5ha dành cho ao cá và chuồng bò.

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đầu tiên trên cánh đồng Điện Thọ là mô hình rất tâm huyết của ông Kiệt. Ông liên kết với kỹ sư nông nghiệp và doanh nghiệp để đảm bảo quy trình sản xuất và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng gặp nhiều trở ngại như canh tác theo phương pháp mới không dùng phân bón hóa học nên năng suất thấp mà giá thành cao. Vì vậy, sau vụ đầu tiên, ông Kiệt trăn trở tìm cách tiếp tục đẩy mạnh liên kết sản xuất. Quyết tâm và kiên trì, sau một thời gian thương hiệu gạo sạch Phong Thử ra đời đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, đầu ra ổn định.

Kinh tế trồng trọt giúp nhiều nông dân Điện Bàn thu nhập ổn định.
Kinh tế trồng trọt giúp nhiều nông dân Điện Bàn thu nhập ổn định.

Hiện nay, trang trại của ông Nguyễn Văn Kiệt có hơn 70 con bò, 7.000 con gà, ao hồ thả nuôi khoảng nửa triệu con cá các loại. Trang trại giải quyết 6 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ. Doanh thu hằng năm của gia đình ông đạt khoảng 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí và nhân công lãi ròng thu về 1 tỷ đồng, hằng năm ông trao học bổng cho 6 em học sinh là con hội viên nông dân khó khăn và hỗ trợ kinh phí cho 10 hộ nghèo diện bảo trợ.

Ông Kiệt chia sẻ, khó khăn lớn nhất hiện nay là dịch bệnh trên đàn vật nuôi khó kiểm soát, cạnh đó là giá cả thức ăn chăn nuôi tăng nên phần nào ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

Không riêng mô hình của ông Nguyễn Văn Kiệt, trên địa bàn thị xã đã xuất hiện nhiều gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có sức lan tỏa và thu hút nhiều nông dân tham gia như nuôi bò 3B theo hướng công nghệ cao ở Gò Nổi, cánh đồng trồng lúa hữu cơ ST24, ST25 ở Điện Thọ, Điện Trung, Điện Minh, trang trại sản xuất nấm sạch ở Điện Thắng Nam, các trang trại, gia trại nuôi gà, cá, heo, ếch, ốc bươu…có mặt nhiều nơi trên địa bàn thị xã.

Giai đoạn 2017 – 2022, toàn thị xã Điện Bàn có 12.313 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó cấp Trung ương 29 hộ, cấp tỉnh 461 hộ, cấp thị xã 2.500 hộ, cấp xã, phường 9.323 hộ.

Từ các điển hình nêu trên cho thấy, bằng cách cụ thể hóa nghị quyết “tam nông” vào cuộc sống sẽ khơi dậy được sức dân, nông dân phát huy tốt hơn vai trò chủ thể, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn.

Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 0,5%/năm, không còn hộ tái nghèo. Đến cuối năm 2022, tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế của thị xã đạt 23.774 tỷ đồng, thị xã còn 481 hộ nghèo, 590 hộ cận nghèo, số hộ khá và giàu tăng, thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 70 triệu đồng/năm. Diện mạo nông thôn trên địa bàn thị xã có sự thay đổi rõ rệt; xây dựng thành công thị xã nông thôn mới vào năm 2015, về đích sớm hơn so với mục tiêu đặt ra.

Ông Nguyễn Chánh Thiện – Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Điện Bàn khẳng định, từ việc chuyển đổi tư duy từ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang liên kết phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế mỗi địa phương dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong thời gian đến, thị xã Điện Bàn sẽ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hành trình 7 năm ròng rã “săn con” của cô giáo mầm non

NDO - Sau 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với 3 lần chuyển phôi thất bại, năm 2018, cô giáo mầm non Bùi Thị Giang (1988) đón nhận niềm hạnh phúc lớn lao khi hạ sinh được nàng công chúa đầu tiên và 2 năm sau đó tiếp tục đón thêm 2 con.  Tháng 6/2012, mối tình đẹp của cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên bước sang khởi...

Thực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng thận

Người bị suy giảm chức năng thận nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng, nội tạng, hạn chế lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày, hạn chế muối và thực phẩm chứa muối... ...

Thanh thiếu niên chịu áp lực gia tăng từ học đường và thiếu sự quan tâm của gia đình

WHO: Thanh thiếu niên chịu áp lực gia tăng từ học đường và thiếu sự quan tâm của gia đình ...

Thế giới chung tay vì trẻ sinh non

Ngày 16/11/2024, Bộ Y tế phối hợp cùng UBND tỉnh Bắc Ninh và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non tại tỉnh Bắc Ninh. Ngày 16/11/2024, Bộ Y tế phối hợp cùng UBND tỉnh Bắc Ninh và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non tại tỉnh Bắc Ninh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chiều nay 16/5, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Phú Ninh phối hợp Huyện đoàn tổ chức gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh nhân kỷ niệm 46 năm ngày khởi công xây dựng công trình (1977 - 2023). ...

Nong, bủa ngậm ngùi… | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) -  Những chiếc nan tre vừa đủ để xếp khối thành nông cụ. Là sịa, nong, nia, sàng, mủng rổ... Là công cụ sản xuất nhưng cũng chính đời sống tâm hồn. Một mảnh hồn quê giản dị và không kém phần thâm sâu... ...

Lời đẹp dâng cho người | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

“Cỏ hoa dâng đời” là tập sách đúc rút kinh nghiệm sống của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ về quan niệm tình yêu, hạnh phúc, triết lý sống mà bất cứ ai đọc cũng soi chiếu được bóng dáng, câu chuyện của mình trong từng con chữ... ...

Nữ “phu cá” chân trần | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Từ sáng sớm, hàng chục tàu cá cập bến Tân An (xã Bình Minh, Thăng Bình) mang theo những mẻ cá tươi vào đất liền để bán cho thương lái. Đây cũng là lúc những người phụ nữ gánh cá thuê bắt đầu công việc cho một ngày...

Tìm chất liệu âm nhạc cho núi | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) - Với người nghệ sĩ, những chuyến đi là cơ hội khai mở cảm xúc để tìm chất liệu mới mẻ hơn cho âm nhạc. Và núi, được chọn như một không gian trữ tình đầy chất xúc tác, cho ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc… ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế PV: Trước bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, theo ông có cần thiết sắp xếp lại các lĩnh vực của doanh nghiệp Nhà nước để phù hợp với tình hình mới hay không? TS. Lê Đăng...

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày...

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với...

Mới nhất