Powered by Techcity

Những đóng góp phi thường của phụ nữ Việt Nam trong thắng lợi Điện Biên Phủ

Với truyền thống yêu nước nồng nàn, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Phụ nữ các dân tộc tham gia dân công cùng bộ đội công binh làm đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu).

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trước khi bước vào chiến dịch Ðiện Biên Phủ, cùng với toàn dân, phụ nữ đã tham gia mọi công việc của kháng chiến, đặc biệt là phục vụ hàng chục chiến dịch lớn. Ðây là lần đầu tiên phụ nữ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong các chiến dịch có lực lượng địch tập trung lớn, vũ khí hiện đại.

Toàn chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, chiếm 50% số ngày công phục vụ.

Điện Biên Phủ ở xa hậu phương, địa hình hiểm trở, thời gian chiến dịch kéo dài, thời tiết bất lợi. Địch lại tập trung lực lượng lớn không quân đánh phá các tuyến đường giao thông; ném bom phá, bom nổ chậm, bom napan, bom bướm… chặn đường tiếp tế của ta.

Bất chấp gian khổ, hiểm nguy, hàng chục ngàn phụ nữ đã hăng hái tham gia vào các đội thanh niên xung phong, làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược, thuốc men ra chiến trường; tải thương, nuôi dưỡng thương binh…

Nhờ có sự đóng góp to lớn của phụ nữ mà trong suốt thời gian dài chiến dịch vấn đề cung cấp đã được giải quyết tốt, bộ đội được ăn đủ tiêu chuẩn 0,8 kg gạo một ngày. Thương binh được đưa kịp thời về hậu tuyến và được chăm sóc chu đáo.

Với khẩu hiệu “bảo vệ giao thông tuyệt đối”, chị em dũng cảm làm việc ngay cạnh những quả bom nổ chậm, chống lầy, phá bom, đắp đường sạt lở, bắc cầu… Nhiều chị xông pha giữa bom đạn để cứu hàng, ngụy trang hàng.

Trên tuyến vận tải thủy Lai Châu – Điện Biên Phủ, phải vượt qua hàng trăm thác ghềnh nguy hiểm, phụ nữ vẫn là người đảm nhiệm chủ yếu. Trong khi “rét rừng thấu đến xương tủy; mặc hết cả áo, đắp hết cả chăn mà đầu gối vẫn buốt”, chị em chỉ có áo mỏng vẫn chở thuyền vượt qua các dòng thác. Có chị đã thức suốt 30 đêm, tay cầm đèn nến, chạy lên, chạy xuống một đoạn đường có 9 cái thác để hướng dẫn các đoàn thuyền đi – đến một cách an toàn.

Tại hỏa tuyến, phụ nữ trèo đèo, lội suối vác đạn pháo 105 ly vào các trận địa. Có chị bị bom napan làm cháy cả mái tóc vẫn lao mình vào cứu các hòm đạn. Hết lòng vì thương binh, nhiều chị quỵ ngã trên đá tai mèo, đầu gối tóe máu nhưng thương binh vẫn được nằm an toàn trong cáng. Gặp trời mưa phùn, giá rét, các chị nhường áo mưa, áo bông cho thương binh.

Không chỉ phụ nữ người Kinh mà phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mèo, Dao, Hoa, Puộc, Xá… cũng hăng hái tiếp tế lương thực, thực phẩm, đạn dược, tải thương, làm hầm, dựng lán cho thương binh, đào hào chống xe tăng địch, phá cầu, chữa đường…

Cũng lần đầu tiên phụ nữ Mông, Khơ Mú xuống núi “tay xách, nách mang” nào lợn, gà, dê, ngô, khoai; phụ nữ Thái cũng rời xa bếp củi mang thóc gạo, muối, cá… ủng hộ bộ đội đánh giặc. Trải qua nhiều năm bị áp bức bóc lột, chịu sự kìm kẹp của chế độ thực dân, họ hiểu rằng chỉ có con đường đứng lên chiến đấu, theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ dẫn dắt mới thoát khỏi cảnh “nước mất nhà tan”, mới có cuộc sống hòa bình, ấm no.

Chia lửa với chiến trường, phụ nữ ở hậu phương tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều lúa gạo tiếp tế cho tiền tuyến; thi đua “giết giặc lập công”, tham gia dân quân du kích, đấu tranh chống giặc bắt lính, làm công tác địch vận, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị, tuyên truyền vạch trần mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch, đấu tranh trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa… gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Một số nữ du kích đã lập công xuất sắc, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như chị Nguyễn Thị Chiên, Mạc Thị Bưởi.

Ở các địa phương, chị em phụ nữ cũng tích cực vận động mọi người đóng góp của cải, vật chất cho chiến dịch, tặng quần áo ấm cho người đi dân công. Ðồng bào Mông khắc phục tập quán để xuống núi. Ðồng bào Thái cố học cách gồng gánh của người Kinh để tăng năng suất phục vụ. Anh chị em dân công xe thồ chuẩn bị xe đạp, cố gắng mua sắm phụ tùng tốt.

Phụ nữ nông dân đã hưởng ứng nhiệt liệt chính sách của Ðảng và Nhà nước bất chấp khó khăn về thiên tai, sự phá hoại và đàn áp của giặc bám làng, bám ruộng để sản xuất tăng sản lượng thóc và nộp nhanh, nộp đủ thuế. Nông dân vùng tạm bị chiếm chuyển thóc ra vùng tự do để đóng thuế cho Chính phủ. Có nơi nhân dân cất giấu thóc ngay tại địa phương để cung cấp cho bộ đội và du kích hoạt động ở vùng địch hậu.

Chị em phụ nữ vùng Tây Bắc cùng với gia đình đã đóng góp nhiều nhất cho chiến dịch. Ðồng bào đã đóng góp xe đạp, thuyền bè, voi thồ, ngựa thồ. Cả vùng Tây Bắc và vùng Trung Bộ đã huy động được hàng trăm voi để chuyên chở phục vụ kháng chiến. Phụ nữ Tây Bắc hăng hái xay thóc để cung cấp gạo cho bộ đội. Vào thời điểm đó, Ðảng ủy mặt trận Ðiện Biên Phủ nhận định: Vấn đề cung cấp sẽ không được giải quyết nếu không vận động được toàn thể đồng bào Tây Bắc đứng lên cùng bộ đội đánh giặc. Ðồng bào Mông xưa nay chưa bao giờ xuống núi, phụ nữ Mông đã vận động chồng con đi dân công phục vụ chiến dịch và tòng quân.

Ở vùng tự do, vùng tạm chiếm, miền xuôi, miền ngược, đâu đâu chị em cũng sẵn sàng hy sinh những tình cảm thiêng liêng nhất của mình, vận động chồng con, người thân tòng quân giết giặc. Hàng nghìn gia đình có từ 3 – 4 quân nhân trở lên. Nhiều gia đình có đến ba con gái, con dâu cùng nhập ngũ.

Để làm ấm lòng các chiến sĩ đang chiến đấu ở Điện Biên Phủ, Hội mẹ chiến sĩ với trên 500.000 hội viên đã gây dựng phong trào chăm sóc thương binh, gửi quà, thư cho bộ đội. Phong trào phụ nữ lên Điện Biên đón thương binh về chăm sóc được hưởng ứng sôi nổi.

Ngoài ra, phụ nữ hậu phương còn có nhiều hoạt động khác làm suy yếu kẻ địch trên các mặt trận kinh tế, văn hóa ở khắp các vùng đô thị, nông thôn, vùng tự do, vùng tạm bị chiếm. Các cuộc biểu tình, bãi công, bãi khóa liên tiếp nổ ra. Các cơ sở kinh tế của địch luôn luôn bị phá hoại. Những chiến dịch tuyên truyền, cổ động nhằm vạch trần âm mưu của địch, khuyếch trương thanh thế của ta, thường xuyên được tổ chức.

Có thể nói, phụ nữ đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ. Chính thực dân Pháp cũng phải thừa nhận: “Các ông đã thắng vì các ông có dân, không những nam giới mà cả phụ nữ cũng có mặt ở tiền tuyến”.

70 năm đã trôi qua, nhiều phụ nữ tham gia chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã không còn nữa nhưng lịch sử dân tộc luôn ghi nhận những đóng góp phi thường của các chị. Và với lịch sử dân tộc, họ chính là những người góp phần không nhỏ cho mốc son chói lọi: Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

PV

Cùng chủ đề

Về miền hoa ban

Mỗi độ tháng 3, khi hoa ban bung nở trắng xóa, rợp trời các cung đường, bản làng miền Tây Bắc, lòng người càng thêm rạo rực khi bước chân đến miền đất núi rừng Điện Biên - nơi ghi dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hương ban thơm ngát, sắc trắng tinh khôi quện trong mây trời khiến cảnh sắc nơi đây càng thêm trữ tình,...

Cùng tác giả

Bắc Ninh: Thúc đẩy hợp tác công nghệ xanh

Dòng vốn FDI vào Bắc Ninh vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang giảm sút, các tập đoàn, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về thu xếp nguồn vốn… cho thấy một thành công lớn của tỉnh. Một góc KCN Yên Phong, Bắc Ninh. Dòng vốn FDI Bắc Ninh duy trì đà tăng trưởng mạnh Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bắc Ninh tiếp tục là điểm sáng...

Khơi niềm đam mê bóng đá trong thiếu niên, nhi đồng

Cùng với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao dành cho thiếu niên, nhi đồng trong dịp hè, Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh cúp Truyền hình năm 2024 sẽ là điểm nhấn, tạo sân chơi bổ ích cho những cầu thủ nhí và những cổ động viên yêu thích môn thể thao vua này. Diễn ra từ ngày 10 đến 17-7 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh, Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng không...

Bắc Ninh: Tăng trưởng kinh tế có nhiều khởi sắc

Ngày 5/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 21 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tháng đầu năm và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2024. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh Bắc Ninh tăng 2,32% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo tại Hội nghị, tăng trưởng kinh...

Bắc Ninh: Tiên phong trong hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 10 nghị quyết chuyên đề quan trọng, đánh dấu những bước tiến mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và phúc lợi xã hội của tỉnh. Ông Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, UBND tỉnh chỉ đạo...

Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, vốn thực hiện đạt khoảng 10,84 tỷ USD. Theo số liệu vừa được công bố sáng 29-6, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong...

Cùng chuyên mục

Tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm gia đình ông bà Eamon McMullen và cháu Ngô Hương Thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng) Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng bày tỏ xúc động khi thấy cháu Thảo đã được nuôi dạy khôn lớn trong vòng tay yêu thương của gia đình ông bà McMullen. Thứ trưởng vui mừng cho biết, cộng đồng người Việt tại Ireland với...

Hội nghị đánh giá nhiệm vụ các Ban Chỉ đạo ngành Thuế

(BTV) Sáng 04/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá nhiệm vụ các Ban Chỉ đạo ngành Thuế. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Ngô Tân Phượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng các Ban Chỉ đạo ngành Thuế tỉnh. ...

Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư mới tại Việt Nam

Tính hết 30.9, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỉ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,2 tỉ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản… Đáng lưu...

Thành phố Từ Sơn tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận

(BTV) Ủy ban MTTQ thành phố Từ Sơn phối hợp với Ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024. Các đại biểu dự hội...

Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Từ thành phố tiêu dùng đến thành phố xanh màu áo thợ

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội và các tỉnh miền bắc nhưng giới tư bản Pháp dự báo, sớm muộn chính phủ Pháp sẽ thất bại, phải dời khỏi Việt Nam nên họ không bỏ tiền xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới. Một số chủ còn bán lại cho các nhà tư sản người Việt. Và ngày ấy đã đến. Thua trận ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, ê...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự sinh hoạt Chi bộ cơ sở tại các địa phương

(BTV) Thực hiện chương trình công tác của Tỉnh uỷ, ngày 03/10, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương dự sinh hoạt Chi bộ cùng cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt tình hình địa phương và thông báo kết quả lãnh chỉ đạo của tỉnh;...

Công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030

(BTV) Sáng 03/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại điểm cầu Bắc Ninh, dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Xây dựng, một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh. ...

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công trình đê điều, thủy lợi

(BTV) Sáng 03/10, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi kiểm tra một số công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có các đồng chí: Trần Huy Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm...

Quy tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024

Sáng 3/10, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (XTTMNN) Việt Nam, Lễ khai mạc Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024 đã chính thức diễn ra. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức cũng tiến hành trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024. Cắt băng khai mạc Hội chợ làng nghề Việt Nam lần thứ XX năm 2024  Sự kiện lần này...

Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi tỉnh Bắc Ninh năm 2024

(BTV) Chiều 03/10, tại Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, Tỉnh Đoàn tổ chức Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi tỉnh Bắc Ninh năm lần thứ II, năm 2024. Toàn cảnh Hội thi Với chủ đề: “Bí thư Đoàn cơ sở tiên phong,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất