Powered by Techcity

(Trực tiếp) Lũ lớn trên các tuyến sông, Hà Nội sẵn sàng phương án sơ tán dân

(Dân trí) – Trong đêm 9/9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội. Tính đến thời điểm 7h ngày 10/9, mực nước sông Hồng là 9,2m, vượt mức báo động I 0,7m.

9 phút trước

Nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội bị ngập

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết trận mưa rạng sáng 10/9, đã khiến nhiều điểm bị ngập.

Lượng mưa đo được đến 6h30 ngày 10/9, tại quận
Hoàn Kiếm là 110mm, quận Hoàng Mai là 330mm, quận Ba Đình 99mm, quận Cầu Giấy 120mm, quận Hai Bà Trưng 178mm, Tây Hồ 125mm, quận Đống Đa 98mm, quận Nam Từ Liêm137 mm, quận Thanh Xuân180 mm, quận Hà Đông 146mm.

Khu vực huyện Thanh Trì lượng mưa đo được là 237mm, Sóc Sơn 52mm, Đông Anh 90mm, Đan Phượng 67mm.

Mực nước trên sông Kim Ngưu (TL Cống Quay) là 3.97m, sông Tô Lịch (TL đập Thanh Liệt) 4.52m, sông Tô Lịch (HL đập Thanh Liệt) 5.65m, sông Lừ (tại cầu Định Công) 4.76m, sông Nhuệ (Cống Hà Đông) 5.54m.

Sân chơi công cộng phường Phúc Tân (sát mép sông Hồng) ngập nước (Ảnh: Tiến Tuấn)

21 phút trước

Cây cối, hoa màu ở bãi giữa sông Hồng ngập trắng

Khu vui chơi dưới chân cầu Long Biên bị nước ngập bao phủ (Ảnh: Mạnh Quân)

9 phút trước

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu sẵn sàng các phương án sơ tán người dân

Mực nước đo tại bến đò Ngọc Lâm ghi nhận lúc 6h30 sáng là 9,1m. Đến 8h, thước đo mực nước 9,2m đã bị nước sông ngập hoàn toàn. Tính từ 17h chiều qua, nước sông Hồng đã dâng cao 2m sau 14 tiếng (Ảnh: TIến Tuấn)

Trong công điện đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, các ngành tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h: theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ.

Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán.

Các quận, huyện, thị xã chuẩn bị điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.

12 phút trước

Lối lên cầu Long Biên ùn tắc

Lúc 7h30, lối lên cầu Chương Dương ùn tắc kéo dài (Ảnh: Mạnh Quân)

8h30 sáng 10/9, Hà Nội bắt đầu hạn chế phương tiện giao thông di chuyển qua cầu Chương Dương do nước sông Hồng lên cao, chảy xiết.

Theo đó, Hà Nội cấm các xe ô tô hợp đồng, xe khách, xe du lịch trên 9 chỗ ngồi và xe có tải trọng trên 0,5 tấn di chuyển qua cầu Chương Dương.

Các xe này chỉ có thể đi qua các cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy và Thăng Long.

20 phút trước

Nước sông Hồng dâng cao

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, lúc 6h30 ngày 10/9, nước sông Hồng đã lên ngập bãi giữa, đoạn qua khu vực trung tâm TP Hà Nội.

Nước sông Hồng dâng cao, ngập bãi giữa (Ảnh: Mạnh Quân)

Trong đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.

Theo đó, để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh bảo đảm an toàn.

Người dân chèo thuyền qua khu vực gần cầu Long Biên (Ảnh: Mạnh Quân)

Đêm 9/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hiện trạng diễn biến lũ trong 12 giờ qua trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh) và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội) đang lên; cảnh báo tình trạng ngập úng, lũ quét và sạt lở nghiêm trọng tại miền Bắc.

Lũ lớn trên các tuyến sông, Hà Nội sẵn sàng phương án sơ tán dân - 1

Nước sông Hồng lên nhanh, 7h sáng 10/9 vượt mức báo động I (Ảnh: Mạnh Quân).

Tối 9/9, mực nước tại sông Hồng liên tục tăng nhanh khiến nhiều khu vực gần sông rơi vào tình trạng ngập úng.

Trong đêm 9/9, rạng sáng 10/9, nước dâng cao tại lối xuống bãi xe Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), lực lượng chức năng chặn đường, cảnh báo người dân không tiếp cận khu vực nguy hiểm.

22h, nước dâng cao ở cuối ngõ 76 An Dương (quận Tây Hồ). Càng tiến sâu vào ngõ, nước càng dâng cao đến quá nửa người. Nước ngập nhanh vào buổi tối khiến người dân không kịp trở tay.

Tại khu vực Tứ Liên, nước cũng ngập ngoài bãi, mực nước lên nhanh khiến người dân hoang mang vì nhiều hoa màu, đặc biệt là quất cảnh bị ngập úng.

Trước tình hình nước sông Hồng dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã sẵn sàng sơ tán người dân sống tại khu vực bãi giữa sông Hồng trên địa bàn các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên…

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/lu-lon-tren-cac-tuyen-song-ha-noi-san-sang-phuong-an-so-tan-dan-20240910075152360.htm

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm. Tham dự lễ kỷ niệm còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban,...

Tách phần vốn Nhà nước tại Vành đai 4

Tách phần vốn Nhà nước tại Vành đai 4 – Vùng Thủ đô thành tiểu dự án độc lậpĐây là khoản ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư các cầu: Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng; đoạn từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đoạn tuyến nối 9,7 km trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phối cảnh Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. UBND TP. Hà Nội...

Nhiều điểm ở Hà Nội mưa to kéo dài nhiều giờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa nay (11/9) ảnh vệ tinh và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu tiếp tục phát triển, gây mưa cho Hà Nội. Vùng mây đối lưu mạnh từ Bắc Ninh, Hưng Yên cũng đang di chuyển về phía Thủ đô, dự báo sẽ mang theo mưa rào và giông trong trưa và đầu giờ chiều nay. Nguy cơ xảy ra lốc, sét và gió giật...

Người dùng di động nhiều tỉnh, thành phố bị mất liên lạc do bão Yagi

Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tại thời điểm ngày 8/9, một số khu vực trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ vẫn bị gián đoạn thông tin liên lạc do mất điện lưới.  Trong số các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3,...

Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10

Trưa 7.9, trao đổi với báo chí về diễn biến của bão Yagi (bão số 3), ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão Yagi đã vào sát bờ biển Quảng Ninh – Thái Bình. Bão Yagi đã khiến nhiều cây đổ tại tỉnh Quảng Ninh Trong đó, một số nơi đã ghi nhận gió mạnh như: đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14;...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa 19, nhiệm kỳ 2021 – 2026

(BTV) Chiều 8/11, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số vấn đề mang tính cấp thiết, quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

(BTV) Theo kế hoạch, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bắc Ninh năm 2024 với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa...

Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê

(BTV) Sáng 8/11, tại Bắc Ninh, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai tổ chức tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều cho các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt. Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm...

Liên hoan các đội tuyên truyền măng non về Luật Trẻ em năm 2024

(BTV) Sáng 8/11, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền Măng non về Luật Trẻ em tỉnh Bắc Ninh năm 2024. Phần thi của các đội tuyên truyền Măng non tại...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa 19, nhiệm kỳ 2021 – 2026

(BTV) Chiều 8/11, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số vấn đề mang tính cấp thiết, quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

(BTV) Theo kế hoạch, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bắc Ninh năm 2024 với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa...

Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê

(BTV) Sáng 8/11, tại Bắc Ninh, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai tổ chức tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều cho các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt. Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm...

Liên hoan các đội tuyên truyền măng non về Luật Trẻ em năm 2024

(BTV) Sáng 8/11, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền Măng non về Luật Trẻ em tỉnh Bắc Ninh năm 2024. Phần thi của các đội tuyên truyền Măng non tại...

Phát huy vai trò Hệ giá trị Văn hóa vùng Đồng bằng sông Hồng

(BTV) Sáng 8/11, tại Bắc Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam...

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông...

(BTV) Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về rà soát, góp ý đối với các dự thảo nghị định, quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường...

Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế

(BTV) Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đã ký kết hợp tác hữu nghị với các trường đào tạo nghề và các công ty sản xuất công nghệ cao, công nghệ bán dẫn trong và ngoài nước. ...

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

(BTV) Sáng 7/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc (T.p Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vương Quốc Tuấn, Ủy viên...

Sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái

Là quốc gia nông nghiệp, có nhiều làng nghề truyền thống, cảnh quan tươi đẹp…, Việt Nam có những lợi thế để phát triển du lịch nông thôn. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, du khách trong và ngoài nước đang có xu hướng chọn các vùng nông thôn là điểm đến để trải nghiệm. Hơn nữa, việc xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trên cả nước cũng tạo môi trường thuận lợi cho việc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất