Powered by Techcity

Nghệ thuật truyền thống khó khăn tìm “nguồn sống”


Thiếu kinh phí đặt hàng người viết kịch bản, dàn dựng tác phẩm và hơn nữa là sự bùng nổ của các loại hình giải trí mới trên mạng xã hội… là những nguyên nhân khiến cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống bị thất thế trong cuộc cạnh tranh khán giả. Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ ngân sách nhà nước, các đơn vị nghệ thuật cũng rất cần nguồn lực tài trợ bên ngoài để tiếp tục duy trì “nguồn sống”.

Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu phục vụ chương trình nghệ thuật tại xã Hưng Hội.

CỐNG HIẾN TRONG THẾ KHÓ

Cuối tháng 8, Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu có chuyến biểu diễn phục vụ người dân ở các ấp Nước Mặn, Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi). Tại chùa Cái Giá chót, đoàn có mặt từ sớm để dựng rạp, chuẩn bị âm thanh, cảnh trí và phối hợp với chính quyền địa phương phát loa di động để thông báo lịch biểu diễn đến từng nhà. Tối đến, người dân trong ấp rủ nhau đến chùa để vãng cảnh và xem nghệ thuật, tạo nên bầu không khí rộn ràng như lễ hội. Nhiều khán giả ngồi xem đến kết thúc chương trình, nhất là vào đêm cuối vì có biểu diễn Dù kê.

Để có được một chương trình chỉn chu và hấp dẫn mang đến khán giả, các nghệ sĩ, diễn viên Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu đã vượt qua những vất vả, thách thức. Tình trạng thiếu kinh phí đầu tư cho chương trình, nhân lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trang thiết bị máy móc xuống cấp tiếp tục kéo dài khiến cho hoạt động của đoàn hết sức khó khăn. Thậm chí, đoàn nhiều lần phải thuê cộng tác viên, thuê xe đi phục vụ ở cơ sở. Thế mới thấy, tinh thần cống hiến vì nghệ thuật của các nghệ sĩ, diễn viên đã vượt lên trên mọi trở ngại, gian khó.

Cùng cảnh ngộ đó, lãnh đạo Nhà hát Cao Văn Lầu đang “đau đầu” trong khâu thuê tác giả, đạo diễn viết kịch bản, dàn dựng vở cải lương mới do kinh phí cấp chi trả èo ọt. Theo mục tiêu của Đề án phát triển nghệ thuật cải lương Bạc Liêu giai đoạn 2021 – 2025, Nhà hát phải phối hợp với các Đài Truyền hình trực tiếp 4 vở cải lương mới mỗi năm. Tuy nhiên, kinh phí cấp cho đơn vị hằng năm chỉ đủ dựng 2 – 3 vở nên muốn đạt mục tiêu của Đề án thì buộc phải chia nhỏ nguồn kinh phí vốn eo hẹp. Nếu làm như thế rất khó đòi hỏi chất lượng cao ở các vở cải lương của Nhà hát.

Hoạt động biểu diễn cải lương của Nhà hát Cao Văn Lầu cần được xã hội hóa để nâng cao chất lượng phục vụ khán giả. Ảnh: H.T

CẦN NGUỒN XÃ HỘI HÓA

Từng có thời điểm Nhà hát Cao Văn Lầu sáng đèn liên tục vào tối thứ Năm, thứ Bảy hằng tuần để phục vụ du khách, người dân địa phương yêu mến nghệ thuật cải lương. Trong đó, một suất diễn do một doanh nghiệp viễn thông của tỉnh tài trợ nhưng chỉ kéo dài được trong năm 2019. Từ đó đến nay, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến hoạt động kinh doanh bị suy giảm nên doanh nghiệp không còn hỗ trợ suất diễn cho Nhà hát.

Ông Văn Công Diệp – Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu, chia sẻ: “Ngoài nguồn ngân sách của tỉnh, nghệ thuật cải lương rất cần được xã hội hóa để nuôi sống hoạt động biểu diễn. Muốn có nhiều vở diễn mới chất lượng thì phải cần kinh phí tương xứng để mời các soạn giả, đạo diễn tham gia. Theo Đề án phát triển nghệ thuật cải lương giai đoạn 2021 – 2025, mức chi trả cho tác giả sáng tác kịch bản và đạo diễn là 30 triệu đồng/người, nhưng thực tế hiện nay phải cần từ 80 – 100 triệu đồng mới mời được những người có tên tuổi. Vì vậy, Nhà hát rất mong UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL tăng cường vận động các doanh nghiệp trong tỉnh, các công ty lữ hành trong nước tài trợ kinh phí để có thêm suất diễn phục vụ khán giả”.

Cũng như nghệ thuật cải lương, hoạt động trình diễn nghệ thuật Khmer đang giảm sức hút do kinh phí đầu tư hạn hẹp. Không thể mãi trông chờ hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước, thiết nghĩ Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu trong thời gian tới nên tranh thủ xã hội hóa từ các chùa Khmer, đồng bào dân tộc để huy động thêm nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.

Trong bối cảnh hội nhập, văn hóa – nghệ thuật truyền thống của dân tộc vì nhiều lý do đang bị thất thế trong việc thu hút khán giả. Chính vì thế, làm tốt công tác xã hội hóa không chỉ giảm gánh nặng cho ngân sách tỉnh mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc trong cộng đồng.

HỮU THỌ





Nguồn: https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/nghe-thuat-truyen-thong-kho-khan-tim-nguon-song-96681.html

Cùng chủ đề

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 của Thủ tướng Chính...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công ty...

Nhiều tổ chức, đơn vị quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ

* Bưu điện tỉnh Bạc Liêu miễn phí cước vận chuyển hàng cứu trợ Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nhiều tổ chức, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tích cực quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra. Tại huyện Đông Hải, sau 2 ngày vận động, các mạnh thường quân đã hỗ trợ hơn 1.000 suất quà, 150 đòn bánh tét,...

Trung thu trao gửi yêu thương

Trung thu năm nay tại Bạc Liêu đặc biệt hơn những mùa Trung thu trước, bởi nhiều hoạt động đón Trung thu, vui hội trăng Rằm được tổ chức đơn giản, gói gọn, tiết kiệm khi cả nước hướng về người dân vùng bão lũ. Không ai bảo ai, mọi người đều xem việc chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc chính là món quà Trung thu ý nghĩa nhất thời điểm này. VUI TRUNG THU NHƯNG VẪN HƯỚNG...

Mưa lớn từ bão Yagi, Nam bộ đón đỉnh triều cường và nguy cơ ngập nặng

TPO – Do triều cường Rằm tháng 8 kết hợp mưa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mực nước các sông khu vực miền Tây Nam bộ đang lên nhanh, dự báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các ngày từ 18 đến 22/9. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, lũ trên sông Mê Kông khu vực thượng...

Cùng tác giả

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 của Thủ tướng Chính...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công ty...

Nhiều tổ chức, đơn vị quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ

* Bưu điện tỉnh Bạc Liêu miễn phí cước vận chuyển hàng cứu trợ Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nhiều tổ chức, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tích cực quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra. Tại huyện Đông Hải, sau 2 ngày vận động, các mạnh thường quân đã hỗ trợ hơn 1.000 suất quà, 150 đòn bánh tét,...

Trung thu trao gửi yêu thương

Trung thu năm nay tại Bạc Liêu đặc biệt hơn những mùa Trung thu trước, bởi nhiều hoạt động đón Trung thu, vui hội trăng Rằm được tổ chức đơn giản, gói gọn, tiết kiệm khi cả nước hướng về người dân vùng bão lũ. Không ai bảo ai, mọi người đều xem việc chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc chính là món quà Trung thu ý nghĩa nhất thời điểm này. VUI TRUNG THU NHƯNG VẪN HƯỚNG...

Mưa lớn từ bão Yagi, Nam bộ đón đỉnh triều cường và nguy cơ ngập nặng

TPO – Do triều cường Rằm tháng 8 kết hợp mưa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mực nước các sông khu vực miền Tây Nam bộ đang lên nhanh, dự báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các ngày từ 18 đến 22/9. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, lũ trên sông Mê Kông khu vực thượng...

Cùng chuyên mục

Trung thu trao gửi yêu thương

Trung thu năm nay tại Bạc Liêu đặc biệt hơn những mùa Trung thu trước, bởi nhiều hoạt động đón Trung thu, vui hội trăng Rằm được tổ chức đơn giản, gói gọn, tiết kiệm khi cả nước hướng về người dân vùng bão lũ. Không ai bảo ai, mọi người đều xem việc chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc chính là món quà Trung thu ý nghĩa nhất thời điểm này. VUI TRUNG THU NHƯNG VẪN HƯỚNG...

Tiếp sức cho phát triển du lịch văn hóa Khmer

Sở hữu những ngôi chùa Khmer có kiến trúc lộng lẫy, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống và các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa, song việc phát triển du lịch tại các địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống của tỉnh còn chậm triển khai, chưa có một sản phẩm nào thật sự hấp dẫn. Vì vậy, việc tạo hình cho sản phẩm du lịch văn hóa Khmer là hết sức cần thiết...

Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam và 105 năm Ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang: Tri ân và cống hiến!

12/8 âm lịch hằng năm là ngày mà các thế hệ nghệ sĩ trên khắp đất nước trang trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ sân khấu để tri ân Tổ nghề và những nghệ sĩ tiền bối đã có công đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu. Kể từ năm 2011 (ngày 4/11), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 12/8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Cũng trong những ngày này,...

Hớt tóc 0 đồng

Tác giả: Phương Anh Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Việc tốt Mỗi chiều hằng ngày, nhiều người đi ngang công viên Lê Thị Riêng (Phường 8, TP. Bạc Liêu) đều bị thu hút ánh nhìn bởi nhóm thợ trẻ tỉ mỉ hớt tóc cho người nghèo. Chỉ với một góc nhỏ trên công viên, mấy cái ghế, bộ đồ nghề và tấm băng-rôn, các bạn đã biến thành một điểm hớt tóc dã chiến. Cả người hớt tóc...

Khi phở, mì… cũng trở thành di sản

Trong 17 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gần đây nhất, có Phở Hà Nội, Phở Nam Định, Mì Quảng, Nghề ướp trà sen Quảng An (Hà Nội), Tri thức may, mặc áo dài Huế, Nghề làm nhang ở Tây Ninh... Những di sản trên được đánh giá là hội tụ đầy đủ các tiêu chí của di sản phi vật thể quốc...

5 năm thực hiện nghị quyết về phát triển du lịch tại các địa phương: Còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn

Huy động được sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng vào phát triển du lịch, nhiều sản phẩm mới được trình làng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư giúp kết nối du khách với điểm đến… là những điểm sáng của các địa phương sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về đẩy mạnh phát triển du lịch (gọi tắt là NQ 11). Mặc dù...

Di tích lịch sử – văn hóa:​ “Mỏ vàng” của công nghiệp văn hóa

Trong số những tiềm năng du lịch hiện có, Bạc Liêu cũng có thế mạnh riêng về lĩnh vực du lịch văn hóa để phát triển công nghiệp văn hóa, bắt kịp xu hướng của cả nước. Và các di tích lịch sử - văn hóa chính là “mỏ vàng” nếu được khai thác bài bản hơn nữa. Nguồn tài nguyên quý Một trong những “mỏ vàng” ấy là Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh...

Gìn giữ di tích lịch sử:​ Không thể chậm trễ!

Hệ thống di tích nói chung, di tích  lịch sử - văn hóa nói riêng ở Bạc Liêu có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay. Hiểu biết, gìn giữ những bài học lịch sử truyền thống mà ông cha để lại, thông qua những di tích lịch sử - văn hóa là điều cần thiết, đồng nghĩa với việc Bạc...

Viết cho ngày khai giảng!

Vậy là một năm học mới nữa lại bắt đầu! Sáng 5/9, trên phạm vi toàn quốc, tất cả các trường học từ cấp mầm non đến THPT đều diễn ra nghi thức khai giảng! Không khí rộn ràng, vui tươi đó thôi thúc các em bước vào năm học mới với tinh thần phấn chấn để cùng nhau gặt hái thành tích mới làm quà cho cha mẹ, thầy cô. Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thị Định (TP....

Giúp ông

Tác giả: Bùi Tuyết (Bạc Liêu) Thiết bị chụp: iPhone 14 Pro Max Đề tài: Cuộc sống Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người cho rằng một xã hội hiện đại sẽ kéo theo sự vô cảm, xa cách giữa người với người. Nhưng theo tôi, đó là cái nhìn phiến diện, bởi còn rất nhiều câu chuyện, hình ảnh đẹp mang sự tử tế, niềm vui lan tỏa đến nhiều người. Và hành động của người thanh niên trong bức hình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất