Powered by Techcity

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long


Trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch – Thương mại TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 30/11, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam có Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc đã tham dự và phát biểu tại Toạ đàm Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh – Đồng bằng sông Cửu Long.

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng phát biểu (Ảnh: baocantho.com.vn)

Tại buổi toạ đàm, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho biết: Với hệ thống sông ngòi hơn 28.000km và hệ thống kênh rạch dày đặc, trải rộng trên cả vùng; sự đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, ĐBSCL có tiềm năng lớn trong việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo gắn với sông nước và văn hóa sông nước. Bên cạnh đó, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà Bè kết nối với các tỉnh vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều cơ hội để hình thành các chương trình du lịch liên kết đến miền Tây Nam bộ bằng đường thủy. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2030 nêu rõ các sản phẩm đặc trưng của ĐBSCL là du lịch sinh thái, văn hóa sông nước, miệt vườn, nghỉ dưỡng và biển đảo.

Với ý nghĩa đó, nhằm phát huy thế mạnh sông nước và văn hóa sông nước của vùng trong xây dựng các sản phẩm, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch về phát triển sản phẩm du lịch đường thủy Thành phố, trong đó có định hướng xây dựng các sản phẩm tầm trung và tầm xa từ TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh lân cận và ngược lại.

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Toàn cảnh Tọa đàm (Ảnh: baocantho.com.vn)

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện, ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực quốc gia, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản, mà còn là một trong 7 vùng du lịch của cả nước, có tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch. Ước tính năm 2024, lượng du khách đến ĐBSCL đạt trên 52 triệu lượt; tổng thu từ du lịch đạt trên 62 nghìn tỉ đồng. Riêng đối với TP. Cần Thơ, ước tính năm 2024 tổng lượng khách đến tham quan, du lịch là 6,3 triệu lượt; tổng thu từ du lịch ước đạt 6.226 tỉ đồng.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng đến nay, du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL được đánh giá là phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện chưa có nhiều tour đường sông được khai thác và nhiều tour hiện có rất ít khách du lịch, thậm chí có thể phải dừng khai thác. Phần lớn du lịch đường sông khai thác tuyến gần trong nội tỉnh.

Chính vì vậy, việc phát triển du lịch đường sông cần có sự liên kết chặt chẽ trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng bến bãi, cảnh quan dịch vụ ven sông. Từ đó thu hút doanh nghiệp xây chương trình du lịch liên vùng, kết hợp tham quan nhiều địa điểm trên cùng một tuyến đường sông sẽ giúp du khách có trải nghiệm phong phú hơn.

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 3.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc phát biểu (Ảnh: baocantho.com.vn)

Phát biểu tại Toạ đàm, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc cho rằng, để kết nối du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm phân phối khách của cả vùng phía Nam với cả nước và quốc tế với các tỉnh ĐBSCL thì đường sông cũng được xem là tuyến du lịch chủ đạo để đưa khách đến các điểm du lịch.

Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc đề nghị các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cần nghiên cứu, đưa ra giải pháp phát triển hiệu quả du lịch đường sông, sản phẩm du lịch đặc thù của vùng theo định hướng tại Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt theo Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể: Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ sinh thái sông nước, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch biển, đảo, di tích lịch sử văn hóa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng như du lịch sông nước miệt vườn; tìm hiểu di sản văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí và tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: An Giang – Đồng Tháp – Long An; Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng, Kiên Giang – Cà Mau. Liên kết với vùng Đông Nam bộ theo các hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông và phía Tây, với Campuchia, Thái Lan theo hành lang ven biển phía Nam (Hà Tiên – Rạch Giá – Cà Mau).

Làm mới các chương trình du lịch đường sông theo hướng nâng cao chất lượng và tăng cường trải nghiệm, đặc biệt là trải nghiệm về văn hóa, phong tục, lối sống của vùng sông nước Cửu Long. Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia (Ninh Kiều, Thới Sơn, Mang Thít, Lung Ngọc Hoàng, Tràm Chim, Hà Tiên, Nhà Mát – Bạc Liêu và Mũi Cà Mau) đáp ứng các điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia, cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho vùng.

Tại Toạ đàm, các chuyên gia, nhà quản lý đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, giao thông, môi trường ở Trung ương và địa phương; các nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, trường đại học đã tập trung tham luận đặt ra nhiều vấn đề đối với việc phát triển du lịch đường sông ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành vùng ĐBSCL hiện nay, từ thực tiễn về phát triển du lịch đường sông, về các yếu tố tác động đến hoạt động du lịch đường sông như công tác quy hoạch, quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng đường thủy, bảo vệ môi trường, xây dựng dựng sản phẩm… đến các giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, xúc tiến quảng bá…

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025

Ngày 8/5, tại Khách sạn Công tử Bạc Liêu đã diễn Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025, do Sở Công thương Bạc Liêu và Sở Công thương Ninh Bình phối hợp tổ chức. Các đại biểu tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP. Đây là hội nghị được tổ chức 2 năm/lần luân phiên giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình. Năm nay, hội nghị thu...

Tem truy xuất nguồn gốc QR Code giúp minh bạch chất lượng sản phẩm

Với công nghệ ngày càng phát triển, QR Code và các ứng dụng quét mã trên sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng địa phương. Là một trong những công cụ quan trọng giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các quyền lợi mua sắm của mình, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Lực lượng chức năng quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc hàng hóa. ​Ảnh:...

Tập trung nhiều giải pháp cho tăng trưởng kinh tế

Nhìn trên tổng thể, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt kế hoạch đề ra. Với quyết tâm tăng trưởng cao, ngay từ đầu năm 2025, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều giải pháp nhằm thực hiện đạt mục tiêu phát triển kinh tế địa phương. NHIỀU CHỈ TIÊU GIẢM Ngay từ đầu năm 2025, Bạc Liêu đã xây dựng...

Thiêng liêng Tổ quốc​ trên biển

Tác giả: Hữu Thọ Thiết bị chụp: Máy ảnh Nikon D810 Đề tài: Cuộc sống Giữa biển cả mênh mông, những con tàu nhấp nhô theo con sóng đang bủa lưới đánh cá tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vẻ đẹp đó càng được tô điểm khi nhiều con tàu được ngư dân thay lá cờ mới để mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cứ mỗi lá cờ được treo lên là...

Trao tặng 35 bồn chứa và máy lọc nước cho các hộ khó khăn huyện Đông Hải

Chiều 7/5, tại xã Long Điền (huyện Đông Hải), Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành tổ chức chương trình trao tặng bồn chứa nước và máy lọc nước cho các hộ dân huyện Đông Hải. Theo đó, chương trình đã trao tặng 30 bồn chứa nước Plasman (dung tích 500 lít/bồn) và 5 máy lọc nước R.O, tổng trị giá 100 triệu đồng cho 30 hộ khó khăn thuộc các xã...

Cùng tác giả

Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025

Ngày 8/5, tại Khách sạn Công tử Bạc Liêu đã diễn Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025, do Sở Công thương Bạc Liêu và Sở Công thương Ninh Bình phối hợp tổ chức. Các đại biểu tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP. Đây là hội nghị được tổ chức 2 năm/lần luân phiên giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình. Năm nay, hội nghị thu...

Tem truy xuất nguồn gốc QR Code giúp minh bạch chất lượng sản phẩm

Với công nghệ ngày càng phát triển, QR Code và các ứng dụng quét mã trên sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng địa phương. Là một trong những công cụ quan trọng giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các quyền lợi mua sắm của mình, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Lực lượng chức năng quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc hàng hóa. ​Ảnh:...

Tập trung nhiều giải pháp cho tăng trưởng kinh tế

Nhìn trên tổng thể, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt kế hoạch đề ra. Với quyết tâm tăng trưởng cao, ngay từ đầu năm 2025, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều giải pháp nhằm thực hiện đạt mục tiêu phát triển kinh tế địa phương. NHIỀU CHỈ TIÊU GIẢM Ngay từ đầu năm 2025, Bạc Liêu đã xây dựng...

Thiêng liêng Tổ quốc​ trên biển

Tác giả: Hữu Thọ Thiết bị chụp: Máy ảnh Nikon D810 Đề tài: Cuộc sống Giữa biển cả mênh mông, những con tàu nhấp nhô theo con sóng đang bủa lưới đánh cá tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vẻ đẹp đó càng được tô điểm khi nhiều con tàu được ngư dân thay lá cờ mới để mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cứ mỗi lá cờ được treo lên là...

Trao tặng 35 bồn chứa và máy lọc nước cho các hộ khó khăn huyện Đông Hải

Chiều 7/5, tại xã Long Điền (huyện Đông Hải), Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành tổ chức chương trình trao tặng bồn chứa nước và máy lọc nước cho các hộ dân huyện Đông Hải. Theo đó, chương trình đã trao tặng 30 bồn chứa nước Plasman (dung tích 500 lít/bồn) và 5 máy lọc nước R.O, tổng trị giá 100 triệu đồng cho 30 hộ khó khăn thuộc các xã...

Cùng chuyên mục

Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh...

Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, hướng đến bền vững

Chương trình Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL đã hình thành từ năm 2019. Hoạt động du lịch của 14 tỉnh, thành từ đó đã được đổi mới, lan tỏa và thu hút du khách. Nhiều sản phẩm mới được xây dựng, từng bước định vị thương hiệu du lịch vùng. ...

Phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian qua, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch, tạo ra nhiều sự kiện đặc sắc thu hút du khách. ...

Bạc Liêu dốc sức phát triển trụ cột du lịch

Nhiều năm liền là địa phương dẫn đầu về số điểm du lịch tiêu biểu cấp vùng, du lịch Bạc Liêu bước vào năm 2025 với mục tiêu hiện thực hóa khát vọng trở thành một trong những trung tâm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long. Và mục tiêu lớn này được UBND tỉnh cụ thể bằng Chương trình hành động,...

Khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ

Chiều 18/02, Bạc Liêu đã khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ kết hợp hội chợ xúc tiến du lịch, thương mại, sản phẩm OCOP, TP Bạc Liêu năm 2025. Nhằm giới thiệu, quảng...

Liên kết để phát triển du lịch bền vững

Dù sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng tài nguyên du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự được phát huy để thu hút đông đảo du khách do thiếu sự liên kết giữa các địa phương và với các vùng khác trong cả nước. Khu du lịch Điện gió Hòa Bình 1 thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) thu hút khách tới tham quan, du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu...

Bạc Liêu hưởng lợi từ phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu

Khi phim Công tử Bạc Liêu trình làng, quê hương của Dạ cổ hoài lang được nhiều người biết đến, mở ra cơ hội vàng cho du lịch địa phương. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng tiềm năng du lịch Bạc Liêu còn rất lớn. Ảnh: Nhật Hồ Ngày 16.12, Sở Văn hoá Thể thao du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu”. Dù...

Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ

Ngày 21/11 tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ. ...

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long" chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. ...

Định hướng phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang có diện tích 1.608km2, gồm 08 đơn vị hành chính, trong đó có 5 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố (Tỉnh lỵ là thành phố Vị Thanh). Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;...

Tin nổi bật

Tin mới nhất