Powered by Techcity

Lịch sử hình thành tỉnh Bạc Liêu

Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, vùng đất Bạc Liêu vẫn ngày càng trù phú do phù sa bồi lấn ra biển và hơn hết là nhờ sự “chung sức, đồng lòng” dựng xây quê hương của ba dân tộc Kinh, Khơme và Hoa.

Năm 1680, Mạc Cửu, một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu.

Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu là Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú tại Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông.

Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc về chúa Nguyễn. Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ.

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định cai quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà Tiên.

Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà Tiên đến Cà Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc Liêu tính đến cửa biển Gành Hào.

Ngày 5-1-1867, thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Đến ngày 5-6-1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 khu tham biện (inspection – có người dịch là khu thanh tra) do các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm.

Năm 1877, Pháp điều chỉnh Nam Kỳ còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18-12-1882, Pháp cắt 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thuỷ của đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và hai tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý: Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.

Ngày 20-12-1899, toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1-1-1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ.

Năm 1904, quận Vĩnh Lợi cắt một phần đất phía bắc nhập thêm vào quận Vĩnh Châu. Diện tích của tỉnh Bạc Liêu lúc này là 740 nghìn ha.

Năm 1918, chính quyền thực dân Pháp cắt một phần đất phía nam quận Vĩnh Lợi và một phần đất phía bắc quận Cà Mau thành lập quận Giá Rai.

Ngày 25-10-1955, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/NV phân định lại địa phận hành chính các tỉnh miền Nam, sáp nhập các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu vào Sóc Trăng, thành lập tỉnh Ba Xuyên. Toàn bộ vùng đất quận Cà Mau lập thành tỉnh An Xuyên.

Ngày 8-9-1964, Ngụy quyền Sài Gòn ký Sắc lệnh số 254/NV tái lập tỉnh Bạc Liêu gồm các quận: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Phước Long (Rạch Giá). Địa  phận này tồn tại cho đến ngày 30-4-1975.

Về phía chính quyền cách mạng: việc phân chia địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khác hẳn chính quyền Sài Gòn. Năm 1947, quận Hồng Dân thuộc tỉnh Rạch Giá giao hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển.

Ngày 13-11-1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu. Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.

Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1955, huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu, huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được tái lập.

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây chia các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu.

Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định tách huyện Vĩnh Châu khỏi huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu, thành lập huyện Vĩnh Châu.

Tháng 11-1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu.

Vào đầu năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau thành tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau, đến gần giữa năm 1976 tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau đổi tên thành tỉnh Minh Hải.

Ngày 1-1-1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai và giữ nguyên cho đến ngày nay.

Xuất xứ tên gọi Bạc Liêu

Danh xưng “Bạc Liêu”, đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là Pô Léo, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là  “Bạc” và Léo phát âm là “Liêu”.

Một giả thuyết khác cho rằng: Pô là bót, đồn. Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng Khơme, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào.

Còn người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên gọi vùng đất này là Phêcheri – chaume (đánh cá và cỏ tranh). Ngoài ra còn một số giả thuyết khác.

(Nguồn: Bạc Liêu Thế và Lực trong thế kỷ XX)

Cùng chủ đề

Huyện Phước Long và TX. Giá Rai thăm, chúc Tết Báo Bạc Liêu

Đoàn cán bộ huyện Phước Long tặng quà Tết Báo Bạc Liêu. Ảnh: C.L (BL-CL) Sáng 22/1, đoàn cán bộ Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long và TX. Giá Rai đã đến chúc Tết Báo Bạc Liêu. Hai đơn vị thông tin đến Báo Bạc Liêu về những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2024. Để có được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ...

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Quang cảnh hội thảo tại điểm cầu Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: N.Q (BL-NQ) Ngày 22/1, Hội thảo khoa học quốc gia có chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” được tổ chức trực tiếp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội) và kết nối...

Phong phú bao lì xì

Cứ mỗi dịp xuân về, trong mỗi gia đình đều không thể thiếu chiếc bao lì xì cho người thân, trẻ nhỏ. Nhiều mẫu bao lì xì được thiết kế độc đáo, mới lạ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống ngày Tết của dân tộc. Thời điểm này, tại các cửa hàng văn phòng phẩm, chợ hoa xuân, xe bán dạo… đã xuất hiện nhiều loại bao lì xì với đủ các màu sắc. Bên cạnh mẫu bao lì...

Dồi dào hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Tết Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần, các siêu thị, nhà phân phối, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng nguồn hàng dồi dào, đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường. Đồng thời, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá, giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm tết. ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG Những ngày này, tại các chợ truyền thống và trên kệ của nhiều siêu thị,...

TP. Bạc Liêu: Đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển du lịch trong năm 2025

Khép lại năm 2024, hoạt động du lịch trên địa bàn TP. Bạc Liêu tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi và tạo nên những tiền đề, động lực để tăng tốc vào năm 2025. Khu du lịch Nhà Mát trở thành khu du lịch tiềm năng để phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Trong ảnh: Biển tắm nhân tạo tại Khu du lịch Nhà Mát. TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG Đối với Đảng bộ TP. Bạc...

Cùng tác giả

Liên kết để phát triển du lịch bền vững

Dù sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng tài nguyên du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự được phát huy để thu hút đông đảo du khách do thiếu sự liên kết giữa các địa phương và với các vùng khác trong cả nước. Khu du lịch Điện gió Hòa Bình 1 thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) thu hút khách tới tham quan, du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu...

Bạc Liêu hưởng lợi từ phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu

Khi phim Công tử Bạc Liêu trình làng, quê hương của Dạ cổ hoài lang được nhiều người biết đến, mở ra cơ hội vàng cho du lịch địa phương. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng tiềm năng du lịch Bạc Liêu còn rất lớn. Ảnh: Nhật Hồ Ngày 16.12, Sở Văn hoá Thể thao du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu”. Dù...

Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên ở Bạc Liêu: Nâng tầm giá trị hạt muối

Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 nhằm tôn vinh và bảo tồn nghề muối Việt Nam; quảng bá, giới thiệu, xây dựng hình ảnh đặc trưng, thế mạnh của các sản phẩm muối ở Bạc Liêu và cả nước. Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 - Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu từ ngày 26-28/12. Tại buổi họp báo ngày 4/7, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát...

Chùa Xiêm Cán ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Cùng chuyên mục

Liên kết để phát triển du lịch bền vững

Dù sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng tài nguyên du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự được phát huy để thu hút đông đảo du khách do thiếu sự liên kết giữa các địa phương và với các vùng khác trong cả nước. Khu du lịch Điện gió Hòa Bình 1 thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) thu hút khách tới tham quan, du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu...

Bạc Liêu hưởng lợi từ phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu

Khi phim Công tử Bạc Liêu trình làng, quê hương của Dạ cổ hoài lang được nhiều người biết đến, mở ra cơ hội vàng cho du lịch địa phương. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng tiềm năng du lịch Bạc Liêu còn rất lớn. Ảnh: Nhật Hồ Ngày 16.12, Sở Văn hoá Thể thao du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu”. Dù...

Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên ở Bạc Liêu: Nâng tầm giá trị hạt muối

Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 nhằm tôn vinh và bảo tồn nghề muối Việt Nam; quảng bá, giới thiệu, xây dựng hình ảnh đặc trưng, thế mạnh của các sản phẩm muối ở Bạc Liêu và cả nước. Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 - Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu từ ngày 26-28/12. Tại buổi họp báo ngày 4/7, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát...

Chùa Xiêm Cán ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Đàn Kìm – hồn Việt đất phương Nam

Là cái nôi của đờn ca tài tử, từ hàng trăm năm nay mảnh đất con người Bạc Liêu đã gắn bó mật thiết với cây đàn kìm, tiếng đàn khi rộn ràng lúc sâu lắng luôn đồng hành cùng người dân trên những nẻo đường suôi ngược giữa buồn vui của dòng đời, từ đó đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng vùng đất phương Nam.

Tạo tăng trưởng từ đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp

Có thể nói, một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là phát huy vai trò và nguồn lực từ doanh nghiệp (DN). Song, với những tác động sâu sắc và ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu như hiện nay đã kéo theo DN của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn. DN GẶP KHÓ Xác định được tầm quan trọng của DN và không ngừng bổ sung nguồn lực cho nền kinh...

Doanh nghiệp cần quan tâm quảng bá thương hiệu

Một trong những thế mạnh kinh tế của tỉnh và góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm chính là phát triển thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ hàng OCOP năm 2023. Ảnh: K.T Với việc khuyến khích đầu tư và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nên hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng...

Gần 40 học viên được bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng viết tin hiện đại

Sáng 22/7, tại Tòa soạn Báo Bạc Liêu, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng viết tin hiện đại cho gần 40 học viên là phóng viên các cơ quan báo chí, người làm công tác tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Tại lớp bồi dưỡng, bà Nguyễn Thị Lâm Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Bạc Liêu chia sẻ đến học viên một số...

Tặng 15 căn nhà cho gia đình chính sách xã Ninh Thạnh Lợi

Chiều 21/7, Đảng ủy - UBND xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) tổ chức lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) và trao nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã. Đại diện Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bạc Liêu và chính quyền địa phương trao bảng tượng trưng nhà đại đoàn kết cho các gia đình. Trong không khí ấm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất