Powered by Techcity

Không gian cho đờn ca tài tử “thăng hoa”


Chơi đờn ca tài tử (ĐCTT) ở đâu và phong cách chơi như thế nào mới khiến người chơi thăng hoa, còn người nghe thì đắm mình thưởng thức cái hay, cái đẹp của tiếng đờn, lời ca. Giảng dạy trao truyền ra sao để có lớp người kế thừa, không để di sản mai một ngày sau… Đó vẫn luôn là những trăn trở thường trực trong việc giữ gìn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật mang tầm cỡ nhân loại này.

Một tiết mục ca ra bộ trong chương trình kỷ niệm 10 năm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Một “ấp ủ” cho ĐCTT

Cuối năm, trong một buổi gặp gỡ với Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Minh Chiến – nguyên Trưởng Đoàn cải lương Cao Văn Lầu, tôi được nghe về một dự định khá quy mô của cá nhân ông dành cho nghệ thuật ĐCTT. Không lấy làm lạ vì ông đã gắn bó với cải lương, với nghệ thuật ĐCTT cả cuộc đời, từ hồi còn tỉnh Minh Hải chung, cho đến khi về Bạc Liêu. Và khi đã nghỉ hưu, ông muốn tiếp tục “làm điều gì đó” cho con đường phát triển của nghệ thuật ĐCTT, bởi theo ông, Bạc Liêu là một trong những “cái nôi” quan trọng thì cần lắm những động thái thiết thực!

Ấp ủ của NSƯT mang tên “Dự án Trung tâm bảo tồn và phát triển ĐCTT Bạc Liêu”. Với dự án này, ông muốn xây dựng sân khấu biểu diễn cố định, sân khấu lưu diễn, hội trường, phòng dạy và học, một số phòng chức năng như phòng sản xuất chương trình, phòng giải trí, phòng đào tạo truyền nghề; có luôn cả hệ thống dịch vụ ăn uống, mua sắm, hệ thống cây xanh…

Dự án hướng đến mục tiêu tạo ra mô hình phát triển văn hóa – nghệ thuật (VH-NT) biểu diễn chuyên nghiệp, phục vụ nhu cầu thưởng thức VH-NT của Nhân dân trong tỉnh thuộc nhiều đối tượng khác nhau và du khách thập phương nói chung. Đặc biệt, sẽ tổ chức các lớp đào tạo năng khiếu cho nghệ nhân đờn và ca tài tử, diễn viên sân khấu nghệ thuật nhằm từng bước bổ sung đội ngũ kế thừa cho Bạc Liêu.

“Ấp ủ” này của NSƯT Minh Chiến đã từ nhiều năm, đến nay vẫn chưa thể thành hiện thực, bởi đây là dự án tư nhân trên lĩnh vực VH-NT có quy mô đầu tư khá lớn, còn phụ thuộc vào nhiều khâu. Chưa bàn đến tính khả thi của dự án, chỉ thấy rằng ít nhất đã có một ấp ủ đầy khát vọng liên quan đến trọng trách bảo tồn nghệ thuật ĐCTT.

Biểu diễn đờn ca tài tử phục vụ du khách tại Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: C.T

Và băn khoăn thực tại

Theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có gần 160 câu lạc bộ (CLB) ĐCTT với gần 2.000 nghệ sĩ, nghệ nhân thường xuyên tham gia sinh hoạt. Mỗi ấp văn hóa, xã văn hóa đều có CLB nhằm góp phần gìn giữ, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài các CLB sinh hoạt định kỳ ở cơ sở, tỉnh cũng đã thành lập nhiều CLB ĐCTT chuyên phục vụ khách du lịch tại các di tích lịch sử – văn hóa như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi), Di tích lịch sử Nọc Nạng (TX. Giá Rai), Khu lưu niệm nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (TP. Bạc Liêu)…

Các lớp hướng dẫn, trao truyền kỹ năng trình diễn bản “Dạ cổ hoài lang”, các điệu thức trong nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ cho học sinh, sinh viên, hội viên, những người yêu thích ĐCTT; và nhiều cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tìm hiểu sự ra đời, giá trị nghệ thuật bản “Dạ cổ hoài lang” cũng được tổ chức thường xuyên… Thế nhưng nhìn tổng quan, nghệ thuật ĐCTT vẫn chưa thật sự thăng hoa ở những nơi được trình diễn để xứng tầm là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại!

ĐCTT vẫn chưa có một không gian trình diễn đúng với tính chất đa dạng, phong phú và độc đáo của mình. Tình trạng “già hóa” thành viên các CLB, nghệ nhân chơi các nhạc cụ cổ truyền ngày càng khan hiếm, nhất là đờn cò, kìm, tranh, bầu; đội ngũ kế thừa trong giới trẻ không nhiều; một số CLB không có nghệ nhân đờn, dẫn đến không còn duy trì sinh hoạt thường xuyên; một số khác lại gặp khó khăn về tài chính, chưa có địa điểm để nghệ nhân thực hành truyền dạy và sinh hoạt đờn ca; một vài bài bản biểu diễn cho du khách đôi khi chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” khi họ chưa am tường về nghệ thuật ĐCTT… là những băn khoăn thường trực.

Có nhiều ý kiến trong chính giới nghệ sĩ, nghệ nhân cho rằng: việc tổ chức các liên hoan ĐCTT không chỉ để tranh tài, tôn vinh, mà còn cần tạo ra không khí lễ hội để mọi người gặp nhau giao lưu, học hỏi. Thực trạng ai thi xong thì ra về, không thiết tha việc xem đội bạn thi, thiếu khán giả đến giao lưu… là những vấn đề mà Ban tổ chức cần lưu tâm khi tổ chức những liên hoan về ĐCTT.

Ngoài ra, thiết nghĩ nên đưa ĐCTT đến những địa điểm công cộng để người dân thưởng thức và tìm hiểu, cũng là góp phần thu hút ánh nhìn của du khách về loại hình đã được UNESCO ghi danh. Không gian mở như Quảng trường Hùng Vương, khu vực trước Nhà hát Cao Văn Lầu, hay bày ra trong các hội chợ, triển lãm, hội xuân trong những ngày tết cũng là không gian lý tưởng để nghệ thuật ĐCTT có dịp thăng hoa.

CẨM THÚY





Nguồn: https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/khong-gian-cho-don-ca-tai-tu-thang-hoa-98861.html

Cùng chủ đề

Bạc Liêu kiến nghị Trung ương hỗ trợ tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ

Sáng 14/1/2025, ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm mới, do Sở KH&CN tổ chức. Quang cảnh hội nghị. Theo báo cáo của Sở KH&CN, các hoạt động KH&CN năm qua đã góp phần đáng kể vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, thúc đẩy đổi mới...

Ban hành Quyết định đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước...

Ngày 13/1, Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều ký Quyết định 50 ban hành Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Giám sát về quản lý đất công trên địa bàn TP. Bạc Liêu. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ...

Học sinh TP. Bạc Liêu say mê trải nghiệm “Nét Việt ngày xuân”

Học sinh tiểu học TP. Bạc Liêu đã có một ngày trải nghiệm thật đáng nhớ với các chương trình sáng tạo “Nét Việt ngày xuân” và “Một ngày em làm chiến sĩ” trong năm học 2024 - 2025. Theo đó, hàng trăm em học sinh Trường tiểu học Trần Phú (Phường 7) đã hòa mình vào không khí sôi động của sự kiện diễn ra ngày 11/1/2025. Chương trình, do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Du lịch...

Thành đoàn TP. Bạc Liêu: Phối hợp thực hiện và bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê”

Thành đoàn vừa phối hợp với Điện lực TP. Bạc Liêu thực hiện và bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (ảnh). Công trình “Thắp sáng đường quê” được thực hiện tại tuyến đường Lộ ông Tấn (ấp An Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) gồm lắp đặt 12 trụ đèn năng lượng mặt trời, có tổng chiều dài là 400m. Công trình trị giá...

Đoàn trường đại học Bạc Liêu: Tình nguyện hiến hơn 100 đơn vị máu đợt 1/2025

(BL-ĐHL) Thực hiện chương trình “Xuân tình nguyện năm 2025”, ngày 11/1, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường đại học Bạc Liêu phối hợp với Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Cần Thơ tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 1/2025 với chủ đề: “Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp”. Tuổi trẻ Trường đại học Bạc Liêu tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: H.L Chương trình đã thu hút hơn 150 đoàn viên...

Cùng tác giả

Bạc Liêu kiến nghị Trung ương hỗ trợ tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ

Sáng 14/1/2025, ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm mới, do Sở KH&CN tổ chức. Quang cảnh hội nghị. Theo báo cáo của Sở KH&CN, các hoạt động KH&CN năm qua đã góp phần đáng kể vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, thúc đẩy đổi mới...

Ban hành Quyết định đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước...

Ngày 13/1, Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều ký Quyết định 50 ban hành Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Giám sát về quản lý đất công trên địa bàn TP. Bạc Liêu. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ...

Học sinh TP. Bạc Liêu say mê trải nghiệm “Nét Việt ngày xuân”

Học sinh tiểu học TP. Bạc Liêu đã có một ngày trải nghiệm thật đáng nhớ với các chương trình sáng tạo “Nét Việt ngày xuân” và “Một ngày em làm chiến sĩ” trong năm học 2024 - 2025. Theo đó, hàng trăm em học sinh Trường tiểu học Trần Phú (Phường 7) đã hòa mình vào không khí sôi động của sự kiện diễn ra ngày 11/1/2025. Chương trình, do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Du lịch...

Thành đoàn TP. Bạc Liêu: Phối hợp thực hiện và bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê”

Thành đoàn vừa phối hợp với Điện lực TP. Bạc Liêu thực hiện và bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (ảnh). Công trình “Thắp sáng đường quê” được thực hiện tại tuyến đường Lộ ông Tấn (ấp An Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) gồm lắp đặt 12 trụ đèn năng lượng mặt trời, có tổng chiều dài là 400m. Công trình trị giá...

Đoàn trường đại học Bạc Liêu: Tình nguyện hiến hơn 100 đơn vị máu đợt 1/2025

(BL-ĐHL) Thực hiện chương trình “Xuân tình nguyện năm 2025”, ngày 11/1, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường đại học Bạc Liêu phối hợp với Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Cần Thơ tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 1/2025 với chủ đề: “Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp”. Tuổi trẻ Trường đại học Bạc Liêu tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: H.L Chương trình đã thu hút hơn 150 đoàn viên...

Cùng chuyên mục

“Chiếc nôi”ấm nuôi dưỡng nghệ thuật Khmer

Nếu chùa Khmer là thiết chế sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thì gia đình là “chiếc nôi” để nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu nghệ thuật dân tộc. Chính truyền thống gia đình đã tạo dưỡng chất để nghệ thuật truyền thống Khmer giữ được sức sống bền bỉ, qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn được kế thừa và tỏa sáng. Vợ chồng anh Danh Suộl - chị Na Uy (thứ hai và ba từ phải sang)...

Tình muối – Tìm trong báo cũ

Thường thì sau khi hoàn thành và gửi đi một đôi bài viết cuối năm, tôi hay lục tìm báo xuân cũ đem ra đọc. Đọc để thưởng thức lại báo xuân năm cũ bên thềm năm mới; đọc để tìm kiếm tư liệu và ý tưởng cho chuyện viết lách như cái duyên nợ đâu từ hồi kiếp trước; đọc trong tâm thế đón chờ hít hà cái mùi thơm thơm của mực mới, giấy mới ở những...

Chu đáo các điều kiện đón khách du xuân

Trang trí tiểu cảnh tết, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên… là những công việc đang được các cơ sở kinh doanh, điểm du lịch của tỉnh ráo riết chuẩn bị. Xem đây là hoạt động khởi đầu cho năm mới, vì vậy các đơn vị quyết tâm đảm bảo chu đáo các điều kiện để tạo ấn tượng đẹp, đáp ứng nhu cầu du xuân của du...

Mùa yêu thương

Tác giả: Phương Anh Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Cuộc sống Mùa xuân không chỉ là mùa đẹp nhất trong năm mà còn là mùa để trao - nhận yêu thương. Những ngày này, khắp nơi đang diễn ra các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Những phần quà “của ít lòng nhiều” chỉ với gạo, bánh ngọt hay nhu yếu phẩm nhưng đã mang đến niềm vui...

Nơi mùa xuân về sớm

Là những con đường đang được thay áo mới. Là những hàng quán dần tấp nập hơn. Là những vỉa hè ngày thường vắng tanh, giờ “rục rịch” đón những chuyến xe chở kiểng, hoa tết đang đổ về khoác lên chiếc áo mùa xuân trên khắp phố phường... Sáng sớm, chiếc loa phát thanh từ góc đường đã thông tin về thị trường tết năm nay. Nghe cũng chạnh buồn cho những tiểu thương, bản tin cho biết sức...

Sau ngày “én nhạn hiệp đôi”…

“Là nguyện cho chàng, hai chữ an bình an, mau trở lại gia đàng, cho én nhạn hiệp đôi...”. Là nguyện ước của người chinh phụ gửi kẻ chinh phu trong cái kết của bản Dạ cổ hoài lang (DCHL). Trải hơn một thế kỷ, nỗi lòng riêng của vợ chồng nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng là khúc ca bi tráng về những anh hùng giữ gìn non sông vẫn còn thổn thức tâm tư người nghe. 50...

Người phố thị giữ Tết cổ truyền dân tộc

Những ngày Tết đang gần kề, bà Phạm Tuyết Thủy (Phường 5, TP. Bạc Liêu) lại loay hoay chuẩn bị nguyên liệu làm bánh, mứt để con cháu dùng và đãi khách trong 3 ngày xuân. Việc làm này đã được gia đình bà gìn giữ qua bao mùa tết. Cũng như bà Thủy, nhiều gia đình ở thành thị dù cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng vẫn âm thầm gìn giữ những nét đẹp của Tết cổ...

Nhân rộng mô hình điểm trong xây dựng môi trường văn hóa cơ sở: Bảo tồn bản sắc, tạo điểm đến hấp dẫn

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở đã có những điểm sáng của ngành VHTTDL trong thời gian qua. Nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo đã tạo nên luồng sinh khí mới trong đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều vùng miền. ...

Đã thấy sắc xuân về trên phố

Hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, bởi vậy từ những ngày này, phố phường Bạc Liêu đã “rục rịch” chuyển mình đón xuân với những gam màu rực rỡ. Trong đó, thu hút ánh nhìn của người đi đường là màu đỏ rực của pháo giấy trang trí, đèn lồng, liễn Tết… ở nhiều cửa hàng, quán xá. Phố phường nhuộm sắc xuân Khi hương xuân dần nồng đậm, TP. Bạc Liêu đã bắt...

Bóng đá và tinh thần yêu nước!

Phải khẳng định, có những người, chưa từng biết yêu môn thể thao vua - bóng đá, nhưng cứ mỗi khi đội tuyển bóng đá Việt Nam bước ra đấu trường quốc tế thì “già, trẻ, bé, lớn” đều chung một tinh thần cổ vũ hết mình. Tất cả là xuất phát từ một điểm chung vô cùng thiêng liêng: lòng yêu nước! Chủ nhật, trước giờ G. ở Bạc Liêu, tôi nhìn khắp phố phường đâu đâu cũng đỏ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất