Powered by Techcity

Gìn giữ di tích lịch sử:​ Không thể chậm trễ!


Hệ thống di tích nói chung, di tích  lịch sử – văn hóa nói riêng ở Bạc Liêu có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay.

Hiểu biết, gìn giữ những bài học lịch sử truyền thống mà ông cha để lại, thông qua những di tích lịch sử – văn hóa là điều cần thiết, đồng nghĩa với việc Bạc Liêu phải chú trọng hơn nữa việc trùng tu, bảo tồn và gìn giữ những di tích này.

Trong hệ thống di tích lịch sử – văn hóa của Bạc Liêu, có khá nhiều công trình kiến trúc nhà cổ là những chứng tích lịch sử, nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại của Bạc Liêu.

Nơi diễn ra sự kiện đặc biệt

Nhà cổ số 29, còn gọi là Tòa bố được xây dựng năm 1882, với kiến trúc công sở phương Tây. Không chỉ độc đáo về kiến trúc nghệ thuật, nơi đây còn là nơi diễn ra một sự kiện lịch sử đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng tại Bạc Liêu. Ngày 23/8/1945, trước khí thế bão lửa cách mạng, Tỉnh trưởng ngụy – Trương Công Thiện đã đầu hàng vô điều kiện và trao chính quyền cho Nhân dân. Sự kiện này diễn ra tại Dinh Tỉnh trưởng Bạc Liêu, nay là Nhà cổ số 29, đường Trần Phú, Phường 3 – đối diện trụ sở HĐND – UBND TP. Bạc Liêu. Theo Thông báo 96, ngày 12/8/2005 của Tỉnh ủy Bạc Liêu, ngày 23/8/1945 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định là Ngày truyền thống cách mạng của tỉnh Bạc Liêu.

Dù được UBND tỉnh công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật, song qua năm tháng, công trình đã xuống cấp nặng, có khả năng đổ sập, nên chính quyền phải quây tôn xung quanh ngăn không cho ai vào bên trong. Di tích cấp tỉnh giờ khác nào căn nhà hoang. Trung tâm Dịch vụ đô thị tỉnh phải cắt tỉa cây xanh, cỏ dại nhằm giảm bớt tác động xấu đến công trình cổ.

Hiện trạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Tòa bố (số 29, đường Trần Phú, Phường 3, TP. Bạc Liêu). Ảnh: N.Q

Di tích… mất tích

Ngoài Nhà cổ số 29, Bạc Liêu còn một di tích kiến trúc tiêu biểu in đậm dấu ấn của những ngày tháng Tám lịch sử. Đó là Nhà cổ Carrie hay còn gọi Trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu lâm thời năm 1945, nằm góc đường 30 tháng 4 và đường Lê Văn Duyệt (Phường 3, TP. Bạc Liêu ngày nay).

Di tích lịch sử Trụ sở của Tỉnh ủy Bạc Liêu lâm thời và Ủy ban Mặt trận Việt Minh có số phận bi đát hơn cả Nhà cổ số 29. Sau 10 năm được UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử, vào tháng 11/2023, chính quyền TP. Bạc Liêu đã tháo dỡ toàn bộ công trình rộng hơn 310m2 với lý do không còn khả năng bảo tồn nguyên trạng. Dấu tích công trình theo kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XX chỉ còn lại nền gạch bông, vài viên gạch đỏ, để lại niềm tiếc nuối cho người dân địa phương, du khách và những ai yêu mến lịch sử, kiến trúc. Mai sau, mọi người chỉ còn biết đến dấu xưa này qua bia tưởng niệm và bức phù điêu sẽ được chính quyền dựng lên ngay trên nền di tích.

Cần có kế hoạch trùng tu

Bạc Liêu hiện có 15 ngôi nhà cổ (đều trên địa bàn TP. Bạc Liêu) đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Những năm qua, công tác đầu tư, tu bổ, bảo tồn di tích tại Bạc Liêu được chính quyền địa phương và ngành Văn hóa thực hiện, song phải thừa nhận là chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh 2 ngôi nhà cổ được trùng tu (nhà ông Cao Triều Trực, số 59, đường Thống Nhất, khóm 2, Phường 5, kinh phí trùng tu 2,5 tỷ đồng) và nhà Công tử Bạc Liêu (xã hội hóa), các di tích kiến trúc cổ còn lại đã và đang xuống cấp, biến dạng, mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có và có cái thậm chí đã không còn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng buồn này, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do thiếu kinh phí, bên cạnh đó còn do cơ chế và cả việc chưa làm tròn trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Theo ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng Ban quản lý di tích (Sở VH-TT&DL), để bảo tồn và phát huy giá trị những ngôi nhà cổ đã được xếp hạng theo phân cấp di tích cấp tỉnh, UBND cấp huyện cần có kế hoạch trùng tu, tôn tạo các ngôi nhà cổ đã xuống cấp. Đồng thời, rà soát, đề xuất các ngôi nhà cổ có giá trị trên địa bàn để lập hồ sơ di tích.

“Lối xưa xe ngựa hồn thu thả / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Câu thơ nuối tiếc về Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan ngày trước có lẽ cũng đúng với tâm trạng của người Bạc Liêu hôm nay khi chứng kiến hiện trạng các di tích nhà cổ, nhất là các di tích gắn với những sự kiện cách mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

Nguyễn Quốc





Nguồn: https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/gin-giu-di-tich-lich-su-%E2%80%8B-khong-the-cham-tre!-96680.html

Cùng chủ đề

Cơn mưa lịch sử ở TP. Bạc Liêu: Hầu hết các tuyến đường chìm trong nước, cuộc sống người dân bị đảo lộn

Kéo dài từ sáng đến chiều ngày 2/11, trận mưa lớn đã khiến hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập sâu. Đường phố biến thành sông, các khu dân cư, nhà cửa và cơ sở kinh doanh, chợ thực phẩm... đều bị ngập nặng gây nhiều khổ sở cho việc đi lại, sinh hoạt, mua bán của người dân. Sau vài giờ mưa lớn, các tuyến đường trung tâm của TP. Bạc Liêu như...

Bạc Liêu hoàn tất bầu cử trưởng khóm/ấp nhiệm kỳ 5 năm

(BL-NQ) Sáng 3/11, huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức thành công bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Trần Anh Thi - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử trưởng ấp huyện Vĩnh Lợi, đánh giá: Đến giờ này, công tác bầu cử trưởng ấp được Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình nên đã hoàn thành. Vĩnh Lợi là địa phương cấp huyện cuối cùng của tỉnh tổ chức bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024...

Mưa lớn kéo dài, toàn TP. Bạc Liêu bị ngập

Tuyến đường bên hông Trường Chính trị Châu Văn Đặng (Phường 1) bị ngập sâu trong nước. Cơn mưa rất to và kéo dài nhiều giờ trong chiều ngày 2/11 đã làm toàn địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập. Nhiều tuyến đường như Trần Phú, Võ Thị Sáu, Hòa Bình, Bà Triệu, Tôn Đức Thắng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu… ngập từ 30 - 50cm, cá biệt một số nơi nước ngập sâu đến 80cm. Nhiều phương tiện lưu thông...

Từ ngày 1/12/2024, điều chỉnh diện tích, dân số Phường 3 và Phường 8 (TP. Bạc Liêu)

Ngày 2/11, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu thông tin: Chủ tịch Quốc hội - Trần Thanh Mẫn vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký Nghị quyết 1254 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024. Nghị quyết đã được đăng toàn văn vào ngày 1/11/2024 trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội...

2 chỉ đạo ‘nóng’ của Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu được người dân hưởng ứng

Ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu – vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt và tổ chức cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang (gọi chung là cán bộ) ký cam kết không vi phạm nồng độ cồn. Theo nội dung cam kết, các tập thể đơn vị sẽ thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ vi...

Cùng tác giả

Cơn mưa lịch sử ở TP. Bạc Liêu: Hầu hết các tuyến đường chìm trong nước, cuộc sống người dân bị đảo lộn

Kéo dài từ sáng đến chiều ngày 2/11, trận mưa lớn đã khiến hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập sâu. Đường phố biến thành sông, các khu dân cư, nhà cửa và cơ sở kinh doanh, chợ thực phẩm... đều bị ngập nặng gây nhiều khổ sở cho việc đi lại, sinh hoạt, mua bán của người dân. Sau vài giờ mưa lớn, các tuyến đường trung tâm của TP. Bạc Liêu như...

Bạc Liêu hoàn tất bầu cử trưởng khóm/ấp nhiệm kỳ 5 năm

(BL-NQ) Sáng 3/11, huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức thành công bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Trần Anh Thi - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử trưởng ấp huyện Vĩnh Lợi, đánh giá: Đến giờ này, công tác bầu cử trưởng ấp được Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình nên đã hoàn thành. Vĩnh Lợi là địa phương cấp huyện cuối cùng của tỉnh tổ chức bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024...

Mưa lớn kéo dài, toàn TP. Bạc Liêu bị ngập

Tuyến đường bên hông Trường Chính trị Châu Văn Đặng (Phường 1) bị ngập sâu trong nước. Cơn mưa rất to và kéo dài nhiều giờ trong chiều ngày 2/11 đã làm toàn địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập. Nhiều tuyến đường như Trần Phú, Võ Thị Sáu, Hòa Bình, Bà Triệu, Tôn Đức Thắng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu… ngập từ 30 - 50cm, cá biệt một số nơi nước ngập sâu đến 80cm. Nhiều phương tiện lưu thông...

Từ ngày 1/12/2024, điều chỉnh diện tích, dân số Phường 3 và Phường 8 (TP. Bạc Liêu)

Ngày 2/11, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu thông tin: Chủ tịch Quốc hội - Trần Thanh Mẫn vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký Nghị quyết 1254 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024. Nghị quyết đã được đăng toàn văn vào ngày 1/11/2024 trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội...

2 chỉ đạo ‘nóng’ của Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu được người dân hưởng ứng

Ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu – vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt và tổ chức cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang (gọi chung là cán bộ) ký cam kết không vi phạm nồng độ cồn. Theo nội dung cam kết, các tập thể đơn vị sẽ thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ vi...

Cùng chuyên mục

Đổi mới công tác bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật: Việc làm cần thiết

Diện tích phòng trưng bày nhỏ hẹp; cách thức trưng bày theo lối truyền thống; kinh phí phục vụ công tác sưu tầm chưa đáp ứng; kỹ thuật bảo quản hiện vật còn đơn giản… là những khó khăn, hạn chế trong thực hiện công tác bảo tàng hiện nay. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật là việc làm hết sức cần thiết và cấp thiết trong xu thế ứng...

Vở cải lương “Giọt máu oan cừu”: Tái hiện khúc bi tráng một thời mưa bom bão đạn

Vẫn còn vài ghế trống khán giả do vở thi diễn vào buổi sáng, tuy nhiên đa số đã đến thì đều xem hết suất diễn, không bỏ về giữa chừng! Rồi những tràng pháo tay tán thưởng mỗi khi Đại úy Hoàng Anh (nghệ sĩ Lâm Minh Nghiêm đóng), bà Minh (nghệ sĩ Hoài Thương) dứt câu vọng cổ chạm cảm xúc khán giả bởi chất chứa tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, tình mẫu tử... Tất cả...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024: “Ðiểm vàng” cho “Trước bình minh”

Chọn một kịch bản sân khấu từng rất thành công để dàn dựng mới, tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024, Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu đã mang đến một vở diễn thật đẹp và bi hùng. Khán giả đã dành "điểm vàng" cho "Trước bình minh" qua những tràng pháo tay, những giọt nước mắt. Nghệ sĩ Giang Tuấn vai Mười Hùng và nghệ sĩ Hồng Nhiên vai Hai Ngọc trong vở "Trước bình minh". Khán...

Bước chân nhỏ trên đường mưu sinh

Tác giả: Phương Anh Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Cuộc sống Ngày mới bắt đầu ở khu chợ Phường 3 (TP. Bạc Liêu) với dòng xe cộ đi lại tấp nập, là cảnh người mua kẻ bán nhộn nhịp. Hòa mình vào đám đông, một bé gái khoảng 13 tuổi chậm rãi đạp chiếc xe ba gác đang tìm nhặt phế liệu. Cứ đến thùng rác của nhà nào là em dừng xe lại, cố tìm trong...

Phát triển bền vững với du lịch xanh

Tận dụng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc, Bạc Liêu đã và đang biến tài nguyên này thành những sản phẩm du lịch với không gian, dịch vụ xanh. Đây cũng sẽ là hướng phát triển bền vững mà tỉnh tập trung khai thác để khơi dậy sự tham gia, đóng góp tích cực của doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và hình thành ngày càng nhiều tua, tuyến du...

Cải lương vào mùa hội

Hơn 1.200 nghệ sĩ, diễn viên của 30 đơn vị nghệ thuật trên cả nước đang dệt nên mùa hội cải lương làm say lòng giới mộ điệu. Gần 1/3 hành trình của Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 đã chứng minh điều đó. Trung tâm Văn hóa TP. Cần Thơ mỗi ngày 2 lượt sáng - tối sáng đèn với những vở cải lương đủ thể tài. Tâm huyết của từng nghệ sĩ và những ánh mắt dõi...

ĐBQH: Tăng thuế VAT hoạt động văn hóa sẽ dập tắt cơ hội phát triển và khả năng cạnh tranh của thị trường

Sáng 29/10, tiếp theo Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Tăng thuế GTGT hoạt...

Ba tôi là “dân tập kết”

Cách đây 10 năm, tôi được phân công viết về đề tài kỷ niệm 60 năm tập kết ra Bắc. Với tôi, viết đề tài này không khó chút nào, vì nhân vật chính là ba tôi và các bác, các chú tôi hay gặp. Từ nhỏ, tôi đã biết rằng mình có ba là người miền Nam, mẹ là người miền Bắc. Những câu chuyện kể của mẹ còn cho tôi biết, bà nội ruột tôi mất sớm, ông...

Gìn giữ bản sắc văn hóa – nghệ thuật Khmer

Trong những bộ trang phục đậm sắc màu dân tộc, với động tác múa uyển chuyển và đặc biệt là những hình tượng nhân vật quen thuộc như chằn, khỉ Hanuman…, tiết mục múa Rô-băm “Chuyện tình nàng Xê-Đa” của Bạc Liêu đã đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 vừa mới diễn ra. Góp tinh hoa nghệ thuật Tuy không đoạt giải thưởng toàn chương trình, nhưng những gì đem đến sân...

Đi đám tang cháu ngoại nhà thơ Nguyễn Bính ở Bạc Liêu

Từ Sài Gòn, chị Ngô Hoàng Giang - nguyên Trưởng Văn phòng Báo Người Lao Động tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), điện thoại cho tôi: “Cháu Nguyễn Bính Hồng Kỳ - con trai nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu vừa mất, quàn tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ở Bạc Liêu em là nhà văn duy nhất, nếu thu xếp được em vào viếng cho gia đình chị Hồng Cầu ấm cúng…”. Vợ chồng nhà thơ Kiên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất