Powered by Techcity

“Đòn bẩy” cho văn chương phát triển


Bộ VH-TT&DL đang dự thảo và lấy ý kiến của các cơ quan chức năng để ban hành Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học. Đây có thể nói là văn bản pháp lý đầu tiên dành riêng cho lĩnh vực này.

Văn học sẽ làm tròn sứ mệnh tạo nên mảnh đất màu mỡ trong đời sống văn hóa, tinh thần với nhiều tác phẩm mới, giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Với sự trợ lực này, những quy định pháp luật mới sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động văn học phát triển.

Từ yêu cầu thiết yếu

Trong một lần về Bạc Liêu nói chuyện văn chương với những người viết văn, làm thơ ở đây, khi đề cập đến sứ mệnh, vai trò đặc biệt của văn học, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng: “Con đường sáng tạo văn chương không bao giờ ra khỏi con đường chính là chủ nghĩa nhân văn cao cả. Nhà văn truyền hiện thực cuộc sống vào hiện thực trong một quyển sách. Văn học biến hiện thực đau buồn thành một hiện thực đẹp đẽ bằng kỹ năng của mình. Văn học biến sự kiện trong đời sống, trên đường phố… thành sự kiện bên trong tâm hồn, sự kiện mang tính mỹ học, gieo vào hồn chúng ta bởi những cái đẹp. Văn chương mở ra con đường, thắp lên một ánh sáng trong bóng tối, phải mang lại cho con người niềm hy vọng, sự cảm thông”.

Chính vì văn học là lĩnh vực có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến thẩm mỹ, tình cảm, đời sống tinh thần của công chúng, có ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người… nên việc khuyến khích, đồng hành, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để những tác giả, người viết tạo ra tác phẩm văn chương thực hiện được những sứ mệnh ấy, là rất cần thiết!  

Một số bất cập dẫn đến “thiệt thòi” cho lãnh địa văn chương đã được nhìn nhận khi bàn thảo nội dung cho Nghị định về văn học này. Đó là, lâu nay chưa có quy định cụ thể thống nhất về việc tổ chức các cuộc thi sáng tác văn học, lý luận, phê bình văn học sử dụng ngân sách nhà nước; từ đó ít nhiều dẫn đến sự thiệt thòi cho các nhà văn hay các tác giả sáng tác tác phẩm văn học khi tham gia xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật. Còn nữa, một số lĩnh vực nghệ thuật đã có “hành lang pháp lý” như Luật Điện ảnh, Luật Kiến trúc, Nghị định về nghệ thuật biểu diễn, Nghị định về hoạt động mỹ thuật, Nghị định về hoạt động nhiếp ảnh… Đây là những văn bản góp phần củng cố cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, tổ chức hoạt động, hỗ trợ của cơ quan chức năng nhà nước, hội nghề nghiệp đối với hoạt động của các ngành nghệ thuật này. Tuy nhiên, văn bản tập trung cụ thể vào lĩnh vực văn học thì chưa có!

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ câu chuyện văn chương tại lớp Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sáng tác văn học tại Bạc Liêu. Ảnh: C.T

Trợ lực cho văn chương

Ở Bạc Liêu, Chi hội Văn học (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Bạc Liêu) tập hợp hơn 40 hội viên hoạt động ở những ngành nghề khác nhau. Từ vị trí công tác của mình, từ góc độ cảm thụ cuộc sống, các hội viên đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn chương phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần vào sự vận động phát triển của quê hương. Có nhiều tác phẩm đoạt giải tại các cuộc thi bút ký, truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tác phẩm thơ, truyện ngắn, báo chí đăng trên các tờ báo, tạp chí Trung ương và địa phương… Tác phẩm của nhiều người có thể chưa xuất sắc, nhưng rất đáng trân trọng trong điều kiện nghề văn chưa mang lại lợi ích bù đắp sức lao động mà họ bỏ ra. Thậm chí, trong chi hội có rất nhiều người tự bỏ tiền túi để in sách chỉ vì yêu văn chương. Một nghị định nhìn sâu bản chất, vai trò của văn học để có những quy định ưu ái cho “lãnh địa” này chắc chắn sẽ là sự động viên, khích lệ thiết thực cho những người yêu văn chương trên cả nước, trong đó có Bạc Liêu.

Theo dự thảo, Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học bao gồm hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động văn học, tổ chức trại viết, sáng tác, các cuộc thi viết, sáng tác; trao giải thưởng, giới thiệu, quảng bá, phổ biến văn học. Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo là việc xây dựng Giải thưởng Văn học quốc gia. Giải thưởng này dự kiến sẽ được Bộ VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án Giải thưởng Văn học quốc gia theo định kỳ 5 năm/lần. Việc ban hành Nghị định về văn học cho thấy Nhà nước đã có động thái thiết thực hơn trong tạo cơ chế khuyến khích các tác giả trong sáng tạo tác phẩm văn học nói chung, văn học đỉnh cao nói riêng.

Trong quá trình soạn thảo Nghị định, với sự tham gia đóng góp của Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật Trung ương, các nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả…; chắc chắn sẽ nhận được những góp ý sâu sắc, gắn liền với thực tế hoạt động văn học của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân hiện nay. Điều mà giới viết lách và những người yêu thích văn chương cả nước đang mong đợi là sẽ có những điều khoản mang đúng bản chất trợ lực cho văn chương phát triển khi Nghị định chính thức được ban hành.

CẨM THÚY





Nguồn: https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/don-bay-cho-van-chuong-phat-trien-100020.html

Cùng chủ đề

Ngành tôm tìm cơ hội “bứt phá” trong năm 2025

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đóng góp vào thành tích ấy với gần 1.130 triệu USD và kế hoạch cho năm này là 1.210 triệu USD. Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp - Môi trường, ngành tôm đang bước vào một giai đoạn cách mạng xanh với sự thay đổi mạnh...

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Biên phòng trả lại gần 20 triệu đồng cho người đánh rơi

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Quốc Hương - nhân viên lái xe thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bạc Liêu vừa được Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2 ký quyết định khen thưởng đột xuất vì đã có nghĩa cử đẹp nhặt được của rơi trả lại người mất. Đại úy QNCN Nguyễn Quốc Hương (BĐBP tỉnh Bạc Liêu) và Đại úy QNCN Võ Văn Thinh (BĐBP tỉnh Tiền Giang) trao...

Đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa

Với mục tiêu xây dựng Bạc Liêu trở thành điểm giao thương năng động, tỉnh đã tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển thương mại. Đến nay, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh không chỉ phát triển nhanh về số lượng, quy mô mà còn đa dạng về loại hình theo hướng văn minh, hiện đại; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. NGÀNH BÁN LẺ PHÁT...

Mang tết về với trẻ em nghèo

Tác giả: Phương Anh Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Trẻ em Gần tết Chôl-chnăm-thmây, bên cạnh sự háo hức của hầu hết đồng bào Khmer thì đâu đó vẫn còn nhiều gia đình phải đón Tết trong hoàn cảnh thiếu thốn. Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi niềm của người dân, chương trình trao học bổng, quà cho học sinh Khmer nghèo hiếu học đã kịp mang đến niềm vui cho các em. Những suất học...

Thư giãn với cà phê “view” đẹp

Ở Bạc Liêu hiện nay, có nhiều quán cà phê không chỉ là nơi thưởng thức hương vị của các thức uống, mà còn là không gian lý tưởng để thư giãn, tìm sự bình yên giữa nhịp sống hối hả của phố thị. Một góc check-in thơ mộng tại quán cà phê An Garden. Thích thú không gian đẹp Ngày nay, việc đến quán cà phê không chỉ đơn thuần là để thưởng thức đồ uống ngon, mà còn là...

Cùng tác giả

Ngành tôm tìm cơ hội “bứt phá” trong năm 2025

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đóng góp vào thành tích ấy với gần 1.130 triệu USD và kế hoạch cho năm này là 1.210 triệu USD. Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp - Môi trường, ngành tôm đang bước vào một giai đoạn cách mạng xanh với sự thay đổi mạnh...

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Biên phòng trả lại gần 20 triệu đồng cho người đánh rơi

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Quốc Hương - nhân viên lái xe thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bạc Liêu vừa được Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2 ký quyết định khen thưởng đột xuất vì đã có nghĩa cử đẹp nhặt được của rơi trả lại người mất. Đại úy QNCN Nguyễn Quốc Hương (BĐBP tỉnh Bạc Liêu) và Đại úy QNCN Võ Văn Thinh (BĐBP tỉnh Tiền Giang) trao...

Đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa

Với mục tiêu xây dựng Bạc Liêu trở thành điểm giao thương năng động, tỉnh đã tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển thương mại. Đến nay, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh không chỉ phát triển nhanh về số lượng, quy mô mà còn đa dạng về loại hình theo hướng văn minh, hiện đại; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. NGÀNH BÁN LẺ PHÁT...

Mang tết về với trẻ em nghèo

Tác giả: Phương Anh Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Trẻ em Gần tết Chôl-chnăm-thmây, bên cạnh sự háo hức của hầu hết đồng bào Khmer thì đâu đó vẫn còn nhiều gia đình phải đón Tết trong hoàn cảnh thiếu thốn. Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi niềm của người dân, chương trình trao học bổng, quà cho học sinh Khmer nghèo hiếu học đã kịp mang đến niềm vui cho các em. Những suất học...

Thư giãn với cà phê “view” đẹp

Ở Bạc Liêu hiện nay, có nhiều quán cà phê không chỉ là nơi thưởng thức hương vị của các thức uống, mà còn là không gian lý tưởng để thư giãn, tìm sự bình yên giữa nhịp sống hối hả của phố thị. Một góc check-in thơ mộng tại quán cà phê An Garden. Thích thú không gian đẹp Ngày nay, việc đến quán cà phê không chỉ đơn thuần là để thưởng thức đồ uống ngon, mà còn là...

Cùng chuyên mục

Mang tết về với trẻ em nghèo

Tác giả: Phương Anh Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Trẻ em Gần tết Chôl-chnăm-thmây, bên cạnh sự háo hức của hầu hết đồng bào Khmer thì đâu đó vẫn còn nhiều gia đình phải đón Tết trong hoàn cảnh thiếu thốn. Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi niềm của người dân, chương trình trao học bổng, quà cho học sinh Khmer nghèo hiếu học đã kịp mang đến niềm vui cho các em. Những suất học...

Thư giãn với cà phê “view” đẹp

Ở Bạc Liêu hiện nay, có nhiều quán cà phê không chỉ là nơi thưởng thức hương vị của các thức uống, mà còn là không gian lý tưởng để thư giãn, tìm sự bình yên giữa nhịp sống hối hả của phố thị. Một góc check-in thơ mộng tại quán cà phê An Garden. Thích thú không gian đẹp Ngày nay, việc đến quán cà phê không chỉ đơn thuần là để thưởng thức đồ uống ngon, mà còn là...

Rộn ràng chuẩn bị đón tết Chôl-chnăm-thmây

Những ngày giữa tháng 4 đang đến gần cũng là lúc các phum sóc trong tỉnh rộn ràng chuẩn bị đón tết Chôl-chnăm-thmây năm 2025. Vốn là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer, vì vậy việc tổ chức các nghi lễ truyền thống, những hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc đang được các chùa, bà con Khmer tất bật thực hiện để đón mừng năm mới thật vui tươi, đậm đà bản...

Phim “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối”: Thấm cái giá của hòa bình

“Ám ảnh, nghẹt thở, xem để hiểu rõ giá trị của hòa bình”, đó là cảm nhận chung của nhiều khán giả Bạc Liêu khi có thể nói là lần đầu tiên đến rạp để xem phim đề tài chiến tranh cách mạng. “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đang tạo nên cơn sốt tại rạp Việt những ngày qua. Ánh sáng trong bóng tối “Giữa lòng đất tối đen, vẫn có...

Nhìn lại việc tìm kiếm​ quà tặng du lịch

Khi đi qua một vùng đất, điều đọng lại trong du khách không chỉ là những điểm du lịch đẹp, chất lượng dịch vụ tốt, những nét văn hóa độc đáo mà còn là các sản phẩm quà tặng đặc trưng. Bởi, ngoài ý nghĩa về mặt lưu niệm đối với du khách hay giúp người dân tăng thêm thu nhập, quà tặng còn góp phần tạo sức lan tỏa hình ảnh du lịch của địa phương. Với ý...

Đồng hành xây dựng văn hóa học đường

Văn hóa học đường (VHHĐ) là một phần của văn hóa quốc gia, dân tộc; là lĩnh vực đặc biệt quan trọng tạo điều kiện, môi trường để hiện thực hóa phương châm “học để làm người” của ngành Giáo dục. Sự đồng hành của nhà trường, gia đình và toàn xã hội là yếu tố then chốt không thể tách rời trong việc xây dựng nền VHHĐ chuẩn mực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, dựng...

Nghĩa cử đẹp trên đường

Tác giả: Hữu Thọ Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Người tốt - Việc tốt Giữa dòng xe di chuyển hối hả để tránh cái nắng nóng, bất ngờ chiếc xe chở hàng của người đàn ông bị lật ngay trên cầu Võ Thị Sáu (TP. Bạc Liêu). Cùng với chiếc xe máy, những bao hàng bị rơi xuống nằm án ngữ trên đường gây cản trở giao thông. Gặp người bị nạn, một bạn trẻ liền dừng...

Tìm điều tích cực trên mạng xã hội

Mạng xã hội (MXH) như Facebook, TikTok, YouTube... từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của nhiều người. Thế nhưng, bên cạnh những giá trị tích cực, không gian “ảo” này cũng tồn tại nhiều mặt trái, tạo ra những hệ lụy “thật” không nhỏ. Khi những thông tin tiêu cực tràn lan trên MXH, nhiều người dùng không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, ngao ngán khi lướt mạng. Bội thực...

Tìm hướng đưa nghệ thuật truyền thống đến với khán giả

Các đơn vị nghệ thuật chuyên lẫn không chuyên của tỉnh, các huyện đang hoạt động trong điều kiện khá khó khăn khi kinh phí đầu tư hạn hẹp, cơ sở vật chất không đáp ứng, nguồn nhân lực bị thiếu hụt… Dẫu vậy, việc đưa nghệ thuật nói chung, nghệ thuật truyền thống nói riêng vẫn đang được nỗ lực bằng nhiều cách nhằm “tắm tưới” đời sống tinh thần của Nhân dân, góp phần bảo tồn những...

Tết Thanh minh – Tưởng nhớ người thân

Không biết từ bao giờ, Thanh minh - một phong tục cúng cho người quá cố ở Bạc Liêu đã trở thành cái “tết” đặc biệt trong lòng người ở lại đối với người thân đã khuất bóng! Ấm áp những mộ phần Màn đêm đã buông mà Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh (huyện Hòa Bình) vào những ngày này vẫn còn sáng choang ánh đèn hắt ra từ mộ phần của các anh linh liệt sĩ yên nghỉ nơi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất