Powered by Techcity

Địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu

Theo Niên giám thống kê năm 2016, tỉnh Bạc Liêu gồm có 01 thành phố, 01 thị xã và 05 huyện gồm: Thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, huyện Vĩnh Lợi, huyện Đông Hải và huyện Hòa Bình. Tỉnh Bạc Liêu có 64 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn gồm: 10 phường, 05 thị trấn và 49 xã.

* Thành phố Bạc Liêu:

Theo Niên giám thống kê năm 2016, tổng số đơn vị hành chính của thành phố Bạc Liêu có 07 phường và 03 xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là 3.668,90ha; đất lâm nghiệp 568,00ha; đất chuyên dùng 2.760,70ha; đất ở 917,40ha.

Mật độ dân số của thành phố là 729 người/km2; tổng số dân trên địa bàn thành phố là 156.229 người, trong đó dân tộc Kinh 123.432 người, dân tộc Hoa 15.702 người, dân tộc Khơmer 17.044 người, dân tộc khác 51 người.

Thành phố Bạc Liêu là nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất trên địa bàn tỉnh với 435 trong tổng số 1.247 doanh nghiệp đang hoạt động. Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản của thành phố là 13.991 cơ sở, với số lao động trong các cơ sở là 21.620 người.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt của thành phố là 88,06 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 336,48 triệu đồng. Tổng diện tích lúa cả năm của thành phố là 2.047ha; năng suất đạt 56,72 tạ/ha; sản lượng đạt 11.610 tấn cả năm. Diện tích rừng hiện có của thành phố là 498ha; giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành của toàn thành phố 17.201 triệu đồng; giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 3.756.007 triệu đồng.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2015 – 2016 của thành phố đạt 91%. Thành phố có 15 cơ sở y tế với 03 bệnh viện, 01 phòng khám khu vực, 01 nhà hộ sinh và 10 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp; có 1.229 cán bộ ngành y với 368 bác sĩ và 1.118 giường bệnh, phục vụ tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân.

* Huyện Hồng Dân:

Theo Niên giám thống kê năm 2016, huyện Hồng Dân có 09 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 08 xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 33.743,90ha cao nhất trên địa bàn tỉnh; đất chuyên dùng 1.629,90ha; đất ở 625,20ha.

Huyện Hồng Dân có tổng dân số là 109.564 người; mật độ dân số 258 người/km2. Trong tổng số 109.564 người của huyện thì dân tộc Kinh 94.153 người; dân tộc Hoa 1.272 người; dân tộc Khơmer 14.116 người; dân tộc khác 23 người.

Trên địa bàn huyện có 70 doanh nghiệp đang hoạt động; có 5.243 số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, thu hút 10.971 lao động trong các cơ sở.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt của huyện là 41,37 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 137,77 triệu đồng. Tổng diện tích lúa cả năm của huyện là 39.525ha; năng suất cả năm đạt 56,06 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 221.588 tấn.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành của huyện đạt 16.034 triệu đồng; diện tích rừng toàn huyện là 13ha. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 3.107.702 triệu đồng; toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản 25.443ha, đứng thứ hai toàn tỉnh sau huyện Đông Hải; sản lượng thủy sản đạt 33.111 tấn.

Năm học 2015 – 2016, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông trên địa bàn huyện đạt 94%. Toàn huyện có tổng số 10 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện và 09 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp; có 174 giường bệnh, 247 cán bộ ngành y với 62 bác sĩ, phục vụ tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân.

* Huyện Phước Long:

Theo Niên giám Thống kê năm 2016, địa bàn huyện Phước Long có tổng số 08 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn và 07 xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 16.534,70ha; đất chuyên dùng 2.220,30ha; đất ở 723,00ha.

Tổng dân số của huyện Phước Long 122.504 người, huyện có mật độ dân số 293 người/km2; dân tộc Kinh có 118.169 người; dân tộc Hoa 250 người; dân tộc Khơmer 4.065 người; dân tộc khác 20 người.

Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện là 157 doanh nghiệp. Huyện có 6.832 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút được 12.886 lao động tại các cơ sở.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt của huyện là 87,31 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 119,26 triệu đồng. Tổng diện tích lúa cả năm đạt 39.383ha; năng suất lúa cả năm 60,29 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 237.452 tấn.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành của huyện đạt 17.464 triệu đồng; tổng diện tích rừng của huyện là 26ha. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 3.113.650 triệu đồng; toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản 22.477ha; sản lượng thủy sản đạt 30.357 tấn.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2015 – 2016 của huyện đạt 98,53%, cao nhất so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Huyện Phước Long có tổng số 09 cơ sở, bao gồm 01 bệnh viện và 08 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp; có 294 giường bệnh, 306 cán bộ ngành y với 78 bác sĩ.

* Huyện Vĩnh Lợi:

Theo Niên giám Thống kê năm 2016, huyện Vĩnh Lợi có tổng số 08 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn và 07 xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 20.026,40ha; đất chuyên dùng 611,70ha; đất ở 768,90ha.

Huyện Vĩnh Lợi có tổng dân số là 101.775 người; mật độ dân số là 402 người/km2; dân tộc Kinh 91.636 người; dân tộc Hoa 352 người; dân tộc Khơmer 9.873 người; dân tộc khác 04 người.

Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện là 124 doanh nghiệp; có 6.005 số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút 8.680 lao động trong các cơ sở.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt của huyện là 86,23 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 144,24 triệu đồng. Tổng diện tích lúa cả năm đạt 41.752ha; năng suất lúa cả năm 61,23tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 255.634 tấn.

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 689.940 triệu đồng; toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản 2.859ha; sản lượng thủy sản đạt 7.537 tấn.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2015-2016 của huyện đạt 92,37%. Huyện Vĩnh Lợi có tổng số 09 cơ sở y tế, bao gồm 01 bệnh viện và 08 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp; có 130 giường bệnh, 186 cán bộ ngành y với 48 bác sĩ.

* Thị xã Giá Rai:

Theo Niên giám Thống kê năm 2016, thị xã Giá Rai có tổng số 10 đơn vị hành chính, trong đó có 03 phường và 07 xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị xã 9.722,50ha; đất chuyên dùng 1.486,70ha; đất ở 572,20ha.

Thị xã Giá Rai có tổng dân số 142.198 người, mật độ dân số của thị xã là 401 người/km2; dân tộc Kinh 132.958 người; dân tộc Hoa 2.518 người; dân tộc Khơmer 6.672 người; dân tộc khác 50 người.

Số doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn thị xã là 203 doanh nghiệp; thị xã có 10.717 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút 17.562 lao động trong các cơ sở.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt của huyện là 74,58 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 132,05 triệu đồng. Thị xã Giá Rai có tổng diện tích lúa cả năm 22.153ha; năng suất lúa cả năm 54,75 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 121.281 tấn.

Tổng diện tích rừng hiện có của thị xã Giá Rai là 17ha; giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành đạt 15.405 triệu đồng. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 2.964.954 triệu đồng; toàn thị xã có diện tích nuôi trồng thủy sản 20.300ha; sản lượng thủy sản đạt 29.400 tấn.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2015 – 2016 của thị xã đạt 93,50%. Thị xã Giá Rai có tổng số 11 cơ sở y tế, bao gồm 01 bệnh viện và 10 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp; có 374 giường bệnh, 378 cán bộ ngành y với 84 bác sĩ.

* Huyện Đông Hải:

Theo Niên giám Thống kê năm 2016, huyện Đông Hải có tổng số 11 đơn vị hành chính, trong đó có 01 trị trấn và 10 xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 4.467,20ha; đất lâm nghiệp 1.370,10ha; đất chuyên dùng 1.642,70ha; đất ở 873,70ha.

Huyện Đông Hải có tổng dân số 149.233 người, mật độ dân số của huyện  là 257 người/km2; dân tộc Kinh 145.158 người; dân tộc Hoa 237 người; dân tộc Khơmer 3.818 người; dân tộc khác 20 người.

Số doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn huyện là 144 doanh nghiệp; huyện có 7.477 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút 14.133 lao động trong các cơ sở.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt của huyện là 27,80 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 159,60 triệu đồng. Huyện Đông Hải có tổng diện tích lúa cả năm 424ha; năng suất lúa cả năm 54,81 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 2.324 tấn.

Tổng diện tích rừng hiện có của huyện là 1.220ha; giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành đạt 22.715 triệu đồng. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 11.812.241 triệu đồng; toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản 38.759ha; sản lượng thủy sản đạt 118.001 tấn.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2015 – 2016 của thị xã đạt 91,47%. Huyện có tổng số 13 cơ sở y tế, bao gồm 01 bệnh viện, 01 phòng khám khu vực và 11 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp; có 144 giường bệnh, 201 cán bộ ngành y với 56 bác sĩ.

* Huyện Hòa Bình:

Theo Niên giám Thống kê năm 2016, huyện Hòa Bình có tổng số 08 đơn vị hành chính, trong đó có 01 trị trấn và 07 xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị xã 13.644,80ha; đất lâm nghiệp 1.743,10ha; đất chuyên dùng 444,00ha; đất ở 502,80ha.

Huyện Hòa Bình có tổng dân số 111.427 người, mật độ dân số của huyện  là 261 người/km2; dân tộc Kinh 97.162 người; dân tộc Hoa 597 người; dân tộc Khơmer 13.616 người; dân tộc khác 52 người.

Số doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn huyện là 114 doanh nghiệp; huyện có 5.205 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút 10.537 lao động trong các cơ sở.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt của huyện là 127,65 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 195,08 triệu đồng. Huyện Hòa Bình có tổng diện tích lúa cả năm 31.929ha; năng suất lúa cả năm 59,63 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 190.400 tấn.

Tổng diện tích rừng hiện có của huyện là 1.433ha; giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành đạt 18.957 triệu đồng. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 4.294.279 triệu đồng; toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản 15.855ha; sản lượng thủy sản đạt 47.020 tấn.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2015-2016 của thị xã đạt 94,31%. Huyện có tổng số 09 cơ sở y tế, bao gồm 01 bệnh viện và 08 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp; có 145 giường bệnh, 176 cán bộ ngành y với 41 bác sĩ.

(Nguồn: Niên giám thống kê 2016)

Cùng chủ đề

TP. Bạc Liêu: Bàn giải pháp ứng phó với sạt lở tuyến đê biển Đông

Sáng 21/11, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự TP. Bạc Liêu tổ chức cuộc họp về tình hình sạt lở tuyến đê biển Đông trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông. Ông Trần Minh Hải - Chủ tịch UBND TP. Bạc Liêu, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự thành phố chủ trì cuộc họp - (ảnh). Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự TP. Bạc Liêu, thời gian qua, trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông...

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc (Bạc Liêu) đoạt giải B tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc

Tối 20/11, tại tỉnh Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024, với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố trong nước. Nhạc sĩ Nguyễn Quốc (thứ 6 từ trái sang) nhận giải B cho ca khúc “Thương lắm Nủ ơi!”. Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao 9 huy chương Vàng, 9 huy chương Bạc cho các...

11 đảng bộ cơ sở được chọn đại hội điểm nhiệm kỳ 2025 – 2030

(BL-NQ) Ngày 20/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu ban hành Kế hoạch 154 về đại hội điểm cấp cơ sở và cấp huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030. Theo đó, 11 đảng bộ cơ sở được chọn đại hội điểm, gồm: Đảng bộ Phường 1 (TX. Giá Rai), Đảng bộ xã Phong Thạnh Tây A (huyện Phước Long), Đảng bộ xã Long Điền (huyện Đông Hải), cùng thực hiện bầu Bí thư Đảng ủy tại đại hội; Đảng...

Sở LĐ-TB&XH: Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề và việc làm cho lao động nông thôn

Sáng 21/11, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề và việc làm cho gần 100 cán bộ quản lý, lao động nông thôn (LĐNT), lao động người dân tộc thiểu số ở thị trấn Ngan Dừa, xã Ninh Thạnh Lợi và xã Lộc Ninh của huyện Hồng Dân - (ảnh). Mục đích của hội nghị này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách mới...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

Cùng tác giả

Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên ở Bạc Liêu: Nâng tầm giá trị hạt muối

Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 nhằm tôn vinh và bảo tồn nghề muối Việt Nam; quảng bá, giới thiệu, xây dựng hình ảnh đặc trưng, thế mạnh của các sản phẩm muối ở Bạc Liêu và cả nước. Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 - Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu từ ngày 26-28/12. Tại buổi họp báo ngày 4/7, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát...

Chùa Xiêm Cán ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Đàn Kìm – hồn Việt đất phương Nam

Là cái nôi của đờn ca tài tử, từ hàng trăm năm nay mảnh đất con người Bạc Liêu đã gắn bó mật thiết với cây đàn kìm, tiếng đàn khi rộn ràng lúc sâu lắng luôn đồng hành cùng người dân trên những nẻo đường suôi ngược giữa buồn vui của dòng đời, từ đó đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng vùng đất phương Nam.

Tạo tăng trưởng từ đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp

Có thể nói, một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là phát huy vai trò và nguồn lực từ doanh nghiệp (DN). Song, với những tác động sâu sắc và ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu như hiện nay đã kéo theo DN của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn. DN GẶP KHÓ Xác định được tầm quan trọng của DN và không ngừng bổ sung nguồn lực cho nền kinh...

Cùng chuyên mục

Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên ở Bạc Liêu: Nâng tầm giá trị hạt muối

Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 nhằm tôn vinh và bảo tồn nghề muối Việt Nam; quảng bá, giới thiệu, xây dựng hình ảnh đặc trưng, thế mạnh của các sản phẩm muối ở Bạc Liêu và cả nước. Festival Nghề Muối Việt Nam-Bạc Liêu năm 2024 - Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu từ ngày 26-28/12. Tại buổi họp báo ngày 4/7, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát...

Chùa Xiêm Cán ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa cổ Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán còn có tên là Komphisako Prechru thuộc hệ Phật giáo Nam Tông của người Khơ Me. Xong cái tên Xiêm Cán lại xuất phát từ tiếng Tiều, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân đông nhất của Bạc Liêu. Ngôi cổ tự tọa lạc trên thế đất đắc địa, thoáng đãng này là một hệ thống liên hoàn mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Khơ Me, tất cả kết hợp lại tạo thành một tổng...

Đàn Kìm – hồn Việt đất phương Nam

Là cái nôi của đờn ca tài tử, từ hàng trăm năm nay mảnh đất con người Bạc Liêu đã gắn bó mật thiết với cây đàn kìm, tiếng đàn khi rộn ràng lúc sâu lắng luôn đồng hành cùng người dân trên những nẻo đường suôi ngược giữa buồn vui của dòng đời, từ đó đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng vùng đất phương Nam.

Tạo tăng trưởng từ đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp

Có thể nói, một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là phát huy vai trò và nguồn lực từ doanh nghiệp (DN). Song, với những tác động sâu sắc và ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu như hiện nay đã kéo theo DN của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn. DN GẶP KHÓ Xác định được tầm quan trọng của DN và không ngừng bổ sung nguồn lực cho nền kinh...

Doanh nghiệp cần quan tâm quảng bá thương hiệu

Một trong những thế mạnh kinh tế của tỉnh và góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm chính là phát triển thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ hàng OCOP năm 2023. Ảnh: K.T Với việc khuyến khích đầu tư và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nên hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng...

Gần 40 học viên được bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng viết tin hiện đại

Sáng 22/7, tại Tòa soạn Báo Bạc Liêu, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng viết tin hiện đại cho gần 40 học viên là phóng viên các cơ quan báo chí, người làm công tác tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Tại lớp bồi dưỡng, bà Nguyễn Thị Lâm Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Bạc Liêu chia sẻ đến học viên một số...

Tặng 15 căn nhà cho gia đình chính sách xã Ninh Thạnh Lợi

Chiều 21/7, Đảng ủy - UBND xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) tổ chức lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) và trao nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã. Đại diện Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bạc Liêu và chính quyền địa phương trao bảng tượng trưng nhà đại đoàn kết cho các gia đình. Trong không khí ấm...

Giảm thuế giá trị gia tăng – kích cầu tiêu dùng nội địa

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP được triển khai áp dụng kể từ ngày 1/7/2023 đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân và xã hội. Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và tạo thêm việc làm cho người lao động, giảm nguy cơ...

Cẩm nang du lịch Bạc Liêu

Bạc Liêu cách TP HCM 280 km, thành phố Cần Thơ 100 km và thành phố Sóc Trăng 50 km. Đến với Bạc Liêu, du khách sẽ đắm mình vào không gian trong lành của những vườn chim tự nhiên, vườn nhãn cổ, rừng ngập mặn trải dài bên cạnh thành phố trẻ; nghe kể giai thoại ly kỳ về cuộc đời Công tử Bạc Liêu, tham quan cánh đồng diện gió... Bạc Liêu mùa nào đẹp? Du khách có thể đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất