Powered by Techcity

ĐBQH: Tăng thuế VAT hoạt động văn hóa sẽ dập tắt cơ hội phát triển và khả năng cạnh tranh của thị trường



Sáng 29/10, tiếp theo Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

ĐBQH: Tăng thuế VAT hoạt động văn hóa sẽ dập tắt cơ hội phát triển và khả năng cạnh tranh của thị trường - Ảnh 1.

Đại biểu Trần Thị Thu Đông – (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu)

Tăng thuế GTGT hoạt động văn hóa sẽ dập tắt cơ hội phát triển và khả năng cạnh tranh của thị trường

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Thị Thu Đông – (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) cơ bản thống nhất với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) của UBTVQH. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ trăn trở với hai vấn đề, xoay quanh nội dung liên quan mật thiết đến ngành văn hóa, thể thao, và du lịch, cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam.                                                                        

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng mức thuế suất 5%, đại biểu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành về việc áp dụng mức thuế suất 5% cho các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim.

Bởi vì, tại Khoản 3, Điều 9, trong dự thảo luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua lần này, phạm vi áp dụng ưu đãi thuế đã bị thu hẹp, chỉ còn tập trung vào nghệ thuật biểu diễn truyền thống và dân gian. 

“Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp cận các sản phẩm văn hóa và thể thao của nhân dân, đặc biệt là những hoạt động mang tính công cộng như bảo tàng, thư viện, và các sự kiện văn hóa cơ sở” – đại biểu nhấn mạnh.

Theo nữ đại biểu, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực văn hóa. Tại văn bản gần đây nhất của Đảng về văn hóa là Kết luận số 84 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị khóa X về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã chỉ rõ “các chính sách, pháp luật chưa theo kịp thực tiễn phát triển văn học, nghệ thuật, trong đó, cơ chế, chính sách về (…) xã hội hoá chưa thể hiện được tính đặc thù, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn”. Hay như tại Kết luận số 70 ngày 31/1/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới cũng đã chỉ rõ “Chính sách phát triển kinh tế thể thao, xã hội hóa (…) chưa đủ mạnh”.

Chính vì thế nên khi sửa các luật có liên quan đến văn hóa như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng thì cần phải sửa theo hướng tạo thuận lợi cho lĩnh vực văn hóa.

Thế nhưng, vị đại biểu Đoàn Bạc Liêu cho hay, theo dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) thì chúng ta không những không giữ mức thuế ưu đãi như hiện nay mà lại tăng mức thuế lên gấp đôi. 

“Đó có phải là đi ngược lại với quan điểm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa trong bối cảnh việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, kinh tế thể thao đang được Đảng và Nhà nước định hướng là động lực phát triển kinh tế – xã hội mới, việc tăng thuế GTGT tại thời điểm này sẽ dập tắt cơ hội phát triển và khả năng cạnh tranh của thị trường cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn đang non trẻ” – đại biểu trăn trở.

Theo kinh nghiệm quốc tế, phần lớn Chính phủ các quốc gia trên thế giới đều hỗ trợ phát triển lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp (phân bổ từ ngân sách nhà nước) và hỗ trợ gián tiếp (các hỗ trợ về thuế, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng). Thuế suất thuế giá trị gia tăng ưu đãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật là một trong các chính sách phổ biến, được nhiều quốc gia áp dụng, đặc biệt là các quốc gia gần chúng ta như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,….

Do đó, đại biểu kiến nghị tiếp tục duy trì mức thuế suất 5% cho các hoạt động văn hóa, thể thao nói chung để đảm bảo tính khả thi và linh hoạt trong quản lý.

Tránh tư duy không quản được thì cấm

Vấn đề thứ hai mà đại biểu Trần Thị Thu Đông đề cập đó là chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia. Đại biểu cho rằng, việc miễn thuế nhập khẩu cho các đối tượng này là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với các cổ vật có giá trị để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

“Tuy nhiên, Dự thảo Luật hiện nay chỉ miễn thuế giá trị gia tăng cho di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhập khẩu (được quy định tại Điều 5, Khoản 26, Điểm e) mà bỏ qua đối tượng là tổ chức, cá nhân. Ở đây chúng ta vẫn có sự phân biệt giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa” – nữ đại biểu nói. 

Trong khi, quan điểm trong Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ đã xác định “Phát huy mọi nguồn lực phát triển để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhân tố thúc đẩy phát triển con người Việt Nam trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển”.

Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông cho rằng, đối với việc hồi hương các cổ vật về Việt Nam, đặc biệt là các cổ vật có nguồn gốc Việt Nam, chứng minh được những giá trị văn hóa dân tộc lịch sử truyền thống của dân tộc thì nhà nước hay tư nhân đều được hưởng cả vì những người quan tâm, đầu tư cho đối tượng này đã là những người yêu văn hóa, tâm huyết với văn hóa. Họ mong muốn đưa những giá trị văn hóa đó về với lại quốc gia, dân tộc của mình để xác định chủ quyền văn hóa đối với những sản phẩm, những di vật cổ vật đó, điều đó cần phải khuyến khích.

Từ phân tích trên, đại biểu Trần Thị Thu Đông đề nghị nên ưu đãi theo mức không đánh thuế đối với các nhà sưu tập tư nhân khi họ hồi hương các di vật cổ vật để bảo vệ và chỉ đánh thuế khi họ buôn bán trong nước để khuyến khích họ tham gia cùng với nhà nước để đưa di vật cổ vật đó hồi hương. Tránh tư duy không quản được thì cấm, tạo nên những rào cản cho các tổ chức, cá nhân thể hiện tình yêu văn hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa./.





Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/dbqh-tang-thue-vat-hoat-dong-van-hoa-se-dap-tat-co-hoi-phat-trien-va-kha-nang-canh-tranh-cua-thi-truong-20241030074600383.htm

Cùng chủ đề

Đấu tranh phản bác những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên góp phần...

Có thể nói, xây dựng Đảng về đạo đức đã trở thành một nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các lĩnh vực như: Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Như vậy, để xây dựng Đảng về đạo đức cần kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động “xây” và “chống”, giữa công tác giáo dục tư tưởng, rèn...

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024: Tình yêu nghệ thuật truyền thống luôn cháy bỏng

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 đi qua gần nửa chặng đường với 15 trong tổng số 33 vở đã diễn thi. Vẫn còn sớm để đánh giá chất lượng toàn Liên hoan, nhưng nhìn từ không khí những ngày qua có thể nhận định, sự kiện đã tạo ra được một sân chơi nghệ thuật lành mạnh, chuyên nghiệp, phần nào...

Cơn mưa lịch sử ở TP. Bạc Liêu: Hầu hết các tuyến đường chìm trong nước, cuộc sống người dân bị đảo lộn

Kéo dài từ sáng đến chiều ngày 2/11, trận mưa lớn đã khiến hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập sâu. Đường phố biến thành sông, các khu dân cư, nhà cửa và cơ sở kinh doanh, chợ thực phẩm... đều bị ngập nặng gây nhiều khổ sở cho việc đi lại, sinh hoạt, mua bán của người dân. Sau vài giờ mưa lớn, các tuyến đường trung tâm của TP. Bạc Liêu như...

Bạc Liêu hoàn tất bầu cử trưởng khóm/ấp nhiệm kỳ 5 năm

(BL-NQ) Sáng 3/11, huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức thành công bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Trần Anh Thi - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử trưởng ấp huyện Vĩnh Lợi, đánh giá: Đến giờ này, công tác bầu cử trưởng ấp được Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình nên đã hoàn thành. Vĩnh Lợi là địa phương cấp huyện cuối cùng của tỉnh tổ chức bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024...

Mưa lớn kéo dài, toàn TP. Bạc Liêu bị ngập

Tuyến đường bên hông Trường Chính trị Châu Văn Đặng (Phường 1) bị ngập sâu trong nước. Cơn mưa rất to và kéo dài nhiều giờ trong chiều ngày 2/11 đã làm toàn địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập. Nhiều tuyến đường như Trần Phú, Võ Thị Sáu, Hòa Bình, Bà Triệu, Tôn Đức Thắng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu… ngập từ 30 - 50cm, cá biệt một số nơi nước ngập sâu đến 80cm. Nhiều phương tiện lưu thông...

Cùng tác giả

Đấu tranh phản bác những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên góp phần...

Có thể nói, xây dựng Đảng về đạo đức đã trở thành một nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các lĩnh vực như: Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Như vậy, để xây dựng Đảng về đạo đức cần kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động “xây” và “chống”, giữa công tác giáo dục tư tưởng, rèn...

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024: Tình yêu nghệ thuật truyền thống luôn cháy bỏng

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 đi qua gần nửa chặng đường với 15 trong tổng số 33 vở đã diễn thi. Vẫn còn sớm để đánh giá chất lượng toàn Liên hoan, nhưng nhìn từ không khí những ngày qua có thể nhận định, sự kiện đã tạo ra được một sân chơi nghệ thuật lành mạnh, chuyên nghiệp, phần nào...

Cơn mưa lịch sử ở TP. Bạc Liêu: Hầu hết các tuyến đường chìm trong nước, cuộc sống người dân bị đảo lộn

Kéo dài từ sáng đến chiều ngày 2/11, trận mưa lớn đã khiến hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập sâu. Đường phố biến thành sông, các khu dân cư, nhà cửa và cơ sở kinh doanh, chợ thực phẩm... đều bị ngập nặng gây nhiều khổ sở cho việc đi lại, sinh hoạt, mua bán của người dân. Sau vài giờ mưa lớn, các tuyến đường trung tâm của TP. Bạc Liêu như...

Bạc Liêu hoàn tất bầu cử trưởng khóm/ấp nhiệm kỳ 5 năm

(BL-NQ) Sáng 3/11, huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức thành công bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Trần Anh Thi - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử trưởng ấp huyện Vĩnh Lợi, đánh giá: Đến giờ này, công tác bầu cử trưởng ấp được Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình nên đã hoàn thành. Vĩnh Lợi là địa phương cấp huyện cuối cùng của tỉnh tổ chức bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024...

Mưa lớn kéo dài, toàn TP. Bạc Liêu bị ngập

Tuyến đường bên hông Trường Chính trị Châu Văn Đặng (Phường 1) bị ngập sâu trong nước. Cơn mưa rất to và kéo dài nhiều giờ trong chiều ngày 2/11 đã làm toàn địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập. Nhiều tuyến đường như Trần Phú, Võ Thị Sáu, Hòa Bình, Bà Triệu, Tôn Đức Thắng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu… ngập từ 30 - 50cm, cá biệt một số nơi nước ngập sâu đến 80cm. Nhiều phương tiện lưu thông...

Cùng chuyên mục

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024: Tình yêu nghệ thuật truyền thống luôn cháy bỏng

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 đi qua gần nửa chặng đường với 15 trong tổng số 33 vở đã diễn thi. Vẫn còn sớm để đánh giá chất lượng toàn Liên hoan, nhưng nhìn từ không khí những ngày qua có thể nhận định, sự kiện đã tạo ra được một sân chơi nghệ thuật lành mạnh, chuyên nghiệp, phần nào...

Đổi mới công tác bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật: Việc làm cần thiết

Diện tích phòng trưng bày nhỏ hẹp; cách thức trưng bày theo lối truyền thống; kinh phí phục vụ công tác sưu tầm chưa đáp ứng; kỹ thuật bảo quản hiện vật còn đơn giản… là những khó khăn, hạn chế trong thực hiện công tác bảo tàng hiện nay. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật là việc làm hết sức cần thiết và cấp thiết trong xu thế ứng...

Vở cải lương “Giọt máu oan cừu”: Tái hiện khúc bi tráng một thời mưa bom bão đạn

Vẫn còn vài ghế trống khán giả do vở thi diễn vào buổi sáng, tuy nhiên đa số đã đến thì đều xem hết suất diễn, không bỏ về giữa chừng! Rồi những tràng pháo tay tán thưởng mỗi khi Đại úy Hoàng Anh (nghệ sĩ Lâm Minh Nghiêm đóng), bà Minh (nghệ sĩ Hoài Thương) dứt câu vọng cổ chạm cảm xúc khán giả bởi chất chứa tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, tình mẫu tử... Tất cả...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024: “Ðiểm vàng” cho “Trước bình minh”

Chọn một kịch bản sân khấu từng rất thành công để dàn dựng mới, tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024, Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu đã mang đến một vở diễn thật đẹp và bi hùng. Khán giả đã dành "điểm vàng" cho "Trước bình minh" qua những tràng pháo tay, những giọt nước mắt. Nghệ sĩ Giang Tuấn vai Mười Hùng và nghệ sĩ Hồng Nhiên vai Hai Ngọc trong vở "Trước bình minh". Khán...

Bước chân nhỏ trên đường mưu sinh

Tác giả: Phương Anh Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Cuộc sống Ngày mới bắt đầu ở khu chợ Phường 3 (TP. Bạc Liêu) với dòng xe cộ đi lại tấp nập, là cảnh người mua kẻ bán nhộn nhịp. Hòa mình vào đám đông, một bé gái khoảng 13 tuổi chậm rãi đạp chiếc xe ba gác đang tìm nhặt phế liệu. Cứ đến thùng rác của nhà nào là em dừng xe lại, cố tìm trong...

Phát triển bền vững với du lịch xanh

Tận dụng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc, Bạc Liêu đã và đang biến tài nguyên này thành những sản phẩm du lịch với không gian, dịch vụ xanh. Đây cũng sẽ là hướng phát triển bền vững mà tỉnh tập trung khai thác để khơi dậy sự tham gia, đóng góp tích cực của doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và hình thành ngày càng nhiều tua, tuyến du...

Cải lương vào mùa hội

Hơn 1.200 nghệ sĩ, diễn viên của 30 đơn vị nghệ thuật trên cả nước đang dệt nên mùa hội cải lương làm say lòng giới mộ điệu. Gần 1/3 hành trình của Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 đã chứng minh điều đó. Trung tâm Văn hóa TP. Cần Thơ mỗi ngày 2 lượt sáng - tối sáng đèn với những vở cải lương đủ thể tài. Tâm huyết của từng nghệ sĩ và những ánh mắt dõi...

Ba tôi là “dân tập kết”

Cách đây 10 năm, tôi được phân công viết về đề tài kỷ niệm 60 năm tập kết ra Bắc. Với tôi, viết đề tài này không khó chút nào, vì nhân vật chính là ba tôi và các bác, các chú tôi hay gặp. Từ nhỏ, tôi đã biết rằng mình có ba là người miền Nam, mẹ là người miền Bắc. Những câu chuyện kể của mẹ còn cho tôi biết, bà nội ruột tôi mất sớm, ông...

Gìn giữ bản sắc văn hóa – nghệ thuật Khmer

Trong những bộ trang phục đậm sắc màu dân tộc, với động tác múa uyển chuyển và đặc biệt là những hình tượng nhân vật quen thuộc như chằn, khỉ Hanuman…, tiết mục múa Rô-băm “Chuyện tình nàng Xê-Đa” của Bạc Liêu đã đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 vừa mới diễn ra. Góp tinh hoa nghệ thuật Tuy không đoạt giải thưởng toàn chương trình, nhưng những gì đem đến sân...

Đi đám tang cháu ngoại nhà thơ Nguyễn Bính ở Bạc Liêu

Từ Sài Gòn, chị Ngô Hoàng Giang - nguyên Trưởng Văn phòng Báo Người Lao Động tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), điện thoại cho tôi: “Cháu Nguyễn Bính Hồng Kỳ - con trai nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu vừa mất, quàn tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ở Bạc Liêu em là nhà văn duy nhất, nếu thu xếp được em vào viếng cho gia đình chị Hồng Cầu ấm cúng…”. Vợ chồng nhà thơ Kiên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất