Powered by Techcity

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với “người đẹp Tây Đô” phiên bản đời thực

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 1

Giữa lòng thành phố Cần Thơ sầm uất, ẩn mình một ngôi nhà cổ kính, mang đậm dấu ấn thời gian. Đó là nơi từng là mái ấm của “người đẹp Tây Đô” Lâm Thị Phấn, một biểu tượng sắc đẹp của miền Tây. Căn nhà đã tồn tại hơn một thế kỷ, giờ đây trở thành ẩn số đầy bí ẩn, thu hút sự chú ý, tìm hiểu của nhiều người.

Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, ông Nguyễn Ngọc Ánh, chia sẻ rằng ngôi nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình bà Phấn và không phải là di tích lịch sử.

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 2
Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 3

Bên trái là ảnh bà Phấn thời trẻ, còn bên phải là ảnh bà mặc quân phục chụp cùng đoàn làm phim “Người đẹp Tây Đô”. 

Bà Phấn nổi tiếng là tài sắc vẹn toàn, được người dân Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ gọi thân thương là Người đẹp Tây Đô. Cuộc đời gian truân và rực rỡ của bà được nhà văn Trầm Hương viết thành tiểu thuyết mang tên “Người đẹp Tây Đô” và chuyển thể thành bộ phim cùng tên do cố đạo diễn Lê Cung Bắc thực hiện.

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 4

Theo ghi nhận, căn nhà có kiến trúc Nam Bộ xưa. Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn ở Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung, thể hiện khá đầy đủ những đặc trưng nhà điền chủ khu vực này vào thế kỷ trước. 

Căn nhà có nền cao khoảng nửa mét, được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 200m2, xung quanh cây cối um tùm, hoang hóa, được rào lại bằng một lớp hàng rào kẽm, các lối vào đều bị chặn.   

Trao đổi với phóng viên Dân trí, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng đánh giá, nhà cổ của gia tộc “người đẹp Tây Đô” Lâm Thị Phấn đã tồn tại trên 100 năm, căn nhà bị bỏ hoang thu hút sự chú ý của người dân nhờ câu chuyện về gia chủ.

“Về mặt kiến trúc căn nhà không quá đặc biệt. Tuy nhiên vị trí địa lý của căn nhà này rất hữu tình, ở gần trung tâm thành phố, phía trước có dòng kênh, xung quanh nhiều cây cối, nằm trong khu dân cư”, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng nói.

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 5

Người dân sử dụng những phần diện tích chưa được rào để làm mặt bằng buôn bán cà phê, đồ ăn sáng.

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 6

“Sự nổi tiếng của những chủ nhân căn nhà khiến nhiều người tò mò, tìm đến quay chụp trong thời gian vừa qua. Sáng nào cũng có một người phụ nữ là khách vãng lai đến thắp hương cho bức tượng Phật ở phía trước căn nhà”, một người dân buôn bán quanh căn nhà kể. 

Bà Nguyễn Thị Thắm (64 tuổi), một người sinh sống nhiều năm tại khu vực cho biết, căn nhà này khóa trái cửa nhiều năm liền, không có người trông coi, dọn dẹp. Hiện tại con cháu họ đều đang sinh sống và làm việc ở TPHCM. 

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 10

Căn nhà được treo biển “Phủ thờ nhà họ Lâm”, bên trong còn có một số biển hiệu khác như: “Nơi thờ tự tôn nghiêm, Nhà hương hỏa”. Khuôn viên nhà gắn liền với vườn, có hai cửa hậu thông ra phía sau, sân trước rộng có lát gạch tàu, phối cảnh đầy đủ chậu kiểng, cổng tam quan, bàn thờ Thiên…

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 11

Bên trong các mặt tường đều bị rêu phủ kín. 

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 12

Lãnh đạo quận Ninh Kiều (Cần Thơ) cho biết, căn nhà trên thuộc sở hữu cá nhân, không phải di tích. Do hộ gia đình này không sống ở đây nhiều năm liền nên cây cối mọc hoang, vắng người dọn dẹp. 

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với người đẹp Tây Đô phiên bản đời thực - 13

Mỗi buổi sáng, xung quanh căn nhà có rất nhiều người dân đến ăn sáng, uống cà phê. 

Câu chuyện về Thiếu tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lâm Thị Phấn

Bà Lâm Thị Phấn sinh năm 1918, trong một gia đình học thức thuộc dòng họ Lâm tại Cần Thơ. Cha bà là ông Lâm Văn Phận – Hiệu trưởng một trường Trung học nổi tiếng thời Pháp thuộc. 

Dù lớn lên trong gia đình học thức, vừa có tài, vừa có sắc nhưng bà Phấn cũng không thoát khỏi cảnh “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, bà được gia đình sắp xếp cho kết hôn với anh họ của Công tử Bạc Liêu. Vì tính cách ăn chơi của chồng, bà Phấn thoát ly khỏi cuộc hôn nhân này không lâu sau đó.   

Sau khi được tự do, “người đẹp Tây Đô” đấu tranh mạnh mẽ cho phong trào giải phóng phụ nữ, rồi tham gia hoạt động cách mạng. Nhờ ngoại hình xinh đẹp, ưu tú, thông minh, bà được quân đội Pháp tin tưởng giao nhiệm vụ, ưu ái gọi là Thần Vệ Nữ phương Đông.

Hoạt động tình báo một thời gian, bà Phấn bén duyên với ông Trần Hiến – một phiên dịch viên của quân Pháp. Ông Hiến sau này cũng cùng vợ hoạt động cách mạng. Năm 1954, vợ chồng bà tập kết ra Bắc. Tại đây, bà lấy bằng Đại học Kinh tế rồi sang Liên Xô học ngành Tình báo.

Năm 1962, “người đẹp Tây Đô” trở về miền Nam và được giao nhiều nhiệm vụ tình báo quan trọng. 

Sau ngày miền Nam giải phóng, bà Lâm Thị Phấn được điều về Quân Khu 9. Bà Phấn nghỉ hưu năm 1984. Bà mất tại Cần Thơ năm 2010.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-it-biet-ve-nha-co-tram-tuoi-gan-lien-voi-nguoi-dep-tay-do-phien-ban-doi-thuc-20240927131314915.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Cần đẩy nhanh giải ngân vốn các Chương trình Mục tiêu Quốc gia

Bộ Tài chính vừa có công văn số 11795/BTC-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo chi tiết về tình hình giải ngân vốn cho các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) từ nguồn ngân sách nhà nước đến hết tháng 9/2024. Báo cáo này nêu rõ tiến độ giải ngân, kết quả của từng chương trình và đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất các giải pháp...

20 tỉnh thành tham gia Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam

Từ ngày 22 - 26/11/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Bảo tàng tỉnh Nghệ An, Tuyến phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, Tp Vinh sẽ diễn ra Triển lãm "Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam". ...

Tăng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62, cấp tá không lên tướng được

Ngày 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. “Xin phép nâng tuổi hưu cấp tướng lên 60 tuổi”  Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm góp ý là nâng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan cấp tướng với nữ từ 55 lên 60 tuổi, với nam giữ nguyên 60 tuổi như luật hiện hành. Đại biểu...

Trao 560 triệu đồng hỗ trợ các chùa dạy chữ Khmer dịp hè 2024

Sáng 5/11, tại trụ sở Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo Bạc Liêu tổ chức trao kinh phí hỗ trợ người giảng dạy tiếng và chữ Khmer tại các chùa Phật giáo Nam tông dịp hè năm học 2023 - 2024. Ông Tô Thành Phương - Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo Bạc Liêu đã trao kinh phí dạy ngôn ngữ Khmer cho con em đồng bào Khmer cho 19 chùa...

Công an TP. Bạc Liêu: Tạm giữ 2 đối tượng cắt trộm dây điện chiếu sáng công cộng

Công an TP. Bạc Liêu vừa bắt giữ 2 đối tượng gồm: Danh Qui, sinh năm 1992 và Đào Kha Lức, sinh năm 1991, cùng ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu để điều tra, làm rõ về hành vi trộm dây điện chiếu sáng công cộng trên địa xã Vĩnh Trạch Đông. Hiện trường còn lại sau vụ trộm dây điện trên địa bàn ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu. Trước đó, tối 3/11,...

Cùng chuyên mục

Cần đẩy nhanh giải ngân vốn các Chương trình Mục tiêu Quốc gia

Bộ Tài chính vừa có công văn số 11795/BTC-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo chi tiết về tình hình giải ngân vốn cho các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) từ nguồn ngân sách nhà nước đến hết tháng 9/2024. Báo cáo này nêu rõ tiến độ giải ngân, kết quả của từng chương trình và đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất các giải pháp...

Tăng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62, cấp tá không lên tướng được

Ngày 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. “Xin phép nâng tuổi hưu cấp tướng lên 60 tuổi”  Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm góp ý là nâng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan cấp tướng với nữ từ 55 lên 60 tuổi, với nam giữ nguyên 60 tuổi như luật hiện hành. Đại biểu...

Trao 560 triệu đồng hỗ trợ các chùa dạy chữ Khmer dịp hè 2024

Sáng 5/11, tại trụ sở Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo Bạc Liêu tổ chức trao kinh phí hỗ trợ người giảng dạy tiếng và chữ Khmer tại các chùa Phật giáo Nam tông dịp hè năm học 2023 - 2024. Ông Tô Thành Phương - Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo Bạc Liêu đã trao kinh phí dạy ngôn ngữ Khmer cho con em đồng bào Khmer cho 19 chùa...

Công an TP. Bạc Liêu: Tạm giữ 2 đối tượng cắt trộm dây điện chiếu sáng công cộng

Công an TP. Bạc Liêu vừa bắt giữ 2 đối tượng gồm: Danh Qui, sinh năm 1992 và Đào Kha Lức, sinh năm 1991, cùng ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu để điều tra, làm rõ về hành vi trộm dây điện chiếu sáng công cộng trên địa xã Vĩnh Trạch Đông. Hiện trường còn lại sau vụ trộm dây điện trên địa bàn ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu. Trước đó, tối 3/11,...

Đỉnh triều cường vượt mức báo động 3: Nhiều khu vực trũng thấp của TP. Bạc Liêu tiếp tục bị ngập

Cơn mưa lớn trong đêm ngày 4 và sáng 5/11 cộng với triều cường đang dâng cao đã khiến nhiều tuyến đường, khu vực trũng thấp trên địa bàn TP. Bạc Liêu tiếp tục bị ngập. Phụ huynh cõng con vào lớp do sân Trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm (Phường 3, TP. Bạc Liêu) bị ngập. Theo báo cáo của Hạt Quản lý đê điều tỉnh Bạc Liêu, thời gian triều cường đạt đỉnh từ 3 giờ 10 phút đến...

Hơn 570ha lúa và gần 2ha hoa màu bị ngập úng do mưa lớn, triều cường

Chiều tối 4/11, Sở NN&PTNT đã có báo cáo nhanh về tình hình sản xuất bị ảnh hưởng và thiệt hại sau trận những đợt mưa lớn và triều cường vừa qua trên địa bàn tỉnh. Vận hành trạm bơm tiêu úng trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi. Theo đó, qua khảo sát và tổng hợp báo cáo sơ bộ từ các huyện, thị xã và thành phố, mưa lớn và triều cường trong 2 ngày 2 - 3/11/2024 đã làm...

Cơn mưa lịch sử ở TP. Bạc Liêu: Hầu hết các tuyến đường chìm trong nước, cuộc sống người dân bị đảo lộn

Kéo dài từ sáng đến chiều ngày 2/11, trận mưa lớn đã khiến hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập sâu. Đường phố biến thành sông, các khu dân cư, nhà cửa và cơ sở kinh doanh, chợ thực phẩm... đều bị ngập nặng gây nhiều khổ sở cho việc đi lại, sinh hoạt, mua bán của người dân. Sau vài giờ mưa lớn, các tuyến đường trung tâm của TP. Bạc Liêu như...

Bạc Liêu hoàn tất bầu cử trưởng khóm/ấp nhiệm kỳ 5 năm

(BL-NQ) Sáng 3/11, huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức thành công bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Trần Anh Thi - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử trưởng ấp huyện Vĩnh Lợi, đánh giá: Đến giờ này, công tác bầu cử trưởng ấp được Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình nên đã hoàn thành. Vĩnh Lợi là địa phương cấp huyện cuối cùng của tỉnh tổ chức bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ 2024...

Mưa lớn kéo dài, toàn TP. Bạc Liêu bị ngập

Tuyến đường bên hông Trường Chính trị Châu Văn Đặng (Phường 1) bị ngập sâu trong nước. Cơn mưa rất to và kéo dài nhiều giờ trong chiều ngày 2/11 đã làm toàn địa bàn TP. Bạc Liêu bị ngập. Nhiều tuyến đường như Trần Phú, Võ Thị Sáu, Hòa Bình, Bà Triệu, Tôn Đức Thắng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu… ngập từ 30 - 50cm, cá biệt một số nơi nước ngập sâu đến 80cm. Nhiều phương tiện lưu thông...

Từ ngày 1/12/2024, điều chỉnh diện tích, dân số Phường 3 và Phường 8 (TP. Bạc Liêu)

Ngày 2/11, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu thông tin: Chủ tịch Quốc hội - Trần Thanh Mẫn vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký Nghị quyết 1254 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024. Nghị quyết đã được đăng toàn văn vào ngày 1/11/2024 trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất