Powered by Techcity

Kịch bản sân khấu cải lương mới: Đang khủng hoảng?!


Làm mới kịch bản sân khấu cải lương (SKCL) cũ, hay xây dựng vở mới mang hơi thở cuộc sống thời đại; tác giả viết kịch bản cũ thưa vắng, trong khi những người mới để kế thừa nhiệm vụ này quá hiếm hoi… Xung quanh vấn đề kịch bản cho SKCL từ nhiều năm nay vẫn loay hoay với hai chữ cũ – mới như thế! Nhất là mỗi khi liên hoan, hội thi liên quan đến SKCL “đến hẹn lại lên”.

ĐIỆP KHÚC “BÌNH CŨ RƯỢU MỚI

Hơn 1.200 nghệ sĩ, diễn viên, hơn 30 đơn vị nghệ thuật, hơn 30 vở diễn tranh tài quyết liệt và sắp về đích tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 vào đêm 15/11 này. Đó là những con số biết nói, “nói” một cách khách quan rằng: SKCL vẫn còn nổi đình đám trên thị trường giải trí đa sắc màu và nhiều lựa chọn hôm nay! Một sân chơi quy tụ chừng ấy thí sinh, vở diễn và phía sau còn là đội ngũ đạo diễn, tác giả… cho thấy sức sống của SKCL vẫn còn đó. Thế nhưng, sống như thế nào là điều khiến người trong cuộc (trong đó có cả những khán giả say mê và hiểu biết về cải lương) băn khoăn, trăn trở về một hướng đi thích ứng với thời cuộc, với khán giả hôm nay. Trong đó, băn khoăn nhất vẫn là xương sống của SKCL: kịch bản!

Tham gia liên hoan năm nay, cả 3 vở của Bạc Liêu đều là “bình cũ rượu mới” – dàn dựng từ những kịch bản đã có trước đó. Nếu “Trước bình minh” (Hội Sân khấu Bạc Liêu dự thi) từng được Đoàn cải lương Hương Tràm (tỉnh Minh Hải cũ) tham gia Hội diễn Sân khấu cải lương toàn quốc năm 1985 với “mưa” thành tích, thì “Giọt máu oan cừu” (Hội Văn nghệ dân gian dự thi) cũng đã từng được đoàn cải lương này dàn dựng thành công vang danh một thời. “Sáng mãi vầng nhật nguyệt” (Nhà hát Cao Văn Lầu dự thi) trước đó cũng từng “làm mưa làm gió” với những tên gọi khác nhau trên SKCL, sân khấu chèo ở thủ đô Hà Nội. Làm sao để tạo chất men say nồng cho khán giả từ “rượu mới” trong chiếc “bình cũ”, quả thật không dễ dàng, bởi bóng dáng thành công của những người đi trước quá lớn!

Chọn vở cũ dự thi không phải là chuyện riêng của Bạc Liêu, kịch bản “Anh hùng” (tác giả Vương Huyền Cơ, chuyển thể cải lương Ngô Linh) cũng được Công ty giải trí Vũ Luân Entertainment dàn dựng thành “Anh hùng đất phương Nam” tranh tài tại liên hoan. Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Vũ Luân – trong vai anh hùng Nguyễn Trung Trực, chia sẻ: “Vở diễn góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”.

NSƯT Mỹ Hạnh – Phó Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu, phân tích: “Trong lúc chưa tìm ra kịch bản cải lương mới thì việc giữ được cái hay, cái tinh túy của những kịch bản cũ là thiết thực! Thông qua những vở diễn tham gia liên hoan, chúng tôi muốn khắc họa thêm cho đậm nét, bởi cái gì thuộc về truyền thống, tinh hoa thì cần giữ và phát huy giá trị. Khó so sánh được với các thế hệ tiền bối, nhưng học theo để trưởng thành là điều nghệ sĩ luôn hướng đến. Những tác giả viết kịch bản bây giờ đếm trên đầu ngón tay, chưa nói đến việc viết kịch bản hay. Những kịch bản cũ thì quá hay, cho nên điều cần thiết là làm cho mới những vở ấy theo cách của lớp nghệ sĩ trẻ hôm nay”.

Nghệ sĩ ưu tú Giang Tuấn và nghệ sĩ Hồng Nhiên trong vở cải lương “Trước bình minh” – vở dự thi của Hội Sân khấu Bạc Liêu tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024.

Nghệ sĩ ưu tú Giang Tuấn và nghệ sĩ Hồng Nhiên trong vở cải lương “Trước bình minh” – vở dự thi của Hội Sân khấu Bạc Liêu tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024.

TRE TÀN NHƯNG… MĂNG CHƯA CÓ

Đây là vấn đề không riêng của Bạc Liêu mà xét trên bình diện chung cả nước! Sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa, cùng với những đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và đội ngũ diễn viên hùng hậu tham diễn mỗi mùa liên hoan tuy làm cho SKCL rầm rộ nhưng giữa cái rầm rộ đó lại không tìm được những kịch bản mới mang hơi thở thời đại, đủ sức cuốn người trẻ hiện nay. Có ý kiến cho rằng, vì SKCL vẫn còn ở chế độ được bao cấp (không phải tính chuyện nguồn thu và sự cạnh tranh) nên chậm đổi mới. Đúng, nhưng thực tế cũng còn nhiều cái khó khác nữa!

Đành rằng, không lãng quên những vở cải lương truyền thống, những đề tài cách mạng để nuôi dưỡng tình yêu đất nước, giáo dục truyền thống cho lớp trẻ về sự tri ân nguồn cội; nhưng khán giả hôm nay vẫn rất cần những vở thật sự “chạm” vào thế giới hiện tại. Không ít vấn đề nổi cộm cần SKCL “nhúng tay” vào, nghệ thuật hóa thành những tuyến hình tượng nhân vật đa dạng để truyền tải thông điệp thiết thực cho lớp người hôm nay.

Hiện trạng “tre già mà măng chưa mọc” đang là nỗi lo lớn cho SKCL. Thậm chí là tre đã tàn, như ở Bạc Liêu, những soạn giả tài hoa Yên Lang, Trọng Nguyễn, Hữu Nghĩa… đã không còn nữa, nhưng khó tìm đội ngũ kế thừa.

Có một cái vòng luẩn quẩn như thế này: người cũ (những soạn giả tên tuổi) viết chắc tay thì thường viết những kịch bản mang tính chất truyền thống, chưa kịp thời cập nhật những vấn đề nóng hổi của thời đại, còn người mới thì luôn cập nhật thời sự, hiểu biết thời cuộc nhưng lại thiếu cái tầm để viết ra những kịch bản hay! Cứ thế mà SKCL chưa hoặc rất chậm trong việc cập nhật đưa vào kịch bản mới để thu hút lớp trẻ.

Trong Cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc năm 2023 tổ chức tại Bạc Liêu, NSƯT Ca Lê Hồng – người có hơn 60 năm làm nghệ sĩ biểu diễn, đạo diễn, quản lý đào tạo và giảng dạy cải lương, cho rằng: “Điều quan trọng và tiên quyết quyết định sự thành công của nghệ sĩ, diễn viên chính là nhờ chọn được trích đoạn hay và phù hợp với khả năng của từng nghệ sĩ, diễn viên thì mới có thể thăng hoa, tỏa sáng trong vai diễn”. Bà cũng cho rằng, soạn giả luôn được xem là “thầy tuồng” của sân khấu, là người quyết định sự thành bại của một vở diễn chỉ sau đạo diễn.

Thế mà, bên cạnh sự rầm rộ của thế hệ nghệ sĩ (người trực tiếp biểu diễn) thì những thầy tuồng – đội ngũ sáng tác – ngày càng ít về số lượng. Điều này chắc chắn sẽ níu bước sự phát triển của SKCL. Làm mới vở cũ, và viết mới những vở thật sự mới để phù hợp với đối tượng khán giả hôm nay rất cần đội ngũ viết kịch bản có tâm, có tầm, hội đủ kiến thức, tài năng và đam mê.

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho những nhân tố tiềm năng, những trại sáng tác cần có phương án tổ chức viết về cải lương với nội dung, thể loại đa dạng, đi sâu vào nhu cầu thực tiễn của đời sống xã hội để tác phẩm sau khi ra đời có nhiều cơ hội tiếp cận khán giả. Và phía sau câu chuyện này còn là một tầm nhìn bao quát, hướng đến việc gìn giữ và phát triển SKCL của ngành quản lý. Lúc đó mới có những chiến lược, định hướng dài hơi, chuyên sâu.

Kết lại, ở câu chuyện cũ – mới trong việc “đào” cho ra những kịch bản SKCL có sức hấp dẫn người xem, chưa hẳn tùy thuộc vào vấn đề đầu tư kinh phí, nghĩa là không phải có tiền là có tất cả. Bởi viết một kịch bản cải lương hay, sâu, có đất diễn và chạm vào cảm xúc khán giả hôm nay đòi hỏi quá nhiều yếu tố!

Bài và ảnh: Cẩm Thúy





Nguồn: https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/kich-ban-san-khau-cai-luong-moi-dang-khung-hoang!-97857.html

Cùng chủ đề

Gần 730 tác phẩm tham gia Cuộc thi Ảnh thời sự – nghệ thuật về muối

(BL-HT) Chiều 15/2, Liên hiệp các Hội VH-NT tỉnh Bạc Liêu - Ban tổ chức Cuộc thi Ảnh thời sự - nghệ thuật “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” năm 2025 đã ngưng nhận tác phẩm dự thi - ảnh. Theo đó, đến 17 giờ ngày 15/2, Ban tổ chức đã nhận được tổng số 728 tác phẩm của 100 tác giả đến từ 28 tỉnh, thành phố trong nước. Cuộc thi là một trong những hoạt động...

Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo...

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết nhằm thí điểm một số cơ chế,...

Bạc Liêu tham gia chương trình Giao lưu đờn ca tài tử Nam Bộ – tỉnh Long An

Tối 14/2, tại huyện Cần Đước (tỉnh Long An), Ban đờn ca tài tử Bạc Liêu tham gia trình diễn tại chương trình Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ - tỉnh Long An (mở rộng) lần thứ 29 năm 2025 - (ảnh). Đến với chương trình, các nghệ nhân đờn và tài tử ca của Bạc Liêu thể hiện các tiết mục tài tử, hòa tấu nằm trong 20 bản Tổ của nghệ thuật Đờn ca tài tử...

Đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát vùng, cơ sở nuôi tôm công nghệ cao tại Bạc Liêu

Chiều 13/2, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát vùng, cơ sở nuôi tôm công nghệ cao; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm nước lợ tại Bạc Liêu. Tham gia cùng đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Ngô Vũ Thăng, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT- Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi...

Chuyển giao kết quả đề tài khoa học về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đồng chí Trần Văn Út - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng sách cho các cơ quan. Ảnh: N.Q (BL-NQ) Sáng 14/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức chương trình chuyển giao kết quả đề tài khoa học và trao tặng sách chuyên khảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Bạc Liêu bảo vệ nền tảng...

Cùng tác giả

Gần 730 tác phẩm tham gia Cuộc thi Ảnh thời sự – nghệ thuật về muối

(BL-HT) Chiều 15/2, Liên hiệp các Hội VH-NT tỉnh Bạc Liêu - Ban tổ chức Cuộc thi Ảnh thời sự - nghệ thuật “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” năm 2025 đã ngưng nhận tác phẩm dự thi - ảnh. Theo đó, đến 17 giờ ngày 15/2, Ban tổ chức đã nhận được tổng số 728 tác phẩm của 100 tác giả đến từ 28 tỉnh, thành phố trong nước. Cuộc thi là một trong những hoạt động...

Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo...

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết nhằm thí điểm một số cơ chế,...

Bạc Liêu tham gia chương trình Giao lưu đờn ca tài tử Nam Bộ – tỉnh Long An

Tối 14/2, tại huyện Cần Đước (tỉnh Long An), Ban đờn ca tài tử Bạc Liêu tham gia trình diễn tại chương trình Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ - tỉnh Long An (mở rộng) lần thứ 29 năm 2025 - (ảnh). Đến với chương trình, các nghệ nhân đờn và tài tử ca của Bạc Liêu thể hiện các tiết mục tài tử, hòa tấu nằm trong 20 bản Tổ của nghệ thuật Đờn ca tài tử...

Đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát vùng, cơ sở nuôi tôm công nghệ cao tại Bạc Liêu

Chiều 13/2, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát vùng, cơ sở nuôi tôm công nghệ cao; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm nước lợ tại Bạc Liêu. Tham gia cùng đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Ngô Vũ Thăng, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT- Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi...

Chuyển giao kết quả đề tài khoa học về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đồng chí Trần Văn Út - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng sách cho các cơ quan. Ảnh: N.Q (BL-NQ) Sáng 14/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức chương trình chuyển giao kết quả đề tài khoa học và trao tặng sách chuyên khảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Bạc Liêu bảo vệ nền tảng...

Cùng chuyên mục

Gần 730 tác phẩm tham gia Cuộc thi Ảnh thời sự – nghệ thuật về muối

(BL-HT) Chiều 15/2, Liên hiệp các Hội VH-NT tỉnh Bạc Liêu - Ban tổ chức Cuộc thi Ảnh thời sự - nghệ thuật “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” năm 2025 đã ngưng nhận tác phẩm dự thi - ảnh. Theo đó, đến 17 giờ ngày 15/2, Ban tổ chức đã nhận được tổng số 728 tác phẩm của 100 tác giả đến từ 28 tỉnh, thành phố trong nước. Cuộc thi là một trong những hoạt động...

Nghe chuyện “ươm mầm Bông lúa vàng”

Một lần nữa, thí sinh đến từ Bạc Liêu đã trở thành quán quân tại cuộc thi Bông lúa vàng (BLV). Vượt qua gần 500 thí sinh cả nước, quán quân Nguyễn Huỳnh Như (Bạc Liêu) đã hóa thân xuất sắc thành nữ anh hùng Phan Thị Ràng (chị Sứ) của Hòn Đất - Kiên Giang trong trích đoạn “Tiếng vọng hang Hòn”, vai diễn xuất thần này đã thật sự chạm đến cảm xúc của Ban giám khảo...

Ân tình hạt muối…

Tháng 8/2024, bộ phim “Muối ơi” do nghệ sĩ Quyền Linh thủ vai chính ra mắt khán giả cả nước. Không đánh giá luận bàn gì về khía cạnh nghệ thuật, tôi chú ý bộ phim bởi những điều khác: sự kham khổ của nghề muối, ân tình của người làm muối và hạt muối tuy mặn mà luôn ngọt tình ẩn sâu trong giá trị của nó, đã được phim ảnh chú ý đến. Ngọt lịm với “Muối...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 tại Bạc Liêu: Nguyên tiêu nhớ Bác

Tối 13/2, tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi), Liên hiệp các Hội VH-NT tỉnh tổ chức chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 với chủ đề “Nguyên tiêu nhớ Bác”. Đồng chí Tạ Trung Dũng - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy (bìa phải) dự và thưởng thức chương trình nghệ thuật. Tại chương trình, tiết mục sân khấu hóa “Nam quốc sơn hà” - một...

Lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng

Tác giả: Hữu Thọ Thiết bị chụp: Máy ánh Nikon D5200 Đề tài: Thanh niên Đã là thanh niên, mỗi người sẽ có cách cống hiến sức trẻ theo cách riêng, trong đó đẹp nhất có lẽ là khoác lên mình màu xanh áo lính lên đường bảo vệ Tổ quốc. Với họ, những khoảnh khắc trong lễ giao - nhận quân đều mang rất nhiều cảm xúc đặc biệt, nhất là khi phải xa nhà và những người thân yêu. Điều...

Xôn xao mùa hoa thì là…

Nở rộ một màu vàng tươi, vườn hoa thì là ở những thửa đất trồng rau màu của xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) đang làm khuynh đảo những tín đồ mê chụp ảnh. Chiếc view đẹp ấy góp thêm những góc ảnh đặc trưng cho xứ sở bản “Dạ cổ hoài lang” mùa này... Vườn hoa thì là ở ấp Biển Đông B (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu). Ảnh: Thạch Hoa Trải một màu vàng óng, những...

Thông thoáng chính sách thị thực: Cơ hội mở rộng thị trường khách nước ngoài

Hoạt động du lịch cả nước đang phát triển sôi động nhờ hàng loạt giải pháp tạo cú hích, gỡ khó được triển khai vào thực tế, trong đó phải kể đến chính sách miễn thị thực vừa được Chính phủ ban hành. Điều này tiếp tục mở ra cơ hội thuận lợi cho ngành Du lịch của các địa phương tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm để tăng cường thu hút khách nước ngoài,...

Bạc Liêu sẵn sàng cho Festival nghề Muối Việt Nam

Theo kế hoạch, Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức, sẽ diễn ra vào đầu tháng 3/2025. ...

Sở NN&PTNT làm việc với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn về tổ chức sự kiện Festival Nghề muối Việt...

Ngày 10/2, Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và đơn vị tư vấn, thiết kế, tổ chức sự kiện Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 để xem xét, cho ý kiến, đóng góp ý tưởng thực hiện một số nội dung trong chuỗi sự kiện Festival. Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, các bên đã tập trung thảo luận, làm...

Những hồn thơ… lai láng

“Ai cũng có thể thành một nhà xuất bản bằng cách sử dụng trang cá nhân của mình. Bằng cách đó, thơ được viết từ rung cảm của tâm hồn cũng có thể đi thẳng ra thế giới, nếu có giá trị sẽ tồn tại và được thế giới biết đến”, tôi ấn tượng với cách nghĩ về thơ và những người làm thơ của Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất