Powered by Techcity

Khi phở, mì… cũng trở thành di sản


Trong 17 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gần đây nhất, có Phở Hà Nội, Phở Nam Định, Mì Quảng, Nghề ướp trà sen Quảng An (Hà Nội), Tri thức may, mặc áo dài Huế, Nghề làm nhang ở Tây Ninh…

Những di sản trên được đánh giá là hội tụ đầy đủ các tiêu chí của di sản phi vật thể quốc gia với tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Đâu đâu cũng thấy… di sản

Đáp ứng đủ các tiêu chí Bộ VH-TT&DL đặt ra, dĩ nhiên, sẽ được xem xét để công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thế nhưng, cũng không ít ý kiến cho rằng, phải chăng đang có sự “lạm phát” về di sản văn hóa quốc gia?

Làm phong phú thêm danh mục di sản văn hóa của quốc gia (bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi những những món ăn như các loại phở, mì được “gắn thẻ” địa phương trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, vậy phở, mì của các địa phương khác thì sao?

Từng vùng, miền đều có những món ăn đặc sản của riêng mình. Và dĩ nhiên theo dòng thời gian, những đặc sản ấy đều đáp ứng được các tiêu chí mà Bộ VH-TT&DL đưa ra như “tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài”. Vậy thì các món ăn nổi tiếng đặc sản của các địa phương như Bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn, Bún bò cay Bạc Liêu, Bún nước lèo Sóc Trăng… đều có thể “kéo nhau” nộp hồ sơ để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Chưa kể, nhiều món ăn đặc sản của đồng bào các dân tộc như Mắm bò-hóc của người Khmer, Thắng cố, Xôi ngũ sắc, Cơm lam… cũng thừa sức đáp ứng các tiêu chí để trở thành di sản như Mì Quảng hay Phở Nam Định. Nếu kể dài hơn nữa có thể liệt kê một danh sách lê thê như Mè xửng Huế, Kẹo dừa Bến Tre, Cốm Hà Nội, Cà phê chồn, Nước mắm Phú Quốc… đều có thể trở thành di sản!

Biểu diễn tiết mục Nói thơ Bạc Liêu trong một chương trình nghệ thuật chào năm mới. Ảnh: H.L

Trăn trở một “di sản” Bạc Liêu

Người viết phải dùng dấu ngoặc kép khi viết chữ di sản ở đây, vì thực tế Nói thơ Bạc Liêu chưa được công nhận là di sản!

Cùng các cơ quan truyền thông trong tỉnh, Báo Bạc Liêu đề cập không ít lần, Nói thơ Bạc Liêu – một “báu vật” bị bỏ quên và đến giờ vẫn còn bí lối con đường đến danh hiệu di sản! Mà những người tâm huyết với nói thơ gần như đã khuất bóng, tâm nguyện của họ vẫn chưa tròn!

Nói thơ Bạc Liêu được nghệ nhân Thái Đắc Hàng chế tác vào năm 1946, tại ấp Bàu Tròn, xã Tân Hưng Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu (cũ). Đó là giai đoạn vọng cổ bị cấm vì cho là ủy mị, không phù hợp với tinh thần chiến đấu của cách mạng… Bài nói thơ “Mười thương”, sau đó có thêm “Tấm áo chiến sĩ”, “Nam kỳ khởi nghĩa”, “Khuyên chồng ra mặt trận”, “Quê hương Bạc Liêu”, “Binh vận”… nhanh chóng trở thành phong trào văn nghệ lan khắp các tỉnh, thành phố Nam Bộ.

Nhạc sĩ Phan Nhân cũng mượn làn điệu nói thơ đưa vào ca khúc “Trên quê hương Minh Hải”. Ca khúc này cũng mở ra phong trào đưa làn điệu nói thơ Bạc Liêu vào các tác phẩm âm nhạc hiện đại, điển hình như các ca khúc “Bông điên điển”, “Trở lại Bạc Liêu”… Năm 1988, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và Lê Giang đã đưa điệu nói thơ Bạc Liêu lên phim “Phạm Công – Cúc Hoa”. Tháng 8/2005, tại liên hoan dân ca toàn quốc do Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) tổ chức, tiết mục nói thơ Bạc Liêu do tỉnh Cà Mau biểu diễn đoạt giải Nhì toàn quốc. Liên hoan Hát ru, hát dân ca và cổ truyền khu vực phía Nam năm 2014, Bạc Liêu cũng đoạt giải Đặc biệt nhờ sự đóng góp của bài nói thơ Bạc Liêu…

Từ năm 2002, trong đề tài nghiên cứu khoa học “Lịch sử hình thành, phát triển và giải pháp bảo tồn, phát huy 3 loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của người Bạc Liêu”, Thạc sĩ Lâm Thành Đắc (nay là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Bạc Liêu) đã cho rằng việc bảo tồn điệu Nói thơ Bạc Liêu là cấp thiết. Ngành Văn hóa cần tham mưu cho UBND tỉnh mạnh dạn đầu tư các hoạt động sáng tác, tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn; vận dụng hiệu quả điệu nói thơ vào thực tế cuộc sống, khai thác điệu nói thơ vào trong công tác tuyên truyền, cổ động… Nghệ sĩ Trần Khánh (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật Bạc Liêu) cho rằng: “Nói đến Bạc Liêu, người ta nhớ đến bản “Dạ cổ hoài lang” của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và điệu nói thơ của ông Thái Đắc Hàng. Bản “Dạ cổ hoài lang” hiện đã phát triển ở cái tầm cao như chúng ta đều biết, nhưng Nói thơ Bạc Liêu gần như bị thất truyền! Với những giá trị vốn có, Nói thơ Bạc Liêu không chỉ cần được bảo tồn, mà phải được phát triển rộng rãi trong quần chúng nhân dân”.

Về vấn đề này, đại diện Sở VH-TT&DL cho biết: “Nói thơ Bạc Liêu đã được Sở đưa vào danh mục kiểm kê các di tích, di sản văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên, hiện người thực hành về loại hình này quá ít, chưa đáp ứng tiêu chí của Bộ VH-TT&DL nên chưa làm hồ sơ trình Bộ” .

Thiết nghĩ, tính phương án bảo tồn giá trị, có một lớp người thực hành và trao truyền là những công việc trước mắt cần quan tâm thực hiện. Một loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa, từng là báu vật một thời mà bị mai một, mất đi thì chúng ta có tội với người đi trước.

Và nhất là, trong khi những món ăn cũng trở thành di sản!

Cẩm Thúy





Nguồn: https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/khi-pho-mi-cung-tro-thanh-di-san-96767.html

Cùng chủ đề

Giữ sức sống mãnh liệt cho văn hóa Khmer

Văn hóa truyền thống Khmer được hình thành lâu đời, trải qua quá trình sáng tạo và trao truyền tuy mang giá trị độc đáo nhưng cũng dễ thất truyền, bị làm biến dạng trong đời sống hiện đại. Chính vì vậy, giữ gìn sức sống mãnh liệt cho văn hóa Khmer thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá là việc làm thường xuyên, lâu dài để thực hiện mục tiêu kép bảo tồn và phát huy bản...

Nét Bạc Liêu từ những điều khác biệt

Buổi sáng trời hửng nắng, sắc xanh trong khiến từng khung ảnh của các em học sinh Trường tiểu học - THCS - THPT Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) lung linh hơn. Các em đang trong chuyến đi thực tế tham quan một số điểm du lịch ở Bạc Liêu, và Nhà hát Ba nón lá (Nhà hát Cao Văn Lầu) là điểm không thể bỏ qua. Từ lan tỏa bản sắc văn hóa… Không lấy làm lạ với hình...

Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 8/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/11/2024: Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi...

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương

 ​Các hội nghị tập huấn được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương tổ...

Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công

Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư côngPhó thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tỉnh Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là khâu chuẩn bị mặt bằng bàn giao; có giải pháp giải quyết tốt vấn đề vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư công lớn, trọng điểm. Một đoạn trục giao thông chính Nam – Bắc đảo Phú...

Cùng tác giả

Giữ sức sống mãnh liệt cho văn hóa Khmer

Văn hóa truyền thống Khmer được hình thành lâu đời, trải qua quá trình sáng tạo và trao truyền tuy mang giá trị độc đáo nhưng cũng dễ thất truyền, bị làm biến dạng trong đời sống hiện đại. Chính vì vậy, giữ gìn sức sống mãnh liệt cho văn hóa Khmer thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá là việc làm thường xuyên, lâu dài để thực hiện mục tiêu kép bảo tồn và phát huy bản...

Nét Bạc Liêu từ những điều khác biệt

Buổi sáng trời hửng nắng, sắc xanh trong khiến từng khung ảnh của các em học sinh Trường tiểu học - THCS - THPT Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) lung linh hơn. Các em đang trong chuyến đi thực tế tham quan một số điểm du lịch ở Bạc Liêu, và Nhà hát Ba nón lá (Nhà hát Cao Văn Lầu) là điểm không thể bỏ qua. Từ lan tỏa bản sắc văn hóa… Không lấy làm lạ với hình...

Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 8/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/11/2024: Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi...

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương

 ​Các hội nghị tập huấn được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương tổ...

Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công

Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư côngPhó thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tỉnh Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là khâu chuẩn bị mặt bằng bàn giao; có giải pháp giải quyết tốt vấn đề vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư công lớn, trọng điểm. Một đoạn trục giao thông chính Nam – Bắc đảo Phú...

Cùng chuyên mục

Giữ sức sống mãnh liệt cho văn hóa Khmer

Văn hóa truyền thống Khmer được hình thành lâu đời, trải qua quá trình sáng tạo và trao truyền tuy mang giá trị độc đáo nhưng cũng dễ thất truyền, bị làm biến dạng trong đời sống hiện đại. Chính vì vậy, giữ gìn sức sống mãnh liệt cho văn hóa Khmer thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá là việc làm thường xuyên, lâu dài để thực hiện mục tiêu kép bảo tồn và phát huy bản...

Nét Bạc Liêu từ những điều khác biệt

Buổi sáng trời hửng nắng, sắc xanh trong khiến từng khung ảnh của các em học sinh Trường tiểu học - THCS - THPT Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) lung linh hơn. Các em đang trong chuyến đi thực tế tham quan một số điểm du lịch ở Bạc Liêu, và Nhà hát Ba nón lá (Nhà hát Cao Văn Lầu) là điểm không thể bỏ qua. Từ lan tỏa bản sắc văn hóa… Không lấy làm lạ với hình...

Hơn 300 học sinh TP. Hồ Chí Minh tham quan Khu lưu niệm nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Trong 2 ngày (6 - 7/11), hơn 300 học sinh các trường tiểu học, THCS và THPT Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) đã đến tham quan, tìm hiểu đờn ca tài tử tại Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Tại đây, các em học sinh đã được tham quan, tìm hiểu kiến thức qua các hiện vật, hình ảnh và nghe giới thiệu về cuộc đời cố...

Tấm lòng ấm áp của bạn trẻ

Tác giả: Hữu Thọ Thiết bị chụp: Điện thoại iPhone 13 Promax Đề tài: Việc tốt Chắc hẳn, nhiều người dân TP. Bạc Liêu sẽ khó quên trận mưa lịch sử ngày 2/11 vừa qua. Còn với nhóm bạn trẻ đã tham gia giúp đỡ người tham gia giao thông tại ngã tư đường Trần Phú - Tôn Đức Thắng cũng sẽ là những kỷ niệm đẹp. Cùng với các chiến sĩ Cảnh sát giao thông và lực lượng Dân phòng, nhóm bạn trẻ...

Gieo mầm sống đẹp

Không phân biệt độ tuổi, công việc, họ đơn giản chỉ là những người có tấm lòng và trái tim tử tế, tình nguyện san sẻ những điều có được với những người thiếu may mắn hơn. Họ chính là những người Bạc Liêu phóng khoáng, thân thiện, nghĩa tình. Nhóm “Thiện nguyện thiên y” chụp hình cùng các cụ già neo đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Không đợi giàu có mới sẻ chia Tôi có dịp được...

20 tỉnh thành tham gia Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam

Từ ngày 22 - 26/11/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Bảo tàng tỉnh Nghệ An, Tuyến phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, Tp Vinh sẽ diễn ra Triển lãm "Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam". ...

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024: Tình yêu nghệ thuật truyền thống luôn cháy bỏng

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 đi qua gần nửa chặng đường với 15 trong tổng số 33 vở đã diễn thi. Vẫn còn sớm để đánh giá chất lượng toàn Liên hoan, nhưng nhìn từ không khí những ngày qua có thể nhận định, sự kiện đã tạo ra được một sân chơi nghệ thuật lành mạnh, chuyên nghiệp, phần nào...

Đổi mới công tác bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật: Việc làm cần thiết

Diện tích phòng trưng bày nhỏ hẹp; cách thức trưng bày theo lối truyền thống; kinh phí phục vụ công tác sưu tầm chưa đáp ứng; kỹ thuật bảo quản hiện vật còn đơn giản… là những khó khăn, hạn chế trong thực hiện công tác bảo tàng hiện nay. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật là việc làm hết sức cần thiết và cấp thiết trong xu thế ứng...

Vở cải lương “Giọt máu oan cừu”: Tái hiện khúc bi tráng một thời mưa bom bão đạn

Vẫn còn vài ghế trống khán giả do vở thi diễn vào buổi sáng, tuy nhiên đa số đã đến thì đều xem hết suất diễn, không bỏ về giữa chừng! Rồi những tràng pháo tay tán thưởng mỗi khi Đại úy Hoàng Anh (nghệ sĩ Lâm Minh Nghiêm đóng), bà Minh (nghệ sĩ Hoài Thương) dứt câu vọng cổ chạm cảm xúc khán giả bởi chất chứa tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, tình mẫu tử... Tất cả...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024: “Ðiểm vàng” cho “Trước bình minh”

Chọn một kịch bản sân khấu từng rất thành công để dàn dựng mới, tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024, Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu đã mang đến một vở diễn thật đẹp và bi hùng. Khán giả đã dành "điểm vàng" cho "Trước bình minh" qua những tràng pháo tay, những giọt nước mắt. Nghệ sĩ Giang Tuấn vai Mười Hùng và nghệ sĩ Hồng Nhiên vai Hai Ngọc trong vở "Trước bình minh". Khán...

Tin nổi bật

Tin mới nhất