Powered by Techcity

Kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024


(MPI) – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 0 giờ 01/4/2024 nhằm thu thập thông tin về dân số và nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021-2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2026-2030; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

 
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, dân số Việt Nam thời điểm ngày 01/4/2024 là 101.112.656 người. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Sau 5 năm, kể từ năm 2019 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 4,9 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2019-2024 là 0,99%/năm, giảm 0,23 điểm phần trăm so với giai đoạn 2014-2019 (1,22%/năm).

Trong tổng dân số cả nước, dân số nam là 50.346.030 người, chiếm 49,8%; dân số nữ là 50.766.626 người, chiếm 50,2%; dân số thành thị là 38.599.637 người, chiếm 38,2%; dân số nông thôn là 62.513.019 người, chiếm 61,8%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2019-2024 là 3,06%/năm, gấp 1,5 lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị của cả nước giai đoạn 2014-2019 (2,02%).

Cả nước có 28.146.939 hộ dân cư, tăng gần 1,3 triệu hộ so với năm 2019, tăng 3,9 triệu hộ so với năm 2014 và gấp khoảng 1,25 lần so với 15 năm trước (năm 2009).

Mật độ dân số của Việt Nam là 305 người/km2, tăng 15 người/km2so với năm 2019. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Xinh-ga-po (8.539 người/km2) và Phi-li-pin (386 người/km2).

Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.126 người/km2 và 814 người/km2. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 140 người/km2 và 114 người/km2.

Tỷ số giới tính của dân số là 99,2 nam/100 nữ. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 96,7 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,7 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính có sự khác biệt theo các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 0-10 tuổi (110,2 nam/100 nữ) và thấp nhất ở nhóm từ 80 tuổi trở lên (53,8 nam/100 nữ). Tỷ số giới tính gần như cân bằng ở nhóm 40-49 tuổi (100,8 nam/100 nữ) và bắt đầu giảm xuống dưới 100 ở nhóm 50-59 tuổi (97,3 nam/100 nữ).

Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 24,0 triệu người, chiếm 23,7% tổng dân số cả nước; Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 6,2 triệu người, chiếm 6,2% dân số cả nước. Giai đoạn 2019-2024, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cao nhất cả nước (1,46%/năm); Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thấp nhất (0,29%/năm).

Cả nước có 19 tỉnh với quy mô dân số nhỏ, dưới 1 triệu người; 37 tỉnh có quy mô dân số từ 1 đến 2 triệu người; 7 tỉnh có quy mô dân số trên 2 triệu người. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có quy mô dân số lớn nhất, tương ứng là 8.685.607 người và 9.521.886 người). Chênh lệch về dân số giữa địa phương đông dân nhất cả nước (Thành phố Hồ Chí Minh) và địa phương ít dân số nhất cả nước (Bắc Kạn) là trên 29 lần (dân số của Bắc Kạn là 328.609 người).

Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với hai người trong độ tuổi lao động thì có một người phụ thuộc. Trong đó, tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 67,4% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2019), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi chiếm 23,3% (giảm 1,0 điểm phần trăm so với năm 2019) và tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,3% (tăng 1,6 điểm phần trăm so với năm 2019).

Chỉ số già hóa năm 2024 là 60,2%, tăng 11,4 điểm phần trăm so với năm 2019 và 16,9 điểm phần trăm so với năm 2014. Số lượng người già từ 60 tuổi trở lên là 14,2 triệu người, tăng 2,8 triệu người (tương ứng gấp 1,25 lần) so với năm 2019 và tăng 4,7 triệu người (tương ứng gấp 1,5 lần) so với năm 2014. Dự báo đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ xấp xỉ 18 triệu người, tăng gần 4 triệu người so với năm 2024.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 74,9%. Tình trạng hôn nhân phổ biến nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là “Có vợ/có chồng” (65,3%). Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số là 27,3, tăng 2,1 năm so với năm 2019, trong đó nam giới kết hôn muộn hơn nữ giới 4,2 năm (tương ứng là 29,4 năm và 25,2 năm). Nữ ở khu vực thành thị kết hôn muộn hơn đáng kể so với nữ ở khu vực nông thôn, chênh lệch tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ thành thị cao hơn của nữ nông thôn là 2,7 năm (26,8 năm so với 24,1 năm).

Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông đã có sự cải thiện rõ rệt về việc tăng tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi. Tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 98,7%, cấp trung học cơ sở (THCS) là 95,6% và trung học phổ thông (THPT) là 79,9%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp này lần lượt là 98,3%, 95,2% và 79,4%. Với kết quả này có thể nói Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục cấp tiểu học và tiệm cận gần đến mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục cấp THCS.

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học đã đạt ngưỡng cao và gần như không thay đổi đáng kể qua các năm, trong khi đó, năm 2024 tỷ lệ đi học chung cấp THCS và THPT tăng đáng kể so với năm 2019 (cấp THCS tăng 2,8 điểm phần trăm; cấp THPT tăng 7,6 điểm phần trăm).

Tổng số người tốt nghiệp THPT trở lên của cả nước chiếm 40% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, trong đó nam là 41,2%; nữ là 38,8%. Tỷ lệ dân số có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT trở lên đã tăng đáng kể, tăng 3,5 điểm phần trăm so với năm 2019 và tăng gần 15 điểm phần trăm so với năm 2014 (40,0% so với 25,4%).

Toàn quốc có 73,6% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT). Hay nói cách khác, có 26,4% dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam có CMKT; gần một nửa trong số đó là người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 11,6%). Tỷ lệ dân số có trình độ CMKT đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, tăng 7,2 điểm phần trăm so với năm 2019 và tăng 9,2 điểm phần trăm so với năm 2014.

Kết quả Điều tra DSGK năm 2024 cho thấy, số năm đi học bình quân của dân số Việt Nam là 9,6 năm, tăng nhẹ so với năm 2019 (9,0 năm). Trong đó, số năm đi học bình quân của nam giới cao hơn nữ giới 0,7 năm; số năm đi học bình quân của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 2,5 năm.

Số năm đi học kỳ vọng là 12,6 năm, tăng nhẹ so với năm 2019 (12,2 năm). Hầu như không có sự chênh lệch về số năm đi học kỳ vọng giữa nam và nữ, điều này phản ánh việc tiếp cận bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục về giới tính.

Tổng tỷ suất sinh (TFR) là 1,91 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế. Kể từ năm 2009 đến hết năm 2022, trong suốt gần 15 năm, mức sinh của Việt Nam giữ trạng thái tương đối ổn định xung quanh mức sinh thay thế. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, 2023-2024, mức sinh Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu giảm nhanh hơn. Năm 2023, TFR của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ và con số này giảm tiếp xuống còn 1,91 con/phụ nữ vào năm 2024.

TFR của khu vực thành thị là 1,67 con/phụ nữ, thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,08 con/phụ nữ). Có sự khác biệt đáng kể về mức sinh giữa các vùng kinh tế – xã hội trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao, cao hơn mức sinh thay thế (lần lượt là 2,34 con/phụ nữ, 2,24 con/phụ nữ). Hai vùng có mức sinh thấp và thấp hơn mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (lần lượt là 1,48 con/phụ nữ, 1,62 con/phụ nữ).

Tỷ suất sinh thô (CBR) của Việt Nam năm 2024 là 13,5 trẻ sinh sống/1000 dân. Chỉ số này ở khu vực thành thị là 12,8 trẻ sinh sống/1000 người dân; ở khu vực nông thôn là 13,9 trẻ sinh sống/1000 người dân).

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của Việt Nam là 111,4 bé trai/100 bé gái, cao hơn khá nhiều so với mức cân bằng là khoảng 106 bé trai/100 bé gái. Tình trạng SRB ở mức cao này đã quan sát được từ nhiều năm nay ở Việt Nam. Điều này là bằng chứng về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh kéo dài khá lâu ở Việt Nam và những cảnh báo về hệ lụy của sự mất cân bằng giới tính khi sinh cùng với sự quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm xóa bỏ sự can thiệp có chủ đích trong lựa chọn giới tính khi mang thai ở Việt Nam trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa được khắc phục./.

Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-6/Ket-qua-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-giua-ky-nam-2024nbhom0.aspx

Cùng chủ đề

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2024

Đặc sắc văn hóa Các sự kiện quy mô lớn được tổ chức xuyên suốt trong năm 2024 Là nơi hội tụ bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú của cộng đồng 7 dân tộc, trong đó dân tộc Tày chiếm đến 52,58%, năm 2024, tại "Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn", ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dàn dựng, biên đạo và giới thiệu, quảng bá màn trình diễn văn hóa phi vật...

Bắc Kạn có thêm 3 sản phẩm OCOP 4 sao

 Sản phẩm Trà Hoa vàng của Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao BK FOODS Theo đó, năm 2024, tỉnh có thêm 3 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP, gồm: 1. Trà bí thơm Ba Bể của Hợp tác xã Yến Dương, xã Yến Dương, huyện Ba Bể. 2. Trà Hoa vàng của Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao BK FOODS, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông. 3. Bạch trà tiên Ngọc Thắng của Công ty TNHH Phát...

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị Trong năm 2024, Khối thi đua đã chủ động triển khai các phong trào thi đua theo kế hoạch, nổi bật là các đơn vị trong Khối thi đua đã chung tay vận động tiếp nhận ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại cơn bão số 3 và triển khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Bắc Kạn quan tâm xây dựng chính sách đất đai ở địa phương

Tạo hành lang pháp lý về đất đai đồng bộ, chặt chẽ Hằng năm, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ nguồn lực đất đai. Đặc biệt, ngay sau khi Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành, tỉnh đã khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trên địa bàn tỉnh, tạo hành lang pháp lý...

Cùng tác giả

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2024

Đặc sắc văn hóa Các sự kiện quy mô lớn được tổ chức xuyên suốt trong năm 2024 Là nơi hội tụ bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú của cộng đồng 7 dân tộc, trong đó dân tộc Tày chiếm đến 52,58%, năm 2024, tại "Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn", ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dàn dựng, biên đạo và giới thiệu, quảng bá màn trình diễn văn hóa phi vật...

Bắc Kạn có thêm 3 sản phẩm OCOP 4 sao

 Sản phẩm Trà Hoa vàng của Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao BK FOODS Theo đó, năm 2024, tỉnh có thêm 3 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP, gồm: 1. Trà bí thơm Ba Bể của Hợp tác xã Yến Dương, xã Yến Dương, huyện Ba Bể. 2. Trà Hoa vàng của Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao BK FOODS, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông. 3. Bạch trà tiên Ngọc Thắng của Công ty TNHH Phát...

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị Trong năm 2024, Khối thi đua đã chủ động triển khai các phong trào thi đua theo kế hoạch, nổi bật là các đơn vị trong Khối thi đua đã chung tay vận động tiếp nhận ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại cơn bão số 3 và triển khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Bắc Kạn quan tâm xây dựng chính sách đất đai ở địa phương

Tạo hành lang pháp lý về đất đai đồng bộ, chặt chẽ Hằng năm, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ nguồn lực đất đai. Đặc biệt, ngay sau khi Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành, tỉnh đã khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trên địa bàn tỉnh, tạo hành lang pháp lý...

Cùng chuyên mục

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị Trong năm 2024, Khối thi đua đã chủ động triển khai các phong trào thi đua theo kế hoạch, nổi bật là các đơn vị trong Khối thi đua đã chung tay vận động tiếp nhận ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại cơn bão số 3 và triển khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngành Ngoại giao năm 2025

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình và lãnh đạo một số sở, ngành, cơ quan, đơn vị và lãnh đạo các huyện, thành phố. Năm 2024, công tác đối ngoại và ngoại giao đã được triển khai chủ động, đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả, góp phần củng cố vững chắc môi trường hòa bình, ổn định...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Cần giải pháp phù hợp để duy trì mức sinh thay thế

Chênh lệch mức sinh thay thế giữa các vùng miền Tổng tỷ suất sinh ước thực hiện năm 2024 là 1,91 con/phụ nữ (giảm 0,05 con/phụ nữ so với năm 2023), không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 là 2,1 con/phụ nữ. Năm 2024, mức sinh tại thành thị (ước 1.67 con/phụ nữ) và nông thôn (ước 2.08 con/phụ nữ) tiếp tục dưới mức sinh thay thế. Trong hai thập kỷ vừa qua, xu hướng mức sinh thấp và...

Thực hiện “mục tiêu kép” xóa nhà tạm và hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau bão số 3

Dự và chỉ đạo cuộc họp có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thu Trang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa thông tin về tình hình tiếp nhận, phân bổ các nguồn quỹ  Theo báo cáo, tính đến hết ngày 20/12/2024, Quỹ cứu trợ tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận ủng hộ khắc phục hiệt...

Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc

Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam trong năm 2025Có 3 mốc tiến độ về đích của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 trong năm 2025 gồm: 30/4; 2/9 và 31/12/2025. Thi công xây dựng hầm Tuy An tại Dự án thành phần cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong. Đây là thông tin được Bộ GTVT đưa ra trong Báo cáo tổng...

Khẩn trương thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về sáp nhập thôn, tổ dân phố

Quyết tâm cao sớm ổn định bộ máy ở thôn, tổ dân phố Ngay sau Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh đã tiếp xúc cử tri các địa phương để thông báo kết quả Kỳ họp và lắng nghe ý kiến của cử tri, trong đó đã ghi nhận nhiều ý kiến kiến nghị liên quan đến Nghị quyết về sáp nhập thôn, tổ dân phố. Các địa phương đồng tình với chủ trương của tỉnh, song cũng còn một...

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024

Dự Hội nghị tại điểm cầu Bắc Kạn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thu Trang, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và một số sở, ngành có liên quan. Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bắc Kạn Trong năm 2024, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Tỷ...

Người dân thôn Tà Han bốc thăm vị trí nhà ở mới tại Khu tái định cư

Người dân Tà Han tham quan và nghe giới thiệu về sơ đồ, thiết kế của căn nhà Khu tái định cư thôn Tà Han được Bộ Quốc phòng hỗ trợ kinh phí xây dựng, Quân khu 1 giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn làm chủ đầu tư. Khu tái định cư được thiết kế chia làm 2 cấp, tổng diện tích 14.790 m²; mỗi căn nhà có diện tích khoảng 120 m2 với kết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất