Powered by Techcity

Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ góp phần giảm nghèo bền vững


Dự Hội thảo còn có các đồng chí: Nguyễn Thị Diệu Trinh – Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tại Việt Nam; đại diện Ban Quản lý Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng; đại diện Ban Quản lý Dự án Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan; lãnh đạo UBND các huyện hưởng lợi từ Dự án; một số hợp tác xã và tổ hợp tác tiêu biểu…





Toàn cảnh Hội thảo

Dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2024 với tổng số vốn là  37,506 triệu USD (tương đương 840,129 tỷ VNĐ). Trong đó, vốn vay của IFAD là 21,25 triệu USD (tương đương 476 tỷ VNĐ, chiếm 56,7%); đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 11,039 triệu USD (tương đương 247,265 tỷ VNĐ, chiếm 29,4%) gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương cấp và vốn lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia khác; vốn đối ứng của người hưởng lợi là 5,217 triệu USD (tương đương 116,864 tỷ VNĐ, chiếm 13,9%).

Mục tiêu chung của Dự án CSSP là góp phần giảm nghèo bền vững ở Bắc Kạn. Mục đích phát triển của Dự án là cải thiện thu nhập bền vững và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của các nộ nông dân nghèo và cận nghèo tại các xã dự án mục tiêu. Dự án được triển khai tại 35 xã thuộc 5 huyện gồm Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Na Rì và Bạch Thông.





Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nông Quang Nhất phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nông Quang Nhất cho biết, Dự án CSSP là dự án thứ hai của tỉnh Bắc Kạn sử dụng vốn vay ODA từ IFAD. Đây là dự án tiếp cận theo hướng hỗ trợ sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm từ Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp (3PAD) với mục tiêu “Nâng cao thu nhập và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của hộ nghèo và cận nghèo tại các xã mục tiêu của Dự án một cách bền vững”.

Dự án được triển khai trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, đại dịch Covid-19 hết sức phức tạp, kéo dài dẫn đến giãn cách xã hội; dịch tả lợn Châu Phi diễn ra trên diện rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất – kinh doanh và đời sống người dân. Cùng với đó là sự thay đổi của chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; sự thay đổi về tiêu chí đánh giá hộ nghèo. Những tác động và thay đổi đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ thực hiện, kết quả đạt được các chỉ số mục tiêu và hiệu quả của Dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn.

Sau 7 năm thực hiện, Dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả nhất định, hoàn thành mục tiêu đề ra, thể hiện thông qua số lượng các đối tượng hưởng lợi từ Dự án có mức thu nhập tăng và giảm tỷ lệ hộ nghèo; nhiều chỉ số đã đạt và vượt so với Văn kiện dự án được phê duyệt. Dự án đã góp phần làm chuyển đổi về nhận thức của chính quyền, đoàn thể và người dân về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo chuỗi thích ứng với biến đổi khí hậu.

Qua thực hiện Dự án, quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội có sự tham gia theo định hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (MOP-SEDP) ở cấp xã, cấp huyện đã được UBND tỉnh thể chế hóa và nhân rộng ra toàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của tỉnh.

Dự án đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho trên 9.600 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và 180 cộng đồng với diện tích gần 38.000 ha tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn và Na Rì; tài trợ xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai của hai huyện Ba Bể, Pác Nặm; hỗ trợ xây dựng 229 công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu là các tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài hơn 300 km.

Thực hiện Dự án, đã có 613 tổ/nhóm hợp tác sản xuất theo chuỗi được thành lập và liên kết với các đơn vị doanh nghiệp/hợp tác xã chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng bao tiêu; nhiều mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu được triển khai hiệu quả; 569 tổ hợp tác được hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh; 9 đơn vị doanh nghiệp/hợp tác xã được hỗ trợ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ dân nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng Dự án.

Dự án đã đạt được mục tiêu tổng quát là góp phần giảm nghèo bền vững tại Bắc Kạn với thành tích giảm 29,94% tỷ lệ nghèo đa chiều, đạt 119,76% so với mục tiêu giảm 25% ban đầu. Tuy nhiên, đánh giá mức độ kết quả, tác động và tính bền vững trong quá trình thực hiện Dự án còn một số hạn chế như kết quả của một số ít hoạt động chưa đạt chỉ tiêu về số lượng; mức độ nhân rộng các kết quả, dự án tại các địa phương chưa cao…

Tại Hội thảo, đại biểu nghe báo cáo tham luận về kinh nghiệm lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng thị trường, có sự tham gia và thích ứng với biến đổi khí hậu hằng năm cấp xã; kinh nghiệm để duy trì, phát triển mối liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa hợp tác xã với các hộ sản xuất để ổn định và phát triển vùng nguyên liệu; vai trò của người lãnh đạo tổ hợp tác trong công tác quản lý, vận hành tổ hợp tác; chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Bến Tre trong thực hiện Dự án phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 – 2027…





Đ/c Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phương Thị Thanh phát biểu tại Hội thảo

Đến dự và phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phương Thị Thanh đánh giá, Dự án CSSP đã đóng góp rất lớn trong việc thay đổi tư duy sản xuất của người dân tỉnh Bắc Kạn; từ sản xuất tự cung tự cấp, người dân đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, có sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài mặc dù quy mô còn nhỏ. Qua thực hiện Dự án CSSP đã khai thác được lợi thế một số sản phẩm đặc hữu trên địa bàn tỉnh, tạo ra trên 200 sản phẩm OCOP, có được sản phẩm OCOP 5 sao và xuất khẩu; thu nhập bình quân đầu người của người dân được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống Nhân dân. Thực hiện Dự án CSSP, năng lực điều hành, kỹ năng công tác của đội ngũ cán bộ từ thôn đến huyện, tỉnh được nâng lên, nhất là tại các xã hưởng lợi từ Dự án đã có kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia…

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy cảm ơn nhà tài trợ đã tạo điều kiện quan tâm tới tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua; Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan đã giúp đỡ, hỗ trợ tỉnh thực hiện có hiệu quả Dự án.

Theo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, tỉnh Bắc Kạn đang có lợi thế tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước nhưng chưa tiếp cận được thị trường tín chỉ cac-bon; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đa chiều còn rất lớn; Chương trình OCOP đang được thực hiện thành công nhưng sản phẩm OCOP quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế. Đồng chí đề nghị Quỹ IFAD Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để tỉnh Bắc Kạn được tiếp cận, thực hiện dự án giai đoạn tiếp theo; tạo điều kiện để tỉnh Bắc Kạn để khai thác lợi thế nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.





Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nông Quang Nhất trao Bằng khen cho các tập thể 

có thành tích tiêu biểu trong triển khai Dự án CSSP Bắc Kạn giai đoạn 2017 – 2024

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân; Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh đã tặng Giấy khen cho 3 tập thể và 25 cá nhân đã có thành tích tiêu biểu trong triển khai Dự án CSSP Bắc Kạn giai đoạn 2017 – 2024./.



Nguồn: https://backan.gov.vn/Pages/du-an-ho-tro-kinh-doanh-cho-nong-ho-gop-phan-giam–52bd.aspx

Cùng chủ đề

Khai mạc Cuộc thi “tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024”

Tham dự Cuộc thi có 8 đội đại diện cho các Huyện, Thành đoàn trên địa bàn tỉnh. Phần thi chào hỏi Phát biểu khai mạc Cuộc thi, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Trần Công Luân nhấn mạnh, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là một trong những chương trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là những khu vực còn nhiều khó khăn, vùng...

Thúc đẩy tăng trưởng xanh để kiến tạo không gian phát triển bền vững

Ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh Lựa chọn không đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhiều năm nay, tỉnh Bắc Kạn kiên trì với phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư khoa học công nghệ cao nhằm phát triển xanh, bền vững. Với mục tiêu này, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tạo nền tảng, thay đổi...

HĐND tỉnh quyết định số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã năm 2025

Cán bộ, công chức cấp xã làm việc tại Bộ phận Một cửa xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông Theo đó, HĐND tỉnh quyết định số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Kạn năm 2025 là 2.188 người, cụ thể: Huyện Ba Bể 302 người; huyện Bạch Thông 277 người; huyện Chợ Đồn 402 người; huyện Chợ Mới 280 người; huyện Na Rì 340 người; huyện Ngân Sơn 211 người; huyện Pác Nặm 202 người; thành phố...

Sau sáp nhập, Bắc Kạn còn 939 thôn, tổ dân phố, tiểu khu

Thôn Nà Lại, Nà Vài (xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm) sáp nhập thành thôn Nà Vài (Ảnh: Người dân thôn Nà Lại nghe tuyên truyền việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố) Theo Nghị quyết số 93/NQ-HĐND của HĐND tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa X, Bắc Kạn thực hiện sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn năm 2024, cụ thể: Huyện Ba Bể: Sáp nhập 47...

Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

Trong những ngày này, lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn đang ra sức thi đua hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trong chuỗi các hoạt động ấy, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Trung đoàn 750 tổ chức Lễ trao tặng nhà chính sách cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Ngọc...

Cùng tác giả

Khai mạc Cuộc thi “tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024”

Tham dự Cuộc thi có 8 đội đại diện cho các Huyện, Thành đoàn trên địa bàn tỉnh. Phần thi chào hỏi Phát biểu khai mạc Cuộc thi, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Trần Công Luân nhấn mạnh, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là một trong những chương trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là những khu vực còn nhiều khó khăn, vùng...

Thúc đẩy tăng trưởng xanh để kiến tạo không gian phát triển bền vững

Ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh Lựa chọn không đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhiều năm nay, tỉnh Bắc Kạn kiên trì với phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư khoa học công nghệ cao nhằm phát triển xanh, bền vững. Với mục tiêu này, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tạo nền tảng, thay đổi...

HĐND tỉnh quyết định số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã năm 2025

Cán bộ, công chức cấp xã làm việc tại Bộ phận Một cửa xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông Theo đó, HĐND tỉnh quyết định số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Kạn năm 2025 là 2.188 người, cụ thể: Huyện Ba Bể 302 người; huyện Bạch Thông 277 người; huyện Chợ Đồn 402 người; huyện Chợ Mới 280 người; huyện Na Rì 340 người; huyện Ngân Sơn 211 người; huyện Pác Nặm 202 người; thành phố...

Sau sáp nhập, Bắc Kạn còn 939 thôn, tổ dân phố, tiểu khu

Thôn Nà Lại, Nà Vài (xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm) sáp nhập thành thôn Nà Vài (Ảnh: Người dân thôn Nà Lại nghe tuyên truyền việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố) Theo Nghị quyết số 93/NQ-HĐND của HĐND tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa X, Bắc Kạn thực hiện sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn năm 2024, cụ thể: Huyện Ba Bể: Sáp nhập 47...

Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

Trong những ngày này, lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn đang ra sức thi đua hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trong chuỗi các hoạt động ấy, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Trung đoàn 750 tổ chức Lễ trao tặng nhà chính sách cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Ngọc...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy tăng trưởng xanh để kiến tạo không gian phát triển bền vững

Ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh Lựa chọn không đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhiều năm nay, tỉnh Bắc Kạn kiên trì với phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư khoa học công nghệ cao nhằm phát triển xanh, bền vững. Với mục tiêu này, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tạo nền tảng, thay đổi...

Đầu tư công là động lực dẫn dắt trong phát triển kinh tế

Nguồn lực lớn cho phát triển kết cấu hạ tầng Trạm Y tế phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn được khởi công xây dựng từ tháng 11/2023 với tổng mức đầu tư gần 2,4 tỷ đồng. Công trình có tổng diện tích 984 m2 gồm nhà trạm 1 tầng với nhiều phòng chức năng, nhà bếp, nhà kho và các công trình phụ trợ. Sau 6 tháng khẩn trương thi công, công trình đã hoàn thành và...

Bắc Kạn có 2 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

Đại diện HTX Nông nghiệp Tân Thành nhận giải thưởng Mai An Tiêm cho sản phẩm Tinh bột nghệ nếp đỏ Tối 11/12, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã, trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Tại buổi lễ, 100 sản phẩm tiêu biểu của các hợp tác xã trên cả nước được trao giải thưởng Mai An Tiêm lần...

Tích cực phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể Phạm Ngọc Thịnh kiểm tra công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi tại xã Phúc Lộc Theo tổng hợp từ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 11/2024, toàn tỉnh Bắc Kạn có tổng đàn đại gia súc trên 56.000 con; tổng đàn lợn gần 156.000 con; tổng đàn dê trên 23.000 con … Để bảo vệ đàn vật nuôi, duy trì và phát triển tổng đàn, từ...

HĐND tỉnh giao chỉ tiêu nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế

Tỉnh Bắc Kạn phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 8,5% trở lên, trong đó công nghiệp tăng trưởng 13,5% trở lên  Theo Nghị quyết, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh năm 2025 và giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, huy động...

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách

Bám sát tiến độ, kịp thời tháo gỡ Ngay sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư vào cuối năm 2023, chủ đầu tư Dự án nhà máy sản xuất, gia công giày, dép, đế giày xuất khẩu Bắc Kạn tại Cụm Công nghiệp Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn là Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Bắc Kạn - Việt Nam đã bắt tay ngay vào triển...

Ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống

Với định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến, trong những năm qua, Bắc Kạn đã triển khai nhiều đề tài, dự án, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm...

Từng bước phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến tăng trưởng xanh

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế phát triển tất yếu của ngành Nông nghiệp. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 tại Quyết định số 885/QĐ-TTg nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong...

Huyện Ba Bể có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Miến dong Hoàng Mười của HTX Hoàng Mười, xã Mỹ Phương được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2024 Kết quả, 5/5 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: (1). Mật ong rừng Bắc Kạn của Hợp tác xã Nông lâm tổng hợp Địa Linh, xã Địa Linh. (2). Trà bí thơm của Hợp tác xã Nông lâm tổng hợp Địa Linh, xã Địa Linh. (3). Miến dong Hoàng Mười của Hợp tác xã Hoàng Mười, xã...

Chặng nước rút trên tuyến thành phố Bắc Kạn

Thảm bê tông nhựa những km cuối cùng trên đoạn tuyến từ thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể Đoạn tuyến từ thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể dài 37 km do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Đây là 1 trong 2 đoạn trên tuyến của Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất