Powered by Techcity

Độc đáo bánh chưng đen của người Dao Quế Lâm

Cùng với Tết Nguyên đán, rằm tháng bảy thì Tết thanh minh cũng là một trong những tết quan trọng của người Dao. Tết thanh minh của người Dao tổ chức vào ngày 15/2 âm lịch hằng năm. Tùy theo mỗi ngành Dao lại có những cách thể hiện việc tạ ơn, báo hiếu với tổ tiên, bậc sinh thành đã khuất khác nhau và một trong những cách đó chính là làm bánh để dâng lên tổ tiên trong ngày này. Với người Dao Quế Lâm, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, món bánh không thể thiếu trong ngày Tết thanh minh là bánh chưng đen làm từ gạo nếp nương.

Tết thanh minh năm nay, gia đình bà Triệu Thị Dất ở thôn Nà Lịn, xã Tân Lập lại quân quần bên nhau chuẩn bị các nguyên liệu như lá, thịt lợn ta, gạo nếp nương, đỗ… để cùng nhau gói những chiếc bánh chưng đen thắp hương cho tổ tiên. Với người Dao Quế Lâm ở đây, không biết từ bao giờ, bánh chưng đen đã trở thành thứ không thể thiếu để dâng lên tổ tiên, những người đã khuất trong ngày thanh minh. Điều đặc biệt là bánh chưng không gói bằng lá dong như nơi khác mà được gói cẩn thận, tỷ mỉ bằng lá cây chít mọc trong rừng.

“Để có được nguyên liệu làm bánh chưng đen, người Dao Quế Lâm phải trù liệu từ tháng 4, bắt đầu đi chọc lỗ, tra hạt trên nương rẫy. Tuy diện tích nương rẫy khan hiếm nhưng người Dao luôn dành ra một diện tích vừa đủ để trồng loại lúa nếp rất ngon, được chọn lọc kỹ càng từ mùa vụ trước, chuyên dùng để làm bánh chưng đen. Cái độc đáo ở bánh chưng đen của người Dao Quế Lâm là ở chất liệu tạo màu đen của bánh. Khác với một số loại bánh chưng đen của các dân tộc ít người khác, lấy màu đen cho bánh từ gạo nếp cẩm, người Dao Quế Lâm nhuộm nếp làm bánh từ cây lấy trong rừng người Dao gọi đó là Ìn Pâu Điắng, người Tày gọi cây mạy Piạt đem về đốt thành than, sau đó dã nhuyễn, say, sàng sẩy lọc lấy phần mịn nhất để trộn với gạo. Với cách làm này, bánh có thể để lâu mà không bị hỏng, ăn lại rất mát, tốt cho đường tiêu hóa” – bà Triệu Thị Dất cho biết.

Để có được màu đen của gạo, người Dao Quế Lâm lấy một loại cây từ trong rừng gọi là Ìn Pâu Điắng

Tuy nguyên liệu chế biến khá đơn giản, song để đảm bảo cho bánh có hương vị, đều màu sắc thì công đoạn chuẩn bị nguyên liệu lại tốn khá nhiều thời gian, nhất là khâu chuẩn bị bột than, người làm phải tạo được bột than màu đen bóng, mịn, vừa phải giữ được hương thơm của loại cây này. Bên cạnh đó, những bông lúa nếp chắc hạt sau khi thu hoạch từ nương sẽ được chọn lựa kỹ càng để đem sát chọn ra những hạt gạo đều và đẹp nhất để gói bánh.

Chị Triệu Thị Hạnh, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn chia sẻ, chị rất muốn học cách làm bánh để sau này còn dạy lại cho con cháu, theo chị, khó nhất là công đoạn làm than để trộn gạo, khi trộn gạo nếp phải thật đều tay sao cho màu đen của nước tro ngấm đều vào từng hạt gạo nếp. Số lượng tro dùng hòa với nước để trộn với số lượng gạo làm bánh phải có tỷ lệ tương xứng, hài hòa. Công đoạn gói bánh được xếp vào công đoạn quan trọng nhất vì nếu gói không khéo sẽ làm bánh không chặt, rơi gạo ra ngoài và không có hình dạng đẹp; thịt lợn làm nhân bánh cũng phải được dàn đều sao cho khi ăn, bánh cắt đến đâu cũng phải có thịt trong từng miếng đến đấy. Bánh chưng khi gói xong sẽ được xếp vào nồi đun trong 1 ngày để bánh nhừ, sau đó treo lên gác bếp chờ ráo nước.

Chiếc bánh chưng đen được gói thành hình trụ đều đặn và đẹp mắt

Bánh chưng đen của người Dao Quế Lâm do ông cha truyền lại và đã có từ rất lâu đời, ngày nay, tuy cách làm bánh cổ truyền đã có chút ít thay đổi, song ý nghĩa thì vẫn vẹn nguyên ở màu đen của bánh. Màu đen là biểu hiện mùa màng bội thu, đời sống của con người ngày càng no ấm; màu đen của bánh còn thể hiện sự hòa hợp của đất, trời và lòng người. Với những ý nghĩa đó nên trong lễ, tết và đặc biệt ngày Tết thanh minh của người Dao ở Nà Lịn không thể thiếu vắng chiếc bánh chưng đen.

Hiện nay, bánh chưng đen của người Dao Quế Lâm được làm bán ra thị trường khá nhiều, tuy nhiên, trong ngày Tết thanh minh thì các con cháu từ xa về tụ họp, các gia đình lại có dịp quây quần, các bà, các mẹ lại có dịp dạy cho con cháu làm món bánh của dân tộc, nhờ đó mà các lớp trẻ ở bản này vẫn đang tiếp nối món bánh truyền thống của dân tộc mình. Trong ngày Tết thanh minh, những người đi xa quê được đoàn tụ cùng gia đình, cùng đi tảo mộ người đã khuất và sum họp bên bữa cơm gia đình đầm ấm, vui vẻ./.

Thu Trang

Cùng chủ đề

Nâng mức hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Xã Nam Cường (Chợ Đồn) bị ngập lụt do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (Yagi) năm 2024 Hỗ trợ cho các hộ phải di dời để làm nhà mới ở địa điểm khác Tại Hướng dẫn số 202/HD-UBND ngày 27/3/2025, mức hỗ trợ cho các hộ phải di dời để làm nhà mới ở địa điểm khác đã được nâng từ 30 triệu đồng/hộ lên 60 triệu đồng/hộ so với quy định tại Hướng dẫn số 678/HD-UBND ngày 9/10/2024...

Đổi mới trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

Tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa X tổ chức tháng 7/2024 đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-HĐND về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết đã đề ra 5 mục tiêu, 5 giải pháp thực hiện, trong đó yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phát huy dân chủ ở cơ sở gắn liền với tăng cường pháp chế, bảo đảm...

Thầy thuốc trẻ Bắc Kạn tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh khám sức khỏe tình nguyện tại xã Yên Hân, huyện Chợ Mới Hội Thầy thuốc trẻ hiện có hơn 930 hội viên thuộc 10 chi hội. Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình “Thầy thuốc trẻ học tập, rèn luyện, nâng cao y đức”, “Thầy thuốc trẻ sáng tạo trong nghiên cứu khoa học”, Hội chú trọng thực hiện chương trình “Thầy thuốc trẻ vì sức khỏe cộng đồng” thông qua việc...

Kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900

Tự chủ, tự hào về đất và người Bắc Kạn Địa danh Bắc Kạn chính thức xuất hiện trong các văn bản vào thế kỷ XVII. Trên khu vực các dãy núi đá vôi Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm, từ rất sớm đã có con người cư trú. Điều đó góp phần khẳng định quá trình phát triển lâu dài và liên tục của con người trên đất Bắc Kạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Trên địa bàn...

Khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Các đơn vị, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, dột nát (Ảnh: Hỗ trợ làm nhà cho người dân tại xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn) Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bắc Kạn (lần 3), đồng chí Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo đã yêu cầu các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các đồng chí thành viên...

Cùng tác giả

Nỗ lực xây nhà mới cho hộ nghèo

Từ nhiều nguồn lực cùng với nỗ lực cao, tỉnh Bắc Kạn đã và đang đẩy nhanh tiến độ làm nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo. Nhờ đó, thời gian tới, có nhiều hộ nghèo sẽ có nhà mới để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn trao hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. (Ảnh: TUẤN SƠN) Ngày 29/12, tại khu tái định...

Dạy nghề giúp giảm nghèo ở Bắc Kạn

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng quê và giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Dạy nghề chăn nuôi tại huyện Na Rì. (Ảnh: THU TRANG) Theo thống kê, lao động nông thôn trên địa bàn Bắc Kạn hiện chiếm 75% dân số. Ðể người dân có sinh kế bền...

Bắc Kạn chào mời đầu tư 46 dự án

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thông tin, trong tháng 8, tỉnh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến, quảng bá đầu tư. Tại đây, Bắc Kạn sẽ giới thiệu thu hút đầu tư 46 dự án, trong đó lần đầu tiên các dự án tổ hợp sân golf được đưa ra mời gọi các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn giới thiệu tiềm năng đầu tư tại Nhật Bản. (Ảnh: PHƯƠNG THẢO) Danh mục dự án mời gọi...

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước khắc phục khó khăn để xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Tỉnh cũng hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp”. Tuyến đường sạch đẹp tại khu dân cư thôn Nà Nàng, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn. (Ảnh HƯƠNG DỊU) Với quan điểm xây dựng nông thôn mới phải bền vững, thực chất, Bắc Kạn chỉ...

Bắc Kạn phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm thực hiện chiến lược phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, đến nay tại Bắc Kạn, nhiều cơ sở chế biến sản phẩm tham gia đều được đầu tư nâng cấp, mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, dần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Giới thiệu sản phẩm cho du khách tại Hợp tác xã miến dong...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực xây nhà mới cho hộ nghèo

Từ nhiều nguồn lực cùng với nỗ lực cao, tỉnh Bắc Kạn đã và đang đẩy nhanh tiến độ làm nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo. Nhờ đó, thời gian tới, có nhiều hộ nghèo sẽ có nhà mới để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn trao hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. (Ảnh: TUẤN SƠN) Ngày 29/12, tại khu tái định...

Dạy nghề giúp giảm nghèo ở Bắc Kạn

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng quê và giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Dạy nghề chăn nuôi tại huyện Na Rì. (Ảnh: THU TRANG) Theo thống kê, lao động nông thôn trên địa bàn Bắc Kạn hiện chiếm 75% dân số. Ðể người dân có sinh kế bền...

Bắc Kạn chào mời đầu tư 46 dự án

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thông tin, trong tháng 8, tỉnh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến, quảng bá đầu tư. Tại đây, Bắc Kạn sẽ giới thiệu thu hút đầu tư 46 dự án, trong đó lần đầu tiên các dự án tổ hợp sân golf được đưa ra mời gọi các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn giới thiệu tiềm năng đầu tư tại Nhật Bản. (Ảnh: PHƯƠNG THẢO) Danh mục dự án mời gọi...

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước khắc phục khó khăn để xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Tỉnh cũng hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp”. Tuyến đường sạch đẹp tại khu dân cư thôn Nà Nàng, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn. (Ảnh HƯƠNG DỊU) Với quan điểm xây dựng nông thôn mới phải bền vững, thực chất, Bắc Kạn chỉ...

Bắc Kạn phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm thực hiện chiến lược phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, đến nay tại Bắc Kạn, nhiều cơ sở chế biến sản phẩm tham gia đều được đầu tư nâng cấp, mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, dần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Giới thiệu sản phẩm cho du khách tại Hợp tác xã miến dong...

Gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”, trong đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt, tạo động lực thúc đẩy xây dựng hệ thống chính trị. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tạo cơ sở vững chắc củng cố vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng. Thành phố Bắc Kạn tăng cường...

Na Hang hồ vinh xanh giữa đại ngàn

Nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 108km về phía Bắc, Na Hang là một huyện miền núi nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Na Hang thực sự là miền đất cổ tích của xứ thành Tuyên. Bên lòng hồ Na Hang, những bản làng người Dao, Tày, Nùng còn nguyên sơ đậm nét bản địa đang đợi chờ được du khách khai mở...

Mặn mòi cá nướng bản Pác Ngòi

Nước hồ Ba Bể trong xanh, quang cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc. Không chỉ nổi tiếng non nước hữu tình mà nơi đây còn được biết đến bởi món ăn có mặt từ rất lâu trong đời sống ẩm thực của người Tày. Đó là cá nướng còn đậm nguyên vị mặn mòi của lòng hồ Ba Bể...

Lạ miệng món bánh chưng nhân cá chép ở Bắc Kạn, cả năm chỉ có một lần

Khác với bánh chưng truyền thống, bánh chưng của một bộ phận người Tày ở Bắc Kạn chỉ xuất hiện vào đúng dịp rằm tháng 7 với phần nhân lạ miệng làm từ cá chép đồng, luộc trong nhiều giờ để bánh chín mềm nhừ, dậy mùi thơm nức mũi. Ở Bắc Kạn, ngoài những đặc sản nổi tiếng như tôm chua Ba Bể, bánh coóc mò, xôi đăm đeng, ra sắng (rau ngót rừng), miến dong Na Rì, thịt...

Cẩm nang du lịch Bắc Kạn

Bắc Kạn thuộc vùng Đông Bắc, có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, giáp các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang, có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt. Nhiệt độ cao nhất trong mùa hè khoảng 35 độ C, thấp nhất vào mùa đông 7-8 độ C. Mùa hè (tháng 5 đến 7) là thời điểm đẹp nhất để đến Bắc Kạn khi trời khô ráo, nhiệt độ thấp hơn từ 3...

Tin nổi bật

Tin mới nhất