Powered by Techcity

Tuyên Quang: Người có uy tín xứng đáng với niềm tin của đồng bào DTTS

Ông Nông Văn Sông, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín ở thôn Nà Coóc hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây ngô. Ảnh LD
Ông Nông Văn Sông, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín ở thôn Nà Coóc hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây ngô. Ảnh LD

Người có uy tín “dẫn đường” trên mọi lĩnh vực

Xã Thanh Tương, huyện Na Hang được công nhận là xã nông thôn mới từ năm 2020 nhưng không phải tất cả các thôn trên địa bàn xã đều thuận lợi về mọi mặt. Đặc biệt là với thôn Nà Cóc thuộc diện thôn vùng 3 (đặc biệt khó khăn) với 96% dân số là người Tày, để vươn lên theo kịp các thôn vùng ngoài, phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của Người có uy tín, kiêm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Nà Cóc – Nông Văn Sông.

Do nằm ở vùng lõi rừng đặc dụng, đất canh tác sản xuất hạn chế nên từ vài chục năm về trước, đồng bào Tày ở thôn Nà Cóc đã tập trung đẩy mạnh nuôi trâu. Với vai trò là “đầu tàu” của thôn, ông Nông Văn Sông đã vận động người dân chuyển từ phương thức chăn thả rông sang chăn nuôi trâu sinh sản bán chăn thả, trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu. Để dân tin và làm theo, ông đã gương mẫu đi đầu trong chăn nuôi trâu sinh sản bán chăn thả, trồng cỏ voi trên diện tích 2.000m2.

Ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Qua các đợt đi tham quan hoặc hội nghị tập huấn, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có cơ hội tham quan, học tập các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả; giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Đó là cơ hội, động lực cho Người có uy tín tự nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng góp phần phát huy vai trò, vị thế trong vận động đồng bào DTTS, gìn giữ khối đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh; giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp và thực hiện hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Hiện nay, đàn trâu của cả thôn Nà Coóc lên tới 120 con. Ông Sông cho biết, trâu ở Nà Coóc ít mắc dịch bệnh, nguồn thức ăn cỏ voi phong phú nên trâu phát triển tốt. Trong thôn Nà Cóc có ông Mạc Văn Quan đã gắn bó với nghề nuôi trâu sinh sản từ 20 năm nay. Được Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín vận động trồng thêm cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho trâu, ông Quan đã trồng 4ha cỏ voi và duy trì đàn trâu 6 con. Tuy giá trâu hiện nay không được như trước, nhưng hàng năm gia đình vẫn có thu nhập khoảng 30 triệu đồng từ chăn nuôi.

Nhờ phát triển chăn nuôi trâu sinh sản nên nhiều hộ trong thôn có thu nhập khá, tỷ lệ hộ nghèo của thôn hiện nay chỉ còn 19%. Bên cạnh việc vận động phát triển kinh tế, ông Sông còn vận động Nhân dân chuyển đổi vùng đất trồng ngô, sắn sang phát triển cây cam. Gia đình anh Lường Văn Hoan là một trong những hộ đầu tư trồng cam sớm từ năm 2017. Với nguồn vốn bỏ ra ban đầu gần 100 triệu đồng để cải tạo đất, anh Hoan đã liên kết cùng các vườn cam lớn tại xã Phù Lưu (Hàm Yên) trồng cam sành theo hướng liên kết bao tiêu sản phẩm. Do hợp đất, cây cam lớn nhanh, ít sâu bệnh, vụ cam đầu năm 2022, anh Hoan thu được hơn chục tấn cam và tăng dần lên hơn 30 tấn vào năm 2023, dự kiến 40 tấn trong năm 2024 này. Doanh thu mỗi năm đạt từ 100-150 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Bên cạnh việc vận động phát triển kinh tế, ông Sông còn vận động Nhân dân đóng góp tiền của, ngày công lao động và hiến đất để xây dựng 2 cầu qua suối; bê tông hóa gần 100% các tuyến đường nội thôn, liên thôn. Từ năm 2017 đến nay, ông cùng với các hộ dân trong thôn nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ. Nhiều năm nay, rừng ở Nà Coóc được bảo vệ nghiêm ngặt, không có phá rừng, đốt rừng, cháy rừng xảy ra.

Còn tại thôn Na Tang, xã Hùng Lợi, huyện Hàm Yên, đồng bào Mông nhắc đến ông Lầu Văn Thào, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín với tấm lòng biết ơn, nể phục. Theo lời kể của ông Thào, cách đây khoảng 5 năm về trước, thôn Nà Tang vẫn thường xảy ra tình trạng tảo hôn. Những cặp vợ chồng vị thành niên chưa có kiến thức về sức khỏe sinh sản, chưa đủ khả năng gánh vác kinh tế cũng như tổ chức cuộc sống gia đình nên khi kết hôn sớm thì xảy ra nhiều hệ lụy: sinh con ra còi cọc, nheo nhóc, cuộc sống kinh tế gia đình khó khăn, vất vả nên vợ chồng thường lục đục…

Với vai trò là Người có uy tín ở thôn, ông Thào đã đến từng nhà tuyên truyền, vận động, giải thích cho các bậc phụ huynh cũng như các cháu đang độ tuổi vị thành niên hiểu được tác hại của tảo hôn để phòng tránh, tập trung vào học hành, chỉ kết hôn khi đủ tuổi pháp luật quy định. Nhờ cách tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu”, từ năm 2022 đến nay, thôn Nà Tang đã không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Cũng theo ông Thào, người Mông có tính cộng đồng rất cao và đặt niềm tin vào Người có uy tín. Để bà con tin, thì ông cũng phải làm gương, tiên phong dẫn lối từ phát triển kinh tế gia đình, đến những công việc của thôn, bản. Ông Thào chia sẻ: “Mình làm mang tinh thần của đảng viên không nề hà, không vụ lợi nên người dân thấy nể mà nghe, làm theo thôi!”. Và rồi chính từ đây những nhân tố tốt, tích cực đã được Bí thư Chi bộ Lầu Văn Thào phát hiện, giới thiệu cho tổ chức Đảng và cũng chính ông là người giúp đỡ cho các quần chúng ưu tú sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan, do nghệ nhân, Người có uy tín Hoàng Thị Yên làm Chủ nhiệm
CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan, do nghệ nhân, Người có uy tín Hoàng Thị Yên làm Chủ nhiệm

Cũng là Người có uy tín nhưng bà Hoàng Thị Yên, thôn 14, xã Kim Phú (TP. Tuyên Quang) lại có điểm mạnh về lĩnh vực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. 14 năm làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ (CLB) giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan của thôn 14 (từ năm 2012 đến nay), bà Yên đã vận động người dân, thành viên câu lạc bộ giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Cao Lan như sưu tầm, luyện tập và biểu diễn các điệu múa, làn điệu Sình ca, giữ gìn nét đẹp làm bánh trong các ngày lễ, tết. CLB hiện có trên 50 thành viên tích cực tham gia. Nhờ đó, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc đồng bào dân tộc Cao Lan tại địa phương phát triển mạnh.

Quan tâm, thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín

Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 1.100 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, Người có uy tín luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tin tưởng bởi sức ảnh hưởng lớn trong công tác truyên truyền, vận động đồng bào thực hiện theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Những tấm gương Người có uy tín được cộng đồng đánh giá cao và trân trọng ghi nhận, xứng đáng với niềm tin của Đảng, chính quyền và người dân.

Phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín, tỉnh Tuyên Quang thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, như: Thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ, tết, ốm đau, đám hiếu; cấp phát một số tờ báo miễn phí cho Người có uy tín; đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Người có uy tín, nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. Tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt đi tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế tại các địa phương để mở mang, nâng cao kiến thức cho Người có uy tín, từ đó trở về địa phương phát huy tốt vai trò của mình trên mọi lĩnh vực.

Cụ thể, từ năm 2021 – 2024, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức trên 30 hội nghị cung cấp thông tin cho trên 1.440 lượt Người có uy tín về tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác dân vận trong đồng bào DTTS; phổ biến giáo dục pháp luật; phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Mới đây nhất là Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền pháp luật và bồi dưỡng kiến thức pháp luật năm 2024 cho 240 trưởng thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Chiêm Hoá và Hàm Yên được tổ chức tại TP. Tuyên Quang. Thông tin cung cấp cho Người có uy tín trở thành những cẩm nang, nguồn tư liệu để người có uy tín vận dụng, phát huy tốt vị trí, vai trò của mình tại địa phương trên các lĩnh vực trong cộng đồng đồng bào DTTS.

Người có uy tín Huyện Lâm Bình đi thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình vườn du lịch sinh thái tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên.
Người có uy tín Huyện Lâm Bình đi thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình vườn du lịch sinh thái tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên.

Trong năm 2024, Ban Dân tộc đã tổ chức đưa Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đi học tập kinh nghiệm một số mô hình xây dựng nông thôn mới, mô hình giảm nghèo tại một số tỉnh miền Trung, như: Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận (tháng 5- 6) và tổ chức Đoàn Người có uy tín đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác vận động, tuyên truyền tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng (tháng12). Tại các nơi đến, Đoàn đại biểu Người có uy tín được lắng nghe, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đối với với công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Sơn Dương (Tuyên Quang): Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào DTTS

Nguồn: https://baodantoc.vn/tuyen-quang-nguoi-co-uy-tin-xung-dang-voi-niem-tin-cua-dong-bao-dtts-1734224750611.htm

Cùng chủ đề

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách

Bám sát tiến độ, kịp thời tháo gỡ Ngay sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư vào cuối năm 2023, chủ đầu tư Dự án nhà máy sản xuất, gia công giày, dép, đế giày xuất khẩu Bắc Kạn tại Cụm Công nghiệp Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn là Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Bắc Kạn - Việt Nam đã bắt tay ngay vào triển...

Ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống

Với định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến, trong những năm qua, Bắc Kạn đã triển khai nhiều đề tài, dự án, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm...

Bắc Kạn ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự Lễ ra quân có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; Đại tá Hà Văn Tuyên - Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ Công an, dân quân tự vệ, cán bộ, công nhân viên chức lao động, đoàn viên, thanh niên. Đại tá Hà Văn Tuyên -...

Từng bước phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến tăng trưởng xanh

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế phát triển tất yếu của ngành Nông nghiệp. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 tại Quyết định số 885/QĐ-TTg nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong...

Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số

Hội Khuyến học tỉnh cho biết, mục tiêu của Phong trào “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, tầm quan trọng của việc tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ chuyển đổi số đối với mỗi cá nhân, gia đình - một trong những yếu tố...

Cùng tác giả

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách

Bám sát tiến độ, kịp thời tháo gỡ Ngay sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư vào cuối năm 2023, chủ đầu tư Dự án nhà máy sản xuất, gia công giày, dép, đế giày xuất khẩu Bắc Kạn tại Cụm Công nghiệp Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn là Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Bắc Kạn - Việt Nam đã bắt tay ngay vào triển...

Ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống

Với định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến, trong những năm qua, Bắc Kạn đã triển khai nhiều đề tài, dự án, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm...

Bắc Kạn ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự Lễ ra quân có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; Đại tá Hà Văn Tuyên - Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ Công an, dân quân tự vệ, cán bộ, công nhân viên chức lao động, đoàn viên, thanh niên. Đại tá Hà Văn Tuyên -...

Từng bước phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến tăng trưởng xanh

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế phát triển tất yếu của ngành Nông nghiệp. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 tại Quyết định số 885/QĐ-TTg nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong...

Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số

Hội Khuyến học tỉnh cho biết, mục tiêu của Phong trào “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, tầm quan trọng của việc tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ chuyển đổi số đối với mỗi cá nhân, gia đình - một trong những yếu tố...

Cùng chuyên mục

Bắc Kạn ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự Lễ ra quân có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; Đại tá Hà Văn Tuyên - Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ Công an, dân quân tự vệ, cán bộ, công nhân viên chức lao động, đoàn viên, thanh niên. Đại tá Hà Văn Tuyên -...

Hội nghị Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Toàn cảnh Hội nghị Hội nghị đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Kết luận số 09-KL/BCĐ ngày 24/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW; dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; dự thảo các đề án sắp xếp, tổ chức lại một số cơ quan cấp tỉnh; dự thảo báo cáo đề xuất phương án sắp xếp tổ chức...

Hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa X

Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa X Trên cơ sở các báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và các tờ trình, báo cáo trình tại Kỳ họp cùng báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh đã thảo luận, phân tích,...

Gặp mặt đại biểu uy tín vùng dân tộc thiểu số thành phố Bắc Kạn và huyện Ngân Sơn

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh thông tin đến đại biểu người có uy tín về tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Triệu Thị Thu Phương thông tin đến đại biểu người có uy tín Qua các báo cáo cho thấy, được sự quan tâm của Đảng,...

HĐND tỉnh xem xét, quyết định nhiều vấn đề kinh tế

Đại biểu thảo luận tại Tổ thảo luận số 3 Qua thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường, các đại biểu tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung UBND tỉnh trình tại Kỳ họp. Trong đó, đại biểu tập trung thảo luận về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh; về quy định thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí thực hiện mua sắm tài...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình trả lời chất vấn về thu hút đầu tư ngoài ngân sách, đẩy nhanh tiến độ các...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình trả lời chất vấn tại Kỳ họp Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo tiếp thu, làm rõ thêm về các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu và nội dung trả lời chất vấn của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, đồng thời báo cáo một số nội dung chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo...

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn về công tác triển khai Luật Đất đai, quản lý tài nguyên...

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Thanh Oai trả lời chất vấn đại biểu HĐND tỉnh Chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đại biểu cho biết, trong năm 2024, tỉnh giao nguồn thu từ tiền sử dụng đất là hơn 330 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số địa phương nguồn thu đạt thấp so với kế hoạch, dự ước chỉ đạt khoảng 195 tỷ đồng, đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi...

Chất vấn Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về vấn đề chuyển đổi số, lõm sóng viễn thông, an ninh mạng

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn đại biểu Chất vấn Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, đại biểu dẫn báo cáo của UBND tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn 42 thôn, bản lõm sóng di động, đề nghị đồng chí Giám đốc Sở nêu giải pháp phủ sóng di động cho các thôn, bản lõm sóng di động trong thời gian tới? Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở...

Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người

Dự Hội nghị tại điểm cầu Bắc Kạn có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh. Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Bắc Kạn Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án "Đưa nội dung về quyền con...

Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh thảo luận, thông qua các Nghị quyết quan trọng

Tập trung thảo luận về Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh năm 2024, đại biểu đề nghị UBND tỉnh đánh giá sâu hơn ảnh hưởng của cơn bão số 3 tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh. Đề nghị cần tăng cường công tác kiểm điểm, đánh giá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất