Powered by Techcity

Thanh niên miền núi giúp nhau thoát nghèo


375941935_3727453687541313_2527572374585652908_n.jpg
Anh Cường có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi cá tầm, cá hồi.

Sau 10 năm thành lập và phát triển, đến nay, HTX Tú Hương ở thôn Tham Không, xã Quang Phong (Na Rì) đã gặt hái được nhiều thành công, mức thu nhập 80 – 100 triệu đồng/tháng. Trong đó, thu nhập của thành viên, người lao động chính thức đạt 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Anh Lại Văn Tú, Giám đốc HTX Tú Hương, cho biết: Năm 2014, sau khi khảo sát, tính toán kỹ lưỡng, anh và gia đình quyết định đầu tư hơn 230 triệu đồng để mở xưởng sản xuất và dạy nghề mộc dân dụng. Lúc mới đi vào sản xuất, anh nhắm vào các đối tượng khách hàng là các công trình dân sinh, nhà ở, chuyên sản xuất và hoàn thiện trần nhà sàn, ván sàn, khuôn, cửa, giường tủ, bàn ghế. Nhờ uy tín và chất lượng, nên anh trở thành đơn vị tin cậy của người dân trong và ngoài xã.

Vừa sản xuất sản phẩm, anh vừa tạo điều kiện cho học viên học nghề và làm việc để có thêm thu nhập. Học viên đang học việc ở HTX hiện đang có mức thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng. Sau khi học xong, học viên có thể được giữ lại làm việc hoặc sẽ hỗ trợ để mở xưởng riêng. Sự hiệu quả trong sản xuất và đào tạo nghề, năm 2017, anh thành lập HTX và nhận được nhiều chính sách hỗ trợ để mở rộng sản xuất và kết nối, ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài huyện.

Anh Lại Văn Tú, Giám đốc HTX Tú Hương chia sẻ: “Thấy thanh niên địa phương không có việc làm, phải đi làm việc ở các công ty liên doanh, khu công nghiệp nên tôi mở xưởng để thu hút các thanh niên vào cùng làm. Hơn nữa, trước kia gỗ rừng trồng của người dân bán cho thương lái dưới xuôi với giá rất rẻ. Do vậy tôi tận dụng nguồn gỗ rừng trồng từ các dự án, thu mua và chế biến để tăng thu nhập và nâng cao giá trị gỗ cho người dân địa phương”.

Cũng là người tiên phong trong phát triển kinh tế ở địa phương, anh Đặng Hành Dũng ở thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương (Ba Bể) không chỉ tìm ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho bản thân, mà còn giúp cuộc sống của nhiều thanh niên khác thay đổi. Anh Dũng cho hay: “Thời gian đầu mới nuôi cá tầm, cá hồi vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc nên cá còi cọc, có thời điểm còn bị chết hàng loạt. Không khuất phục trước khó khăn, thách thức, anh tiếp tục mua con giống về nuôi. Cùng với đó, đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trong và ngoài tỉnh, sau đó áp dụng vào chăn nuôi mô hình của mình, nhờ vậy mà đàn cá của anh ngày càng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất, sản lượng cao”.

Hiện, gia đình anh có hơn 30 bể cá, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường khoảng hơn 20 tấn cá. Năm 2023, mô hình mang lại doanh thu hơn 02 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 01 tỷ đồng. Mô hình đã tạo việc làm thường xuyên cho 04 lao động địa phương với mức thu nhập 5 – 6 triệu đồng/tháng.

Nhận thấy nhiều người có mong muốn phát triển mô hình giống mình, anh đã vận động và cùng với 07 bạn trẻ khác thành lập HTX nuôi cá hồi, cá tầm với quy mô khoảng 5.000m2, gần 50 bể nuôi và được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Giám đốc HTX.

Anh Triệu Tiến Vượng (SN 1999) là thành viên HTX Cá hồi Cá tầm Pù Lầu tâm sự: “Gia đình tôi là hộ nghèo lâu năm của bản, khi được anh Dũng và Đoàn thanh niên xã giúp đỡ, tôi đã mạnh dạn đầu tư xây bể và lấy cá giống về nuôi. Đến nay, mô hình nuôi cá của tôi đã được xuất bán, có nhiều tiểu thương vào mua tận nơi, gia đình không những thoát nghèo mà còn có thu nhập ngày càng ổn định, khấm khá hơn trước đây rất nhiều”.

Cùng được tận hưởng niềm vui như anh Vượng, đoàn viên anh Đặng Khải Cường- thành viên HTX Cá hồi Cá tầm Pù Lầu sau khi mạnh dạn đầu tư 800 triệu đồng để mua 1.000m2 đất, đầu tư xây bể nuôi cá hồi, đến nay trại cá của anh Cường có 10 bể và đang tiếp tục hoàn thiện thêm 03 bể nữa. Từ mô hình này đã giúp gia đình anh có thu nhập khá và vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Hoàng Văn Duẩn, Phó Chủ tịch UBND xã Yến Dương cho biết: “Anh Dũng không những là người tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế địa phương, mà còn giúp nhiều hộ dân khác thoát nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm, cá hồi. Sắp tới, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương”.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 76 HTX, 45 tổ hợp tác và hơn 500 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ, sản xuất hiệu quả, góp phần xây dựng, phát triển hơn 40 sản phẩm OCOP… Có thể thấy, thời gian qua, các mô hình kinh tế do thanh niên đứng chủ đã giúp người dân, đoàn viên thanh niên có việc làm, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo, cùng địa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương…/.



Nguồn: https://baobackan.vn/thanh-nien-mien-nui-giup-nhau-thoat-ngheo-post64516.html

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến phổ biến một số quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu đối với thị trường nông sản

Về phía điểm cầu Bắc Kạn, tham dự có đại diện Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh và một số đơn vị liên quan. Hội nghị còn kết nối đến các huyện, thành phố trong tỉnh với sự tham gia của một số doanh nghiệp, hợp tác xã... trên địa bàn. window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != 'undefined'){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, 'adsWeb_AdsArticleMiddle');}else{document.getElementById('adsWeb_AdsArticleMiddle').style.display = "none";} }); Hội nghị đã thông tin đến đại biểu về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch...

E-magazine Phụ nữ Bắc Kạn khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa 0

E-magazine Phụ nữ Bắc Kạn khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa 0 Nguồn: https://baobackan.vn/phu-nu-bac-kan-khoi-nghiep-tu-tai-nguyen-ban-dia-post64652.html

Các hợp tác xã khó khăn vì dịch tả lợn châu Phi

Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Bạch Thông. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, dịch tả lợn châu Phi trên toàn tỉnh đã làm hơn 15 nghìn con lợn chết, phải tiêu hủy với khối lượng 590 tấn, gây thiệt hại trên 25 tỷ đồng, chiếm hơn 40% số lợn bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi của...

E-magazine Báo chí ngày càng thể hiện rõ vai trò định hướng cho ngành Nông nghiệp Bắc Kạn phát triển 0

E-magazine Báo chí ngày càng thể hiện rõ vai trò định hướng cho ngành Nông nghiệp Bắc Kạn phát triển 0 Nguồn: https://baobackan.vn/bao-chi-ngay-cang-the-hien-ro-vai-tro-dinh-huong-cho-nganh-nong-nghiep-bac-kan-phat-trien-post64121.html

Cần tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình khuyến nông theo hướng hàng hóa

Một số nội dung đã được làm rõ tại buổi giám sát Giai đoạn 2019-2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn đã triển khai được 31 mô hình chuyển giao kỹ thuật, trong đó có 09 mô hình trồng trọt, 06 mô hình chăn nuôi, 07 mô hình thủy sản và 09 mô hình lâm nghiệp... Ngân sách địa phương từ nguồn sự nghiệp tỉnh chi cho hoạt...

Cùng tác giả

Triển khai nhân rộng mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh

Chuyển đổi số trong nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị và tính bền vững. Định hướng này đang được các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân quan tâm và đẩy mạnh ứng dụng nhằm tạo ra sự đột phá về chất lượng, năng suất, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh. Năm 2023, Hợp tác...

Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong tuần, ĐBQH tỉnh đã làm việc tại hội trường để nghe trình bày 20 tờ trình, báo cáo, đồng thời tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; chủ trương đầu...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

(Chinhphu.vn) - Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế...

Bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh và thông qua 21 nghị quyết chuyên đề

Đại biểu bỏ phiếu bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Tại Kỳ họp, đại biểu đã bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Đỗ Thị Hiền, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và ông Triệu Đức Văn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kết quả 100% đại biểu có mặt đồng ý. Chủ tịch HĐND tỉnh Phương...

HĐND tỉnh khai mạc Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề)

Chủ tịch HĐND tỉnh Phương Thị Thanh phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Phương Thị Thanh cho biết, căn cứ các văn bản của cơ quan có thẩm quyền và tình hình thực tiễn, trên cơ sở thống nhất với UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tại Kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét một số nội dung do UBND tỉnh trình, bao gồm: Xem xét...

Cùng chuyên mục

Triển khai nhân rộng mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh

Chuyển đổi số trong nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị và tính bền vững. Định hướng này đang được các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân quan tâm và đẩy mạnh ứng dụng nhằm tạo ra sự đột phá về chất lượng, năng suất, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh. Năm 2023, Hợp tác...

Khẩn trương hoàn thiện phương án thiết kế Dự án xây dựng tuyến đường kết nối đường cao tốc (CT.07) vào thành phố Bắc...

Các đại biểu dự họp Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe đơn vị tư vấn trình bày phương án thiết kết Dự án xây dựng tuyến đường kết nối đường cao tốc (CT.07) vào thành phố Bắc Kạn theo chủ trương HĐND tỉnh đã phê duyệt tại Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 28/3/2024 với tổng chiều dài khoảng 2,54 km. Điểm đầu tuyến đường bắt đầu tại ngã tư Trường Chinh - Kon Tum (ngã tư 244, phường...

Đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các công trình, dự án

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, qua báo cáo của các đơn vị thi công, tư vấn giám sát và thăm nắm tình hình thực tế, trên địa bàn tỉnh đang có nhiều dự án triển khai đồng loạt dẫn đến tình trạng khan hiếm vật liệu đá các loại, cát xây dựng… Để đảm bảo tiến độ thi công, một số...

Quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai

Công ty Cổ phần Onsen Fuji Bắc Kạn vừa khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Quảng Chu (Chợ Mới) hứa hẹn phát triển lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất Đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã khai thác 98,73% diện tích tự nhiên đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Theo số liệu báo cáo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030,...

Nông, lâm nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh

Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phương Thị Thanh; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Lộc; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nông Quang Nhất; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Triệu Đức Văn. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành có liên quan; thường trực huyện ủy, thành ủy và lãnh đạo UBND, Phòng...

Triển khai Dự án hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng và xây dựng mô hình sản xuất nấm hương tại huyện Ngân...

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Đình Điệp (đứng giữa) thăm khu vực sản xuất nấm hương của Chi nhánh Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Công Dự án do Trung tâm Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn) chủ trì thực hiện. Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) là đơn vị phối hợp chuyển giao công nghệ; Chi...

Bắc Kạn khống chế hiệu quả dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

Lãnh đạo huyện Ba Bể kiểm tra bệnh VDNC tại xã Bành Trạch Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn là địa phương đầu tiên trong tỉnh xuất hiện bệnh VDNC. Vào cuối tháng 5/2024, bệnh VDNC xuất hiện tại thôn Nà Khoang, tiếp đó có thêm 5 thôn của thị trấn Nà Phặc có bệnh VDNC làm 52 con bò mắc bệnh, trong đó có 1 con bị chết, 51 con được chữa khỏi bệnh. Ngay sau khi có dịch VDNC...

Bắc Kạn phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao

Sở KH&CN kiểm tra mô hình trình diễn sản xuất giống lúa nếp Tài thương phẩm tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể Mục tiêu của Đề tài là đánh giá được thực trạng sản xuất một số giống lúa nếp đặc sản của tỉnh Bắc Kạn; lựa chọn được 2 giống lúa nếp đặc sản cần phục tráng và phát triển tại địa phương; xác định được vùng sản xuất lúa nếp đặc sản; sản xuất được 100 kg...

Bắc Kạn tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Khẩn trương, chủ động ở từng công trình, dự án Ghi nhận tại công trường thi công sân vận động tỉnh và các hạng mục phụ trợ những ngày này, không khí lao động luôn tất bật, hối hả. Phó Chủ tịch UBND thành phố Long Văn Thắng cho biết, Dự án xây dựng sân vận động tỉnh và các hạng mục phụ trợ có tổng mức đầu tư 252 tỷ đồng được khởi công từ tháng 1/2024. Đến thời...

Các chủ thể OCOP đẩy mạnh kênh bán hàng online

.t1 { text-align: justify; } .t2 { text-align: justify; background-color: #fff4e6; }Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan (Na Rì): “Để khách hàng tin tưởng, yên tâm sử dụng sản phẩm, ngoài quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chất lượng sản phẩm uy tín là tiêu chí hàng đầu, chúng tôi cũng thường xuyên tạo ra mẫu mã, bao bì đẹp, hiện đại, sang trọng để khách hàng mua làm quà biếu. Hiện HTX tiếp tục xây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất