Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBạch hầu là 1 trong số 11 bệnh truyền nhiễm buộc phải...

Bạch hầu là 1 trong số 11 bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêm vắc-xin


Bạch hầu là 1 trong số 11 bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêm vắc-xin

Bộ Y tế vừa có Thông tư số 10/2024/TT-BYT ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Theo thông tư này, danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc-xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm 11 bệnh, trong đó có bệnh bạch hầu.





Ảnh minh họa.

Với bệnh bạch hầu, Bộ Y tế quy định vắc-xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu: Tiêm 1 lần khi trẻ đủ 2 tháng tuổi; tiêm lần 2: Ít nhất 1 tháng sau lần 1; tiêm lần 3: Ít nhất 1 tháng sau lần 2; tiêm nhắc lại khi trẻ đu 18 tháng tuổi. Còn vắc-xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu giảm liều: Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 7 tuổi.

Theo Bộ Y tế, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1985.

Hiện nay, vắc-xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 1 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi.

Hiện nay, trên thế giới, hơn 100 quốc gia đã triển khai tiêm ít nhất 5 mũi vắc-xin có thành phần bạch hầu, uốn ván cho trẻ. Như vậy, Việt Nam sẽ triển khai tiêm 5 liều vắc-xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi, lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của Tổ chức WHO nhằm tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng.

Cũng theo Tổ chức WHO, việc bổ sung liều vắc-xin cần dựa trên tình hình dịch tễ học cụ thể của từng quốc gia và đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Tại Việt Nam, trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bạch hầu thuộc nhóm B, là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Thực tế, ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%.

Bác sĩ chuyên khoa I Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Đây là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu trong thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX.

Bệnh có thời gian ủ bệnh khoảng 2-5 ngày. Trong thời gian này, người bệnh không có biểu hiện. Bệnh dễ lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bệnh.

Với các triệu chứng ban đầu như viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm, đau họng…, bệnh có thể diễn tiến thành viêm phổi, viêm dây thần kinh, suy tim, viêm kết mạc… gây tử vong sau 6-10 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới khoảng 5-10% và lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 40 tuổi khi mắc bệnh.

Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc-xin, bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là ở nơi có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Sau khi có vắc-xin, tỷ lệ mắc bệnh giảm xuống dưới 0,01/100.000 dân.

Theo chuyên gia, tim là bộ phận dễ bị biến chứng nghiêm trọng nhất. Khoảng 30% bệnh nhân bạch hầu thể nặng có biến chứng viêm cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim và tử vong.

Tiếp theo, bạch hầu có thể gây ra các biến chứng thần kinh, chiếm khoảng 5% trong tổng số ca bệnh nặng. Bệnh có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi và cả hệ thần kinh trung ương.

Nhóm người có nguy cơ tử vong cao thường dưới 15 tuổi, trên 40 tuổi, nhóm người có biến chứng thận và tim mạch, người có sức khỏe yếu, bị suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân đang đặt phương tiện hỗ trợ trong cơ thể, ví dụ thay van tim nhân tạo hoặc đặt shunt ở não thất, đặt catheter ở tĩnh mạch.

Để phòng bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc-xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch, để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định cũng như khuyến cáo của cơ quan y tế.

Trong trường hợp tiếp xúc gần thì tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

Người dân cần tiếp nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng chính thống, không hoang mang, không tự ý tiêm chủng vắc-xin chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vắc-xin có chứa thành phần bạch hầu.

Trong trường hợp cần thiết, người dân liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, đúng liều và đúng thời điểm cũng như an toàn, hiệu quả phòng bệnh.

Được biết, danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc-xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm 11 bệnh: Viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b (nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, gồm: viêm phổi, viêm màng não…), sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do virus Rota.

Các vắc-xin bắt buộc nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

Vắc-xin phòng 11 bệnh truyền nhiễm nêu trên có lịch tiêm cụ thể cho các trẻ từ sơ sinh đến đủ 7 tuổi. Riêng vắc-xin uốn ván còn có chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai (trong đó, đối với người chưa tiêm, chưa tiêm đủ 3 lần vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản, hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc-xin cần tiêm đủ 5 mũi trước, trong thai kỳ và trong lần mang thai lần sau), theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Vắc-xin thuộc danh mục quy định này được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Nhà nước tổ chức, tiêm chủng miễn phí đối với các vắc-xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.





Nguồn: https://baodautu.vn/bach-hau-la-1-trong-so-11-benh-truyen-nhiem-buoc-phai-tiem-vac-xin-d219997.html

Cùng chủ đề

Bộ Y tế chỉ đạo phòng, chống dịch bạch hầu

Tin mới y tế ngày 13/8: Bộ Y tế chỉ đạo phòng, chống dịch bạch hầuTrước diễn biến phức tạp của dịch bạch hầu tại Thanh Hóa, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu tỉnh này tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tránh để dịch lan rộng. Ngăn dịch bạch hầu lây lan Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y...

Thai phụ mắc bệnh bạch hầu ở Thanh Hóa được xuất viện

Thai phụ Ph.L.M., dân tộc Dao, thường trú ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn huyện Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhân khởi phát bệnh vào ngày 1/8, được xác định dương tính với bệnh bạch hầu vào ngày 5/8 và được chuyển ra Bệnh viện nhiệt đới Trung ương điều trị. Sau một thời gian điều trị bệnh bạch hầu, được chăm sóc tích cực và lấy mẫu xét nghiệm lại có...

Bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh bạch hầu ở Mường Lát đã xuất viện

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 13-8, bà Hà Thị Phúc - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát - cho biết đến chiều 12-8, bệnh nhân P.L.M. điều trị bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã đủ điều kiện xuất viện. Bệnh nhân vừa về đến nhà riêng ở khu phố Đoàn Kết.Hiện...

Thanh Hóa: Kiến nghị bổ sung 25.000 liều vaccine bệnh bạch hầu

Ngày 12-8, trước việc tỉnh Thanh Hóa vừa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13-7 về việc tăng cường công...

Hà Nội mở đợt cao điểm kiểm tra bánh Trung thu

Tin mới y tế ngày 7/8: Hà Nội mở đợt cao điểm kiểm tra bánh Trung thuUBND TP.Hà Nội vừa có kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn thành phố năm 2024. Hà Nội tăng cường kiểm tra bánh Trung thu Theo đó, từ ngày 5/8 đến 20/9/2024, các sở, ngành liên quan và UBND các cấp huyện, cấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực...

Công ty Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp

Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New CityLiên quan đến việc chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng (1.960 lô đất) tại Dự án Nhơn Hội New City, Công ty Danh Khôi kiến nghị tỉnh Bình Định thực hiện thủ tục đã áp dụng với 2.522 lô đất vào năm 2022. Dự án Đầu tư...

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden GateTập đoàn Golden Gate đón phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm, làm việc tại trụ sở ở Hà Nội. Chuyến thăm diễn ra vào ngày 13/9, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm bang California, bà Karen Ross cùng các đại diện...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Ngư, Chủ tịch HĐQT...

Bài đọc nhiều

Hơn 54.000 trẻ em, nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 14-9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã triển khai tại 84 điểm tiêm trên toàn thành phố, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi.Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Sáng 15/9, hơn 16.000 túi thuốc gia đình đã đến với người dân vùng lũ phía Bắc

Thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đến sáng 15/9, hơn 16.000 túi thuốc gia đình đã đến với người dân các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Cùng chuyên mục

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia...

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm trong tiệc liên hoan Trung thu tổ chức tại lớp 7/1. Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề...

Báo Kinh tế&Đô thị cùng đồng hành chuyển đến người dân vùng lũ tình cảm trân quý của một lưu học sinh

Chiều ngày 16/9/2024, Báo Kinh tế & Đô thị đã tiếp nhận 75 triệu đồng của gia đình ông Phạm Xuân Khánh (bố của du học sinh Phạm Khánh Toàn) - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội hỗ trợ bà con ngoài bãi sông Hồng bị thiệt hại do bão số 3. Đây là một trong các hoạt động nằm trong chương trình quyên góp kêu gọi ủng hộ bà con...

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Bộ Y tế cho biết,...

Mới nhất

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Mới nhất