Sau nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các cơ sở đào tạo chú trọng giảng dạy kỹ năng lái xe trên cao tốc, đặc biệt là cao tốc phân kỳ đầu tư.
Ôtô khách bị hư hỏng nặng phần đuôi sau khi va chạm với xe tải trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn tối 10/3. |
Ngày 15/3, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe xây dựng giáo trình kỹ thuật lái xe căn cứ vào khung đào tạo trên các loại đường, trong đó có đường cao tốc và tham khảo giáo trình môn học “Kỹ thuật lái xe”.
Nội dung “Lái xe trên đường cao tốc” cần thể hiện được kỹ thuật lái xe trên đường cao tốc phân kỳ đầu tư; bảo đảm tính trực quan, giúp học viên dễ dàng tiếp thu và thực hành đầy đủ các thao tác khi lái xe trên cao tốc.
Các cơ sở đào tạo cần giám sát chặt chẽ việc học viên sử dụng cabin học lái xe, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để xử lý các tình huống khi điều khiển xe trên cao tốc. Giáo viên phải tuyên truyền học viên tuân thủ quy định và xử lý tình huống khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông trên cao tốc, bao gồm đặt tín hiệu cảnh báo khi xe gặp tai nạn hoặc gặp sự cố trên đường.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện nội dung đào tạo lái xe trên cao tốc đã có đầy đủ, từ các bước thực hiện khi lái xe và xử lý tình huống khẩn cấp xảy ra trên đường cao tốc; sử dụng thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe (cabin); nhận biết các tình huống mất an toàn qua phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trên cao tốc.
Tuy nhiên, trên các tuyến đường cao tốc, đặc biệt là cao tốc phân kỳ đầu tư gần đây đã xảy ra các vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 18/2, trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn phân kỳ 2 làn xe qua tỉnh Thừa Thiên Huế, xe Ford 7 chỗ va chạm xe container cùng chiều và gây tai nạn liên hoàn với hai ôtô khác, khiến 3 người chết.
Ngày 11/3, một xe tải bị nổ lốp phải dừng trên đường song lái xe không có biển cảnh báo với các phương tiện. Xe giường nằm đi tới, đâm phải xe tải khiến 2 người chết.
Bảo đảm thiết bị an toàn giao thông hoạt động ổn định
BẮC GIANG – Hệ thống thiết bị an toàn giao thông (ATGT) đường bộ bao gồm đèn tín hiệu, sơn, vạch kẻ đường, gờ giảm tốc… nhằm bảo đảm an toàn, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông. Sau quá trình sử dụng, nhiều thiết bị, hạng mục xuống cấp, hỏng hóc phải khắc phục, sửa chữa, thay thế kịp thời để ngăn ngừa xung đột và tai nạn giao thông (TNGT).
Theo VnExpress