Powered by Techcity

Xuân về nghe thơ Bác

BẮC GIANG – Không chỉ những bài thơ chúc Tết mỗi độ xuân về mà trong từng câu, từng lời thơ của Bác bao giờ cũng ấm áp, mang niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Mỗi khi giao thừa đến, nghe thơ Bác, chúng ta lại được truyền thêm cảm xúc để yêu thương, gắn kết với nhau nhiều hơn, hết lòng vì công việc và thấy cuộc sống tươi đẹp như một mùa xuân bất tận.

Chắp cánh cho niềm tin và khát vọng bay xa

Vậy mà đã hơn nửa thế kỷ rồi, đồng bào ta không được nghe Bác chúc Tết, mỗi đêm giao thừa. Nhưng vào thời khắc thiêng liêng ấy, tiếng của Người ấm áp, lại như ngân lên trong tâm khảm người dân Việt Nam. Có khi chỉ là “Mấy câu thành thật nôm na/ Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”, những vần thơ chúc Tết của Người mang một thông điệp mới, truyền sức mạnh cho cả dân tộc đạp bằng mọi chông gai, hướng tới ngày mai tươi sáng mà Người hằng mong ước “Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

tin tức bắc giang, bắc giang, Xuân về nghe thơ Bác, mùa xuân, bài thơ chúc Tết, Cách mạng Tháng Tám, Tuyên ngôn độc lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các cháu thiếu nhi trong dịp Người về thăm và chúc Tết đồng bào tỉnh Hà Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh ngày nay), Xuân Đinh Mùi, 9/2/1967. Ảnh tư liệu.

Sau 30 năm bôn ba tìm con đường cứu nước, cứu dân, mùa xuân năm 1941, Người trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo toàn dân làm cách mạng. Bài thơ mừng năm mới đầu tiên của Người là Xuân Nhâm Ngọ (1942). Khi đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra rất nặng nề, Người chúc đồng bào ta đoàn kết mau; chúc Việt- Minh ta càng tấn tới và chúc cách mệnh thành công khắp thế giới. 

Những lời thơ mộc mạc mà nung nấu quyết tâm cao như núi, hiệu triệu cả dân tộc sát cánh cùng đứng lên lật đổ chế độ thực dân phong kiến với niềm tin mãnh liệt vào chính sức mình. Khát vọng ấy đã trở thành hiện thực: Cách mạng Tháng Tám thành công, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Niềm vui vô bờ bến trong ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa chưa được bao lâu, cả dân tộc lại phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đón Tết năm 1946, Người gửi nhiều thư chúc mừng đồng bào, chiến sĩ cả nước, phụ nữ, thanh thiếu niên và nhi đồng, đồng bào ta ở nước ngoài. 

Với những chiến sĩ đang chiến đấu ngoài trận tuyến, Người động viên: “Bao giờ kháng chiến thành công,/ Chúng ta cùng uống một chung rượu đào./ Tết này ta tạm xa nhau,/ Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy”. Đó là lời hẹn ước, là quyết tâm của toàn dân tộc. Mới năm đầu của cuộc kháng chiến dù cam go và gian khổ, bài thơ làm cho mọi người vững niềm tin vào thắng lợi ngày mai.

Đoán định được tương lai, mỗi bài thơ của Người dù được viết trong hoàn cảnh khó khăn nhất cũng luôn mở ra một chân trời mới. Năm 1947, trong thơ chúc Tết, Người khẳng định: “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!/ Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”. Và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là hiện thực hùng hồn nhất cho đoán định ấy.

Tin vào sức mạnh, vào tiền đồ của cách mạng, thơ của Người luôn mang đậm hào khí của một dân tộc anh hùng, được vun đắp suốt bốn nghìn năm lịch sử, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, vì thế mà thơ của Người là nhạc, là cảm hứng, là khát vọng mùa xuân của dân tộc Việt Nam. Khát vọng ấy theo Người suốt cả cuộc đời. 

Bài thơ chúc Tết cuối cùng của Người năm 1969 như những nốt nhạc hào hùng, như tiếng kèn xung trận, thôi thúc cả dân tộc làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975: “Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên, chiến sĩ, đồng bào/ Bắc- Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”.

Nhiều khi là những lời chúc Tết nôm na nhưng mỗi bài, mỗi câu thơ của Người đều cháy bỏng khát vọng độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; là tình yêu thương con người, cảnh vật thiên nhiên và có tầm nhìn xa trông rộng của một lãnh tụ thiên tài.

Giao hòa giữa lòng người với thiên nhiên, với cách mạng

Nói đến thơ, có lẽ không thi sĩ nào lại không mượn ánh trăng để tả nỗi lòng; từ “trăng tàn”, “trăng khuyết” đến “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”. Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân… Còn theo nhà thơ Nguyễn Đình Thi, thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống. 

Có lẽ vì thế khi ngắm trăng, Bác mới nhận mình là nhà thơ. Ít người để ý rằng “Ngắm trăng” là bài thơ thứ 20 trong tập “Nhật ký trong tù”, Người viết khi bị giam cầm tại nhà lao Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc). 

Trong hoàn cảnh mới bị giam cầm bốn tháng thôi đã tiều tụy còn hơn mười năm trời mà Người vẫn ung dung tự tại và yêu đời: “Trong tù không rượu cũng không hoa,/ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ./ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Người ngắm trăng là lẽ tự nhiên, ai cũng cảm nhận được nhưng “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” lại khác lắm, chỉ có bút pháp nghệ thuật tài tình mới có được câu thơ tinh tế và đa cảm như thế.

Một năm khởi đầu bằng mùa xuân. Mỗi bài thơ xuân của Bác lại mang đến một niềm tin yêu vào cuộc sống mới, nhưng cũng luôn nhắc chúng ta phải biết rèn luyện, biết hành động, vượt qua khó khăn thì mới có mùa xuân mới tươi đẹp hơn. “Ví không có cảnh đông tàn/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”.

Trăng và Bác là người bạn tri kỷ, như mối lương duyên trời định. Sau này tại chiến khu Việt Bắc, trăng vẫn xuất hiện nhiều trong thơ của Người. Đó là những bài thơ trữ tình đầy cảm hứng. Năm 1948, cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt, cho nên Người rất bận, chưa thể làm thơ. Và trong một đêm khuya giữa núi rừng chiến khu, trăng dường như nhớ nhà thơ lắm, mới đẩy cửa sổ hỏi: “Thơ xong chưa”? (thi thành vị?) Trăng đến như người bạn tâm tình. “Trăng vào cửa sổ đòi thơ,/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” (Báo tiệp- Tin thắng trận).

Nhân duyên giữa trăng và thơ trong Bác không như các nhà thơ khác, bởi Người viết thơ là để làm cách mạng. Bác mượn thơ, trăng, mùa xuân để nói tiếng lòng mình với trái tim mênh mông và “Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ/ Cho hôm nay và cho mai sau” (Tố Hữu).

Nói đến thơ xuân của Bác, không thể không nhắc đến bài “Nguyên tiêu” (Rằm tháng Giêng): “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/ Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên/ Yên ba thâm xứ đàm quân sự/ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. Bài thơ là một kiệt tác do Người viết ở Việt Bắc, năm 1948. Bản dịch của Xuân Thủy được nhiều người thích nhất: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. 

Chỉ bốn câu thôi, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh viên mãn của mùa xuân chiến khu. Trăng rằm giữa mùa xuân lồng lộng soi tỏ, hòa vào xuân của sông, xuân của nước và xuân của trời, tô điểm cho nhau, tạo nên bức tranh thủy mặc lung linh, huyền ảo, thơ mộng nhưng rất thực như có thể nắm bắt được. Không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, hai câu kết mới lột tả một cách chân thực nhất, sinh động nhất phong thái, tâm hồn cao cả của một thi sĩ- chiến sĩ. 

Cuộc kháng chiến khi ấy đang cam go, gian nan và Người luôn theo sát nó từng giờ, từng phút. Bài thơ toát lên tinh thần, ý chí không gì lay chuyển của một vị lãnh tụ ngoài mặt trận.

Một năm khởi đầu bằng mùa xuân. Mỗi bài thơ xuân của Bác lại mang đến một niềm tin yêu vào cuộc sống mới, nhưng cũng luôn nhắc chúng ta phải biết rèn luyện, biết hành động, vượt qua khó khăn thì mới có mùa xuân mới tươi đẹp hơn. “Ví không có cảnh đông tàn/Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”.

Bắc Văn

 

Tuổi già vui tiếng thơ ca

BẮC GIANG – Được coi là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, phong trào văn hóa, văn nghệ của người cao tuổi (NCT) ngày càng sôi nổi, lan tỏa rộng khắp. Phong trào đã góp phần giúp hội viên sống vui, sống khỏe, gắn kết tình cảm, xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

 

Giao lưu chủ đề “Văn học – Học văn trong các nhà trường và Thơ của người lính”

(BGĐT) – Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, chiều 21/4, Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức buổi giao lưu tác giả, tác phẩm và bạn đọc với chủ đề “Văn học – Học văn trong các nhà trường và Thơ của người lính”. Khách mời tham gia nói chuyện là nhà văn Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang và nhà thơ Nguyễn Hồng Minh.

 

Nỗi nhớ nhà trong thơ người đi sứ

(BGĐT) – Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc các triều đại cử sứ thần sang Trung Quốc bang giao để giữ tình hoà hiếu hoặc đấu tranh ngoại giao, bảo vệ quyền lợi của quốc gia là hết sức cần thiết.

 

tin tức bắc giang, bắc giang, Xuân về nghe thơ Bác, mùa xuân, bài thơ chúc Tết, Cách mạng Tháng Tám, Tuyên ngôn độc lập

Nguồn

Cùng chủ đề

Công nhân sốt ruột khi nhà cách nơi làm 300km sắp sập, công đoàn hỗ trợ ngay

Công nhân đóng gói sản phẩm trong một nhà xưởng tại Bắc Giang – Ảnh: GIANG SƠN ĐÔNG Hơn hai tháng sau bão số 3 (bão Yagi) qua đi, chị Vàng Thị Dung (26 tuổi, quê Lùng Phình, Bắc Hà, Lào Cai), công nhân Công ty TNHH Newwing Interconnect Technology, vẫn nhớ như in từng cuộc điện thoại báo tin nhà sắp sập. Cả nhà 4 người đi ở nhờ vì sợ quả núi to ập xuống Là hộ nghèo, nhà ở...

Vụ 91 người nhập viện sau liên hoan 20-10: Phát hiện vi khuẩn E.coli

91 công nhân tại Bắc Giang nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm sau bữa liên hoan 20-10 – Ảnh: THU HƯƠNG Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 25-10, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho hay sở đã có thông báo căn nguyên vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina khiến 91 người phải nhập viện cấp cứu. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, nguyên nhân ngộ độc thực...

Chàng trai 26 tuổi ở Bắc Giang thôi công việc ổn định, thi lại vào sư phạm đạt 29,45 điểm

Phạm Văn Thành, sinh năm 1998, vừa trở thành tân sinh viên ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây là lần thứ hai chàng trai quê Bắc Giang nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp Trường THPT Lục Ngạn số 2, vì chưa có định hướng rõ ràng, Thành quyết định thi và đỗ vào Học viện An ninh Nhân dân theo mong muốn của gia đình. Trải qua 4 năm...

Bắc Giang lý giải việc không thể thông xe cầu Đồng Việt như đã hẹn

Ngày 15/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý IV năm 2024. Tại hội nghị, đại diện nhiều sở, ngành, địa phương đã trả lời, cung cấp thông tin về các vấn đề mà phóng viên các cơ quan báo chí nêu. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Giám đốc...

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia tách thành 2 tỉnh nào? Quảng Ngãi – Bình Định ...

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Cùng chuyên mục

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Thị trường tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 12/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 12/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000...

Bắc Giang: Tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản

Chiều 11/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, một số sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hành nghề đấu giá trên địa bàn...

Những trăn trở từ đồng ruộng

Giá lúa tăng một, giá phân bón tăng hai Những ngày này, nông dân trong xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đang tập trung sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu. Kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025, toàn...

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Giá heo hơi hôm nay 11/11 ổn định ở cả 3 miền. (Nguồn: Gia chánh Cẩm Tuyết) Giá heo hơi hôm nay 11/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Sáng 11/11, giá heo hơi tại khu vực phía Bắc duy trì ổn định trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, ngưỡng 64.000 đồng/kg đã xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Đây hiện cũng là...

Nhà hát Chèo Bắc Giang đoạt 2 HCV, 2 HCB tại Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng – Chi tiết tin tức

Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Nhà hát Chèo...

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Nghiêm cấm chạy chọt nhân sự Đại hội Đảng các cấp

TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh, nghiêm cấm việc chạy chọt, nịnh nọt, tranh thủ lấy lòng, phe cánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất