Powered by Techcity

Xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử bằng triết lý “Cư trần lạc đạo”

Bắc Giang là một trong những trung tâm Phật giáo của Đại Việt thời Lý-Trần, đặc biệt là thời nhà Trần khi Phật giáo ở Bắc Giang gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm. Giá trị của trung tâm Phật giáo Bắc Giang chính là tinh thần nhập thế, “sống đời vui đạo”, kết hợp hài hoà giữa Đạo và Đời, giữa vật chất và tâm linh, giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hoá được thể hiện trong “Cư trần lạc đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Bài học từ “Cư trần lạc đạo”

Cuối thời nhà Lý đầu thời nhà Trần, nước ta phải đối diện với các vấn đề khủng hoảng khiến thiền sư Đạo Huệ than “Loạn lạc tứ tung do tham ái mà tới”. Trong bối cảnh đó, Trần Nhân Tông lập ra Thiền phái Trúc Lâm thể hiện ý chí của Ngài là xây dựng một quốc gia Đại Việt độc lập cả về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và tín ngưỡng tâm lý bằng minh triết của Đại Việt. Minh triết đó được cụ thể hoá bằng học thuyết “Cư trần lạc đạo” được diễn đạt đơn giản bằng một ngôn ngữ bình dân: 

Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên

Đói ăn, mệt mỏi phải ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền

                                                              (Bản dịch của Nguyễn Thanh Huy)

tây yên tử, bắc giang, văn hóa, du lịch, chùa vĩnh nghiêm, cư trần lạc đạo phú, phật hoàng Trần Nhân Tông

Các tăng, ni, đại biểu trải nghiệm in mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng).

Có thể nói “Cư trần lạc đạo” là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của các dòng thiền hiện có lúc bấy giờ như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường,  kết hợp Nho- Lão- Phật thể hiện tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, “hào quang đồng trần’ với truyền thống tâm linh Phật giáo Việt Nam. Từ tuệ giác và định lực của mình, Trần Nhân Tông đã xây dựng một triết lý Trung Đạo, hay triết lý hành động thực tiễn được gói gọn trong hai từ: Cư trần và Lạc đạo. 

Trần Nhân Tông đã vượt lên tư tưởng nhị nguyên đương thời đối lập Đạo với Đời để làm cho Đạo và Đời hoà quyện vào nhau: Trong Đạo có Đời, trong Đời có Đạo. Đó chính là tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để làm cho Phật giáo Việt Nam thuần Việt, không giống với bất cứ trường phái Phật giáo nào khác.  Chính triết lý “Cư trần lạc đạo” đã làm cho Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như trong công cuộc kiến thiết xây dựng, giao lưu, hội nhập kinh tế và văn hóa của dân tộc Việt Nam bằng sức mạnh và khát vọng Việt Nam.

“Cư trần” là nền móng, là vấn đề cơ bản nhất của con người. Do vậy, các giáo lý nhà Phật phải gắn với đời sống bình dị, tự nhiên của con người, đất nước và thời đại. Chưa “cư trần” thì đừng nói gì đến “lạc đạo”. Chưa giải quyết được những vấn đề con người đang phải đối mặt trong thực tế thường nhật mà cứ nói đến những giáo lý cao xa, huyền diệu thì đó chỉ là những lời giáo điều, không thể đi vào lòng người. Mọi giáo lý nếu không xuất phát từ thực tế và không giúp giải quyết những vấn đề do thực tế cuộc sống đặt ra, không mang lại sự an lạc cho con người thì dù có hay đến mấy đi nữa những giáo lý đó chỉ là sự giáo điều. 

tây yên tử, bắc giang, văn hóa, du lịch, chùa vĩnh nghiêm, cư trần lạc đạo phú, phật hoàng Trần Nhân Tông

Những tấm khắc của bộ mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” tại chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng). 

“Lạc đạo” khi dựa trên “cư trần” chính là con đường tìm lại chính mình. Con đường đó được khơi mở bằng suối nguồn tâm linh và đưa con người đến chỗ nhận ra Phật không ở đâu xa mà Phật ở ngay chính trong ta, hay “Phật là ta”. Nói theo lời của quốc sư Phù Vân thì “trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật”. 

Thiên đường không đâu xa mà thiên đường ở ngay trong cuộc sống của mỗi con người khi họ nhận ra Phật trong chính thân thể họ. Như vậy, “lạc đạo” là tuỳ duyên. Tuỳ duyên là biết sống thích ứng theo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và hơi thở của thời đại. Tùy duyên không phải là sống buông thả như cánh bèo trôi trên sông. Tuỳ duyên là sống theo minh triết rằng tất cả vạn pháp hiện hữu đều do duyên sinh, duyên khởi, tương tục và tương tác. Đó là con đường “lạc đạo”. 

“Cư trần” hàm nghĩa không thể bỏ qua đời sống vật chất, không thể không quan tâm đến phát triển cuộc sống vật chất vì suy cho cùng “có thực mới vực được đạo”. Nhưng phát triển kinh tế theo con đường vô minh thì sẽ mang đến kết quả tự huỷ diệt. Phát triển kinh tế theo tinh thần “lạc đạo” là làm giàu để mang lại lợi ích cho cộng đồng.

“Cư trần lạc đạo” không chỉ là Phật pháp mà còn là một triết lý sống cho mọi chúng sinh. Do cuộc sống biến đổi không ngừng, khó lường nên con người cần hiểu đạo tuỳ duyên, lấy đó làm ánh đuốc soi cho con đường đời của mình để có thể sống an vui. Để hiểu được đạo tuỳ duyên thì phải thực hành tu tập chuyển hoá thân tâm bằng con đường hướng nội. Ở quy mô dân tộc, một dân tộc biết tìm sức mạnh của chính mình ngay trong những giá trị tinh thần của dân tộc thì dân tộc đó sẽ có một sức mạnh đoàn kết toàn dân không một kẻ thù nào có thể chinh phục được. Đây là một giá trị văn hoá và lịch sử vô giá đối với dân tộc Việt Nam ta và các thế hệ người Việt Nam có trách nhiệm giữ gìn, phát huy, quảng bá giá trị đó với nhân loại.

Triết lý trong “Cư trần lạc đạo” có thể gói gọn vào mấy từ nhập thế, tuỳ tục, tùy duyên nhưng bất biến để thích ứng với những biến động không ngừng của cuộc sống tự nhiên và xã hội. “Bất biến” là cái hợp lý, “tùy duyên” là cái hợp thời. Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng vượt lên mọi dự báo dưới tác động của toàn cầu hoá, công nghệ số, biến đổi khí hậu, chiến tranh, dịch bệnh, như thế giới chúng ta đang trải qua thì triết lý này là vô giá, là cái bến bờ vững chắc nơi mỗi con người, mỗi quốc gia neo đậu. Vì vậy, triết lý này cần được phát triển muôn đời. Đây là nền móng cho ý tưởng xây dựng không gian Phật giáo Tây Yên Tử.

Khai thác giá trị di sản văn hóa thành giá trị kinh tế

Nói đến không gian văn hoá Phật giáo là nói đến không gian văn hoá tiêu biểu đặc sắc gắn liền với lịch sử phát triển Phật giáo tại một không gian và thời gian cụ thể.  Không gian văn hoá Phật giáo đó phải mang đậm những giá trị tiêu biểu của tư tưởng Phật giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở phạm vi địa phương mà còn ở phạm vi quốc gia, dân tộc. 

tây yên tử, bắc giang, văn hóa, du lịch, chùa vĩnh nghiêm, cư trần lạc đạo phú, phật hoàng Trần Nhân Tông

Du khách tham quan chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng).

Giá trị không gian văn hoá Bắc Giang chính là giá trị văn hoá của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được thể hiện trong “Cư trần lạc đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nói đến không gian Phật giáo Tây Yên tử là nói đến một di sản văn hoá. Mọi di sản văn hoá đều có hai bình diện: Bình diện vật chất (hay văn hoá vật thể) và bình diện phi vật thể. Bình diện vật chất bao gồm: Chùa, tượng, các vật thể văn hoá, cảnh quan. Bình diện phi vật thể là những lễ hội, giá trị, tín ngưỡng, đức tin… Hai bình diện đó là hai mặt của “đồng xu di sản văn hoá”, không thể có cái này mà không có cái kia. Di sản văn hoá là một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, hàm chứa những ý nghĩa và giá trị của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 

Trong bối cảnh phát triển hiện nay, di sản văn hoá được coi vừa là động lực vừa là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Khác với tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hoá nếu biết khai thác với tinh thần tỉnh thức của đạo Phật thì giá trị đó sẽ là “con ngỗng biết đẻ trứng vàng”, càng khai thác càng phát triển. Triết lý Trung Đạo gắn Đời với Đạo, trong Đạo có Đời, trong Đời có Đạo của “Cư trần lạc đạo” sẽ soi sáng, giúp tìm ra cách biến những giá trị văn hoá phi vật thể trong không gian văn hoá Phật giáo của tỉnh Bắc Giang thành tài nguyên, thành sức mạnh nội sinh và động lực phát triển của địa phương. 

Thách thức lớn nhất đối với những người có trách nhiệm quy hoạch, xây dựng và quản lý không gian văn hoá Phật giáo Bắc Giang là tạo ra được sự hài hoà giữa Đạo và Đời, giữa mục tiêu giữ gìn và phát triển giá trị của di sản văn hoá Phật giáo mà cha ông để lại với mục tiêu khai thác giá trị di sản văn hóa thành giá trị kinh tế. Nếu chỉ chú trọng vào khía cạnh kinh tế thì di sản văn hoá giống như một ngôi nhà chứa đầy của cải nhưng vắng chủ nhà còn nếu bỏ qua khía cạnh kinh tế của di sản thì di sản chỉ là một cái nhà trống rỗng. 

tây yên tử, bắc giang, văn hóa, du lịch, chùa vĩnh nghiêm, cư trần lạc đạo phú, phật hoàng Trần Nhân Tông

Một tiết mục trong chương trình “Đêm nhạc Phật” tại chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng). Ảnh tư liệu

Di sản văn hoá cần kinh tế để duy trì và phát triển như dòng sông cần có nước để không bao giờ khô cạn; kinh tế cần các giá trị ẩn chứa trong di sản văn hoá để có thêm sức sống như cây xanh cần nguồn nước, nguồn thức ăn từ đất để vươn cao. Văn hoá và kinh tế là đôi cánh để con chim bay cao, bay xa. Con đường đi đến sự hài hoà đó nằm trong triết lý của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thể hiện trong “Cư trần lạc đạo” và trong bài kệ của Huyền Quang Tam tổ:

                                   Vào chưng cõi Thánh thênh thênh,

                                    Thoát rẽ lòng phàm phây phẩy,

                           Bao nhiêu phong nguyệt, thề thốt chẳng cùng,

                                    Hễ cảnh giang sơn, ai nhìn thấy đấy

Sự hài hoà đó là để du khách đến với không gian Phật giáo Bắc Giang có cảm nhận mỗi bước chân là một bước đi vào cảnh giới giác ngộ, cảnh giới của một tâm thức bừng sáng, xả ly hết mọi vọng niệm.   

Về quy hoạch,  triết lý trong “Cư trần lạc đạo” gợi lên những điều bổ ích cho dự án xây dựng không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử. Đó là cần tránh việc xây dựng những chùa, tượng quá nguy nga, dẫn đến việc lãng phí nguồn lực và huỷ hoại môi trường. Nên chăng khi quy hoạch không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang cần nhấn mạnh đến các đặc trưng kiến trúc không gian, khiêm cung, giản dị, hài hoà, cân đối phù hợp với không gian tâm linh và gắn kết hữu cơ với cảnh quan môi trường trong quy hoạch để tạo ra một không gian sinh thái- tâm linh.

 Trong không gian văn hoá Phật giáo Bắc Giang, chùa Vĩnh Nghiêm cần giữ vị trí làm tâm điểm. Từ những bài viết về các vị sư tổ như Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang của Phật giáo Trúc Lâm và các bài về chùa Vĩnh Nghiêm, có thể suy luận rằng, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi các Thiền sư, đặc biệt là Pháp Loa, thuyết giảng kinh điển còn Yên Tử là nơi thiền luyện. Điều này được minh chứng qua nhận định của Hoà thượng Thích Thanh Từ rằng “Thiền phái Trúc Lâm vừa tu thiền vừa học kinh điển.” 

Do vậy, chùa Vĩnh Nghiêm cần được quy hoạch và xây dựng thành một bảo tàng về các giá trị văn hoá của Phật giáo Trúc Lâm với vai trò là trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Đây sẽ là nơi du khách cũng như các học giả quan tâm đến Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền Trúc Lâm nói riêng có cơ hội tìm hiểu sâu về quá trình hình thành tư tưởng nhập thế của Thiền Trúc Lâm và những đặc trưng nổi bật của dòng Thiền này trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, góp phần làm nên sức mạnh Việt Nam và tâm hồn cốt cách của con người Việt Nam. 

Trong không gian của chùa Vĩnh Nghiêm cần có các hoạt động nghệ thuật không chỉ vào dịp lễ hội chùa mà cần được tổ chức thường xuyên phục vụ du khách. Các hoạt động nghệ thuật ở đây phải thấm đẫm triết lý “Cư trần lạc đạo”. Do vậy cần nghiên cứu các loại hình nghệ thuật ở không gian chùa sao cho hoạt động nghệ thuật bảo đảm tính nguyên vẹn “Cư trần lạc đạo” cả trong nội dung lẫn chức năng. Các hình thái nghệ thuật đó cần đa dạng tương thích với đời sống thực tiễn đa dạng, biến các hoạt động nghệ thuật ở đây thành những phương tiện hữu hiện để đem Đạo vào Đời.

Về các hoạt động, ngoài việc được tham gia và tìm hiểu những nghi lễ tôn giáo như lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, du khách cũng có cơ hội được giới thiệu về các giá trị văn hoá của Thiền phái Trúc Lâm, tham gia các khoá thiền với thời gian linh hoạt từ vài giờ đến vài tuần, vài tháng. Những khoá thiền tập kết hợp với giới thiệu về các giá trị văn hoá của Phật giáo Trúc Lâm dành cho học sinh, sinh viên vào dịp nghỉ lễ hay nghỉ hè là hoạt động rất nên có. Để làm được việc đó cần có những cơ sở thiền tập cũng như nơi ăn nghỉ giản dị, thanh tịnh nhưng vệ sinh và lịch sự cho du khách và các thiền sư hướng dẫn du khách.

Mang lại cho du khách những giá trị tinh thần cao đẹp

Mặc dù du lịch tâm linh ở Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây song bị các lực lượng của thị trường chi phối. Phần đông du khách trong các chuyến du lịch tâm linh chưa hiểu những vấn đề cơ bản về tâm linh, chưa chuẩn bị đầy đủ tâm thế đến với du lịch tâm linh, còn nhầm lẫn giữa tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo. Do đó, khách tham gia du lịch tâm linh để xin mua rẻ, bán đắt, xin học hành đỗ đạt, cầu may, kiếm nhiều lời, xin thăng quan, tiến chức hoặc sa vào duy tâm thần bí, mê tín, dị đoan… Nhiều nơi các doanh nghiệp coi du lịch tâm linh là ngành kinh tế siêu lợi nhuận nên đua nhau xây các quần thể chùa chiền thật to để thu tiền của du khách từ các dịch vụ nảy sinh. 

tây yên tử, bắc giang, văn hóa, du lịch, chùa vĩnh nghiêm, cư trần lạc đạo phú, phật hoàng Trần Nhân Tông

Khu Du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách. 

Thực tế cho thấy có những nơi chốn ta đi qua trong một chuyến du lịch tâm linh nhưng không để lại trong ta điều gì vì những gì chúng ta trải qua ở nơi ta đến không làm cho tâm của ta lặng được bởi những lời chào mời của những người bán hàng, bởi thái độ của những người phục vụ và bởi không khí ngột ngạt, ô nhiễm do hương khói và vàng mã. 

Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, hậu quả sẽ không chỉ là nguy cơ phá vỡ cảnh quan vốn hài hòa của di tích, mà còn góp phần tạo nên tình trạng ngày càng thương mại hóa đời sống tâm linh, xúc phạm niềm tin tín ngưỡng của cộng đồng. Giá trị kinh tế của di sản văn hoá không nằm ở tiền bán vé vào cửa và những đồng tiền lẻ du khách đặt vào hòm công đức mà ở những dịch vụ đi theo như khách sạn, nhà hàng, ẩm thực, đồ lưu niệm thủ công mang đặc thù của địa phương và các dịch vụ giúp du khách trải nghiệm văn hoá gắn với tìm hiểu những giá trị di sản.

Mong rằng không gian văn hoá Phật giáo Bắc Giang sẽ không lặp lại những điều trái với văn hoá, trái với Phật pháp, trái với tư tưởng “Cư trần lạc đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Tránh được điều đó, du lịch tâm linh sẽ trở về đúng bản chất của nó là đem lại cho du khách những giá trị tinh thần cao đẹp của con người Việt Nam dẫu phải trải qua bao gian lao, thiếu thốn vẫn kiến lập cõi Phật ngay giữa cõi đời. 

Triết lý “Cư trần lạc đạo” là triết lý vì cuộc sống của con người, hướng con người đến cuộc sống gắn bó hài hoà với thiên nhiên, tránh tư tưởng tham dục, mưu cầu quá độ đến mức làm mất đi sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tha nhân và lợi ích của mọi vật trong môi trường. Đó chính là triết lý Trung Đạo, triết lý nhập thế, tùy duyên bất biến của “Cư trần lạc đạo”, không tách Đời khỏi Đạo, Đạo và Đời hoà quyện vào nhau cùng duyên khởi theo tinh thần của pháp môn bất nhị kiến. Tư tưởng đó là một di sản văn hoá vô giá cho sự tồn tại và phát triển tốt đẹp trong thời đại của trí tuệ nhân tạo vì nó giúp con người nhận thức được “cái thật” trong “cái ảo”, biết chọn lấy cái linh hoạt tùy nghi của nhân sinh trong hiện thực cuộc sống.

tây yên tử, bắc giang, văn hóa, du lịch, chùa vĩnh nghiêm, cư trần lạc đạo phú, phật hoàng Trần Nhân Tông

Thắng cảnh Suối Mỡ (Lục Nam).

Phát triển du lịch tâm linh theo tinh thần “Cư trần lạc đạo” sẽ bảo đảm cho nguyên tắc không hy sinh di sản vì lợi ích kinh tế, tạo ra sự hài hoà về lợi ích giữa doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, phát huy vai trò chủ nhân của cộng đồng địa phương trong phát triển, giữ gìn và hưởng lợi từ di sản văn hoá. Phát triển du lịch văn hoá-tâm linh không đơn giản chỉ là phục hồi lại các lễ nghi Phật giáo ở địa phương và xây dựng lên những khu chùa mới hoành tráng theo kiến trúc hiện đại. Nếu chỉ đầu tư vào những công trình vật chất, chùa tháp nguy nga mà không quan tâm đến nhân tố trí tuệ sáng suốt và hạnh nguyện mẫu mực cũng như mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương thì dễ đưa con người lạc lối xa thêm.

Có thể thấy, xây dựng không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử là một công việc phức tạp, đòi hỏi một phương pháp liên ngành và siêu ngành với sự tham gia của các nhà Phật học, sử học, văn hoá học, kinh tế học, môi trường học, giáo dục học và các chính trị gia. Đó là những giá trị trường tồn vượt qua giới hạn không gian và thời gian, làm nên hồn cốt trong văn hoá Việt Nam. Những giá trị đó có ý nghĩa rất lớn không những đối với các thế hệ người Việt mà còn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. 

Việc lấy tư tưởng “Cư trần lạc đạo” làm kim chỉ nam cho việc xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Bắc Giang với tinh thần vừa bảo tồn được những giá trị của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, vừa phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Mọi ý tưởng xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử phải hướng tới mục đích của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đó là làm cho triết lý, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm thăng hoa, sống mãi trong tâm trí của mỗi người con đất Việt, sống mãi với thời gian, không gian trên đất nước Việt Nam và vượt ra ngoài biên giới quốc gia để có vị trí xứng đáng trong giá trị văn hoá nhân loại. 

PGS.Lê Văn Canh – ThS. Đào Thị Ngân

Bảo tồn không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử

Thế kỷ XIII – XIV, Phật giáo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao là sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Dưới thời Trần, không gian Phật giáo Trúc Lâm trải rộng ở cả sườn Đông và Tây dãy núi Yên Tử. Phật giáo Trúc Lâm để lại rất nhiều giá trị, trong đó có giá trị văn hóa.

 

Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử – Những giá trị đặc sắc

BẮC GIANG – Không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng. Nơi đây là một bộ phận không tách rời Khu du lịch tâm linh Đông Yên Tử – một địa điểm du lịch đã tạo dựng được những giá trị và thương hiệu đối với các du khách. 

 

 

 

tây yên tử, bắc giang, văn hóa, du lịch, chùa vĩnh nghiêm, cư trần lạc đạo phú, phật hoàng Trần Nhân Tông

Nguồn

Cùng chủ đề

CSGT tổ chức mật phục, bắt giữ 12 tàu ‘cát tặc’ trên sông

Chiều 31/12, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa phát hiện vụ việc khai thác cát trái phép trên tuyến sông Lục Nam (thuộc địa phận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Trong đó, lực lượng chức năng đã bắt giữ 12 phương tiện gồm: tàu cuốc, tàu hút tự hành, tàu chở… để khai thác cát trái phép. Cụ thể, hồi 7h40 cùng ngày, tổ công tác của Thủy đoàn I (Cục CSGT) chủ...

BIC ra mắt Chi nhánh BIC Bắc Sơn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Bắc Sơn, thành phố Bắc Giang. Đây là đơn vị thành viên thứ 37 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2024. Ban lãnh đạo BIDV tặng hoa chúc mừng BIC Bắc Sơn Tham dự Lễ khai trương có: Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang – Lê Thị Hoàng Hà; Chánh Thanh tra – Giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2024

(NADS) – Sáng 09/12/2024, tại Hội VHNT Bắc Giang, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đến dự Đại hội có Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang; nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội VHNT Bắc Giang,...

Bắc Giang tăng trưởng ước 13,85%, dẫn đầu cả nước

Quyền chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn phát biểu kết luận – Ảnh: TRẦN KHIÊM Ngày 6-12, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2025. Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực chính

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định là động lực chính Sáng 6/12, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 của tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu chủ yếu cao hơn bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Bắc Giang cả năm...

Cùng tác giả

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hương gặp mặt, tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo...

Sáng 21/01, tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt, tiếp đoàn đại biểu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo và Ban Thường trực Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang đến chúc Tết nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Dự và tiếp đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm...

Đại tá Đỗ Đức Trịnh phụ trách điều hành Công an tỉnh Bắc Giang

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an giao Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách Công an tỉnh Bắc Giang từ ngày 20/1 đến khi kiện toàn chức vụ Giám đốc Công an tỉnh. Đại tá Đỗ Đức Trịnh, SN 1978, quê Việt Yên, Bắc Giang. Ông tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân năm 2001. Nhận nhiệm vụ tại Công an tỉnh Bắc Giang, ông trải qua các chức danh: Trợ lý, Đội...

Giải Cầu lông-Pickeball mừng Đảng, mừng xuân mới 2025 – Chi tiết tin tức

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2025) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 18/01/2025, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc giải Cầu lông- Pickeball mừng Đảng, mừng xuân mới 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho các hoạt động thể thao của tỉnh trong năm 2025. BTC tặng cờ lưu niệm...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh thăm, chúc Tết chức sắc tôn giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 20/1, đồng chí Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tới thăm, chúc Tết chức sắc tôn giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Hàm Long, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân Vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh,...

Cùng chuyên mục

Quán cà phê trang trí hơn ba tấn sách cũ ở TP Hồ Chí Minh

Quán cà phê ở quận 10 (TP Hồ Chí Minh) theo phong cách hoài cổ, dùng hàng nghìn quyển sách trang trí trên kệ cao, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh.Quán trên đường Hoà Hưng, mở từ đầu tháng 3 theo phong cách hoài cổ. Quán trang trí khá đơn giản, điểm nhấn là kệ sách che kín khoảng tường rộng. "Ước chừng hơn 3 tấn sách trên kệ, số lượng rất nhiều và vẫn còn để...

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024

Tối 16/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại biểu các nước cùng lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung...

Ngày 8/3 lên núi Bà Đen ngắm hoa tulip và màn trình diễn nhạc nước lần đầu tại Tây Ninh

Rất nhiều trải nghiệm thú vị diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh, đưa đỉnh núi cao nhất Nam bộ trở thành điểm đến hấp dẫn phái đẹp trong dịp 8/3 năm nay.Lạc vào “khu vườn châu Âu” với hàng vạn bông hoa tulipNhững năm gần đây, hoa tulip đã trở thành một “đặc sản” của núi Bà Đen mỗi dịp xuân về. Bắt đầu từ trước Tết, giống hoa tulip nhập từ Hà Lan đã được đưa về...

Hàng trăm thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn tại hồ Tây

Chương trình biểu diễn ánh sáng với hàng trăm drone (thiết bị bay không người lái) cùng màn trình diễn thực cảnh tại hồ Tây sẽ là điểm nhấn trong chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024” do Sở Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức vào ngày 9 và 10/3.Nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân...

Vietnam Airlines tăng chuyến bay đến Điện Biên, sẵn sàng cho Lễ hội hoa ban

Từ ngày 6 đến 30/3/2024, Hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất các chuyến bay đến sân bay Điện Biên, nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất bay so hiện tại, nâng số lượng chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên mỗi ngày lên 2 chuyến trong giai đoạn từ 6/3...

“Trải nghiệm bất tận” trên vùng đất lịch sử Điện Biên

Không chỉ là điểm hẹn lịch sử thu hút du khách gần xa đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi gắn liền Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Điện Biên còn là điểm đến hấp dẫn về du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa.Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Vinh quang...

Xuân Lương – Chín đoạn hát mây

BẮC GIANG - Tôi về xã Xuân Lương (Yên Thế - Bắc Giang) đúng phiên chợ ngày rằm nên được thỏa sức ngắm nhìn rất nhiều sắc hoa và mật ong. Hoa chuối bắt đầu mở cánh vào tháng Giêng e ấp dưới ánh nắng xuân non. Dãy hoa cúc mâm xôi cũng bắt đầu hé nụ.  Người ta mách đường vào chợ mọi người thường rẽ qua ngã ba ông Quán là tiện nhất. Hỏi dò tôi mới hay ở...

Thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Ngày 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế...

Khu du lịch tâm linh

BẮC GIANG - Tính từ ngày mùng 2 đến ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, Khu du lịch tâm - linh sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) đón gần 60 nghìn lượt khách tham quan. Trong đó, số khách mua vé đi cáp treo từ nhà ga lên chùa Thượng đạt gần 30 nghìn lượt; có nhiều đoàn khách đến từ TP Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái...

Khai mạc Tuần Văn hóa

BẮC GIANG - Sáng 21/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2024 với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử”.Tới dự, đại biểu T.Ư có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất