Powered by Techcity

Vụ Việt Á: 38 bị cáo hầu tòa, trong đó có cựu Giám đốc CDC Bắc Giang

Sáng 3/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 38 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Vụ Việt Á,  38 bị cáo, ra hầu Tòa, cựu quan chức

Các bị cáo tại phiên xét xử.


Tại vụ án này, 38 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về các tội: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Trong đó, có 2 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về 2 tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ” gồm: Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Việt vừa bị Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội xử phạt 25 năm tù, án chưa có hiệu lực pháp luật); Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Hiệp vừa bị Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội xử phạt 6 năm tù, án chưa có hiệu lực pháp luật).

Sáu bị cáo bị truy tố tội “Nhận hối lộ” gồm: Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế – kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ; Hùng vừa bị Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội xử phạt 15 năm tù, án chưa có hiệu lực pháp luật), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Huỳnh (cựu Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế), Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế), Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế), Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương).

Hai bị cáo: Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ), Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ba bị cáo bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”: Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng), Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương), Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương).

Hai bị cáo: Phạm Tôn Noel Thảo (Trợ lý Khối tài chính, Công ty Việt Á), Hồ Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ Công ty Việt Á) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”.

Hai bị cáo: Nguyễn Thị Thanh Thủy (cựu Chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), Nguyễn Bạch Thùy Linh (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên SNB Holdings) cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

21 bị cáo còn lại cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” gồm 3 nhân viên Công ty Việt Á là: Trần Thị Hồng, Lê Trung Nguyên, Trần Tiến Lực; Nguyễn Mạnh Cường (cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương), Nguyễn Thị Trang (cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính, Sở Tài chính Hải Dương), Lâm Văn Tuấn (cựu Giám đốc CDC Bắc Giang), Ngụy Thị Hậu (cựu Phó trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, CDC Bắc Giang), Phan Huy Văn (Giám đốc Công ty Dược vật tư y tế Phan Anh – Bắc Giang), Phan Thị Khánh Vân (nghề nghiệp tự do), Vũ Văn Doanh (Giám đốc Công ty Thẩm định giá Thăng Long), Tạ Ngọc Chức (Giám đốc Công ty thẩm định và đầu tư Toàn Cầu), Nguyễn Văn Định (cựu Giám đốc CDC Nghệ An), Nguyễn Thị Hồng Thắm (cựu Kế toán trưởng CDC Nghệ An), Hồ Công Hiếu (thẩm định viên Công ty Cổ phần thông tin và thẩm định giá Miền Nam, Chi nhánh Nghệ An), Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương), Tiêu Quốc Cường (cựu Kế toán trưởng, cựu Phó trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế Bình Dương), Lê Thị Hồng Xuyên (nhân viên CDC Bình Dương), Trần Thanh Phong (Phó trưởng phòng Tài chính kế toán, CDC Bình Dương), Nguyễn Trường Giang (Tổng Giám đốc Công ty VNDAT), Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc dự án Công ty VNDAT), Ninh Văn Sinh (cựu Phó Giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Trung Tín).

Chuyển tài sản của Nhà nước sang công ty tư nhân

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, năm 2020, Covid-19 bùng phát nên Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ tích cực nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phòng chống dịch. Sau đó, việc nghiên cứu kit test Covid-19 được giao Học viện Quân y chủ trì với kinh phí 18,9 tỷ đồng.

Do có mối quan hệ quen biết, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng tác động để Công ty Việt Á được tham gia cùng Học viện Quân y thực hiện đề tài này. Bị cáo Chu Ngọc Anh (khi đó là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) ký quyết định đồng ý việc này. Kết quả nghiên cứu này là tài sản của Nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đại diện sở hữu nhưng bị cáo Chu Ngọc Anh đã cùng cấp dưới là Thứ trưởng Phạm Công Tạc để Công ty Việt Á mang đi đăng ký sở hữu.

Cơ quan tố tụng xác định, khi làm những việc vi phạm pháp luật nhưng có lợi cho Việt Á, Chu Ngọc Anh nhận từ Phan Quốc Việt 200.000 USD; Phạm Công Tạc nhận 50.000 USD còn Trịnh Thanh Hùng nhận 350.000 USD. Do vậy, bị cáo Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” còn Trịnh Thanh Hùng bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.

Giúp Việt Á sản xuất, bán kit test ra thị trường

Sai phạm tiếp theo xảy ra tại Bộ Y tế trong quá trình cấp phép lưu hành sản phẩm kit test cho Công ty Việt Á. Cáo trạng thể hiện Phan Quốc Việt dùng kết quả nghiên cứu cùng Học viện Quân y đi đăng ký tại Bộ Y tế, để Công ty Việt Á sản xuất thương mại, bán ra thị trường.

Khi đó, bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng) đã lợi dụng chức vụ, hướng dẫn Phan Quốc Việt soạn thảo các văn bản liên quan cấp phép; tác động đến người của Bộ Y tế để giúp Việt. Nhờ vậy, bị cáo Trịnh được Việt cảm ơn 200.000 USD và đã bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ”.

Ngoài ra, một số bị cáo khi đó là lãnh đạo, cán bộ thuộc Bộ Y tế cũng bị cáo buộc có hành vi nhận hối lộ, làm sai quy định giúp Công ty Việt Á được phép sản xuất kit test, bán thương mại. Trong đó có bị cáo Nguyễn Thanh Long (khi đó là Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh nhận 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn nhận 300.000 USD; Nguyễn Nam Liên nhận 100.000 USD.

Vi phạm trong đấu thầu

Sai phạm còn lại là vi phạm trong đấu thầu xảy ra khi Công ty Việt Á bán kit test với giá cao cho nhiều cơ quan trên địa bàn cả nước. Quá trình này, Phan Quốc Việt cũng hối lộ hàng loạt bị cáo là những người có thẩm quyền.

Cáo trạng nêu rõ, một kit test của Việt Á chỉ có giá 143.000 đồng, gồm tất cả chi phí kèm theo 5% lợi nhuận. Tuy nhiên, Phan Quốc Việt bán với giá cao hơn nhiều, như tại Hải Dương là 470.000 đồng/test.

Tổng cộng, có hơn 4,5 triệu kit test được Công ty Việt Á bán ra, gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng, trong đó gây thiệt hại cho Nhà nước 402 tỷ đồng. Trong số 402 tỷ đồng thiệt hại này, có 222 tỷ đồng do CDC các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương gây ra trong quá trình mua, tiêu thụ kit test của Công ty Việt Á. Còn 15 tỉnh, thành phố khác gây thiệt hại 180 tỷ đồng.

Sai phạm trong quá trình mua bán kit test

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát cáo buộc 2 bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy (cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) và Nguyễn Bạch Thùy Linh (Giám đốc Công ty SNB Holdings) đã lợi dụng ảnh hưởng của mình với “người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước”, yêu cầu Công ty Capital (của Singapore) mua số kit test trị giá 1 triệu USD (23,5 tỷ đồng) từ Việt Á để tặng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dùng cho phòng, chống dịch.

Từ việc này, Phan Quốc Việt đã chi 40% “hoa hồng” cho Thủy và Linh, tương đương hơn 8 tỷ đồng. Viện Kiểm sát đã truy tố Thủy và Linh về cùng tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 20 ngày.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Tuyên án 38 bị cáo trong vụ án Công ty cổ phần công nghệ Việt Á

Chiều 12/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 38 bị cáo trong vụ án Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) về các tội danh: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi...

Ngày 3/1/2024, xét xử 38 bị cáo trong vụ Việt Á

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định ngày 3/1/2024 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hai cựu Bộ trưởng và 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị liên quan. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 20 ngày.Ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh...

Vụ Việt Á: Cựu Giám đốc CDC Bắc Giang được ‘cảm ơn’ bằng 2 sổ tiết kiệm

Theo kết luận điều tra, cựu Giám đốc CDC Bắc Giang được 'cảm ơn' bằng 2 sổ tiết kiệm, tổng giá trị 5 tỉ đồng.Bị can Lâm Văn Tuấn - cựu Giám đốc CDC Bắc Giang.Liên quan đến vụ án Việt Á, bị can Lâm Văn Tuấn (cựu Giám đốc CDC Bắc Giang) bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, gây...

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận hơn 2 triệu USD trong vụ Việt Á

Kết quả điều tra ban đầu xác định, nhằm thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào.Ông Nguyễn Thanh Long tại hội nghị hồi tháng 1/2022. Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận, đề nghị viện kiểm sát truy tố 38 bị can về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm...

Cùng tác giả

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Việt Oanh dự Ngày hội đại đoàn kết tại huyện Tân Yên

(BBG)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 10/11, đồng chí Nguyễn Việt Oanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung (Tân Yên). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, UBND huyện Tân Yên. Tại đây, các đại biểu và nhân...

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Nghiêm cấm chạy chọt nhân sự Đại hội Đảng các cấp

TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh, nghiêm cấm việc chạy chọt, nịnh nọt, tranh thủ lấy lòng, phe cánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 8/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Cùng chuyên mục

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng

Sáng 06/11, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Yên Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; kết quả triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC); công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trong Đảng bộ huyện. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh...

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp – Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Với phương châm “Luôn quan tâm, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tập trung cải thiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh, do đó các doanh nghiệp đều tăng trưởng, phát triển, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế...

Bắc Giang phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang triển khai phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 139 vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích 18.446 ha; 78 vùng sản xuất rau, diện tích 7.254 ha; 08 vùng sản...

Tôn vinh 9 Công dân Bắc Giang ưu tú năm 2024

Chiều 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ tôn vinh “Công dân Bắc Giang ưu tú” năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Cường - Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các...

HTX rau sạch Yên Dũng – Sản xuất an toàn gắn với du lịch trải nghiệm

Nổi tiếng với thương hiệu rau sạch của tỉnh Bắc Giang, Hợp tác xã (HTX) rau sạch Yên Dũng là một điểm sáng về phát triển nông nghiệp thông minh, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học khép kín và công nghệ hiện đại trong sản xuất. Bên cạnh đó, HTX cũng triển khai kết hợp sản xuất gắn với du lịch trải nghiệm. Tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao Được thành lập từ tháng 09/2016, HTX...

Chế biến nông sản an toàn, tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề

Sự phát triển của các làng nghề, trong đó có làng nghề chế biến nông sản đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Cùng với việc từng bước cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) đang dần...

Tập trung tháo gỡ khó khăn hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Minh Quý chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh. Tính đến ngày 20/10/2024, cả nước có 6.320/8.162 xã (77,4%)...

Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây vụ Đông

Cùng với thu hoạch vụ Mùa, các địa phương trong tỉnh đang tích cực chỉ đạo nông dân triển khai nhanh việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, rau màu vụ Đông, đảm bảo khung lịch thời vụ. Đến nay, các địa phương đã thu hoạch được 37.685 ha lúa Mùa, đạt 77,5% kế  hoạch. Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, năng suất lúa giảm, ước đạt 49,8 tạ/ha, đạt 87,6%...

Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang – Điểm sáng từ xã Phúc Hòa

Sản phẩm vải chín sớm của Phúc Hòa nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh Bắc Giang. Ảnh: VGP/Thiện Tâm Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và không có điểm dừng, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên đã phát huy những kết quả đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, triển khai nhiều giải pháp quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất