Powered by Techcity

Việc cưới, bao giờ lại được như xưa

BẮC GIANG – Xưa, ở thành thị thường tổ chức cưới vào mùa Thu và mùa Xuân vì thời tiết mát mẻ, chủ và khách tha hồ “đóng bộ” trưng diện, hôn trường và phòng hoa đều dễ chịu. Ở nông thôn thì thường cưới vào cuối Thu, đầu Đông vì gặt hái đã xong, thóc gạo đã sẵn để lo nấu cỗ. Nay thì Xuân, Hạ, Thu, Đông đều là mùa cưới, bất kể thành thị hay nông thôn.

Cưới là một công việc hệ trọng của đời người. Xưa, nhà nào đẻ con trai, từ sớm đã phải manh nha lo hai việc: Lo đất làm nhà và lo cưới vợ cho con. Không hiếm gia đình lo xong đám cưới cho con là lâm vào cảnh nợ nần, thậm chí khánh kiệt bởi phải lo trả nợ miệng và những lệ thách cưới nặng nề. Nhiều đám phải hủy vì nhà trai không đáp ứng được lễ lạt thách cưới của nhà gái. Cho nên mỗi lần đi đánh tiếng với họ nhà gái, người ta thường chọn người hoạt ngôn để nâng lên đặt xuống, trần tình mọi nhẽ, lựa lời ăn nói… sao cho cả đôi bên đều hài lòng với các khoản sính lễ, gọi nôm là “đồ thách cưới”…

tin tức bắc giang, bắc giang, Việc cưới, bao giờ lại được như xưa, mùa Thu, mùa Xuân, đám cưới đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm, văn minh

Nhiều đám cưới được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm, văn minh. Ảnh minh họa.

Rồi nữa, cưới thì phải biện cỗ mời họ hàng, bạn bè, làng nước… Với nhiều gia đình, cỗ cưới thực sự là gánh nặng vì tục lệ ăn uống linh đình, mâm cao cỗ đầy theo kiểu “lệ làng” là phải có thế. 

Thời kỳ bao cấp khó khăn, hàng hóa khan hiếm, tất tật thứ gì cũng phải theo tem phiếu tiêu chuẩn. Ai cưới vợ, cưới chồng có xác nhận của địa phương thì ông thương nghiệp linh động giải quyết thêm cho ít bánh kẹo, chè xanh, thuốc lá… Cùng thời ấy, Nhà nước phát động phong trào cưới theo “nếp sống văn hoá mới” nên đám cưới chỉ còn mang tính thủ tục. 

Các cặp uyên ương chỉ cần đăng ký kết hôn. Họ nhà trai chỉ cần mang đến nhà gái mấy quả cau, cơi trầu, vài bao thuốc lá Tam Đảo hoặc Trường Sơn, thêm mấy gói chè mạn. Còn họ hàng, bạn bè, làng xóm đến dự đám cưới chỉ uống nước chè và nhấm nháp vài thứ quà quê. Quà mừng cưới thường là những vật dụng thiết thực như xoong nồi, chậu thau, ấm chén… 

Những đám cưới đơn giản mà rất tiết kiệm thời ấy đã cho ra rất nhiều sản phẩm mà giờ đây nhiều người đã trở thành những nhà khoa học khả kính, những nhà quản trị tài ba, những vị tướng lẫy lừng, những nhà văn hoá nổi tiếng của đất nước… Một điều đặc biệt nữa là chủ nhân của những đám cưới “nếp sống văn hóa mới” ngày ấy thường gắn bó với nhau trọn đời, rất hiếm trường hợp ly hôn, mỗi người mỗi ngả…

Đến thời kinh tế thị trường, đám cưới cũng như nhiều giá trị văn hoá truyền thống dần bị biến dạng. Đám cưới, ngoài việc tác thành cho đôi lứa còn là sự phô trương tiền bạc, độ giàu sang, thói kệch cỡm và cả sự “trục lợi”… 

Cỗ cưới thì ê hề, đủ loại sơn hào hải vị, không cần biết thực khách có tiêu hoá hết hay không. Cùng đó là bao chuyện bi-hài: Có đám người ta biến tiệc cưới thành buổi tuyên truyền chính trị của các báo cáo viên trong vai trò “thay mặt” gia đình hay cơ quan, đơn vị, đoàn thể… phát biểu ý kiến. Lại có đám cưới thành buổi liên hoan văn nghệ bất đắc dĩ với những bài hát chẳng ăn nhập gì với hôn lễ: Sao em nỡ vội lấy chồng; Yêu nhau ném đá vỡ đầu nhau ra… 

Nhạc đám cưới thì đinh tai nhức óc như tra tấn người dự và những ngôn từ tục tĩu khiến người nghe phải đỏ mặt. Lại có những vị khách là bợm nhậu, cứ như thể chưa được uống rượu bao giờ, cầm chai rượu lê la chúc tụng hết bàn này đến bàn khác. 

Đã có nhiều vụ án mạng xảy ra trong đám cưới mà thủ phạm chính là… rượu. Lại có không ít trường hợp đi dự đám cưới về say rượu còn cầm lái ô tô, xe máy, gây nên tai nạn thương tâm. Còn nữa, nhiều đám cưới vô tình bị biến thành những cuộc gặp gỡ của đồng nghiệp, đồng môn, đồng ngũ… Mấy bà nghiện chứng “xeo-phì, chếch-in”, đeo kính râm to tổ bố quay mông vào quan khách chụp lấy chụp để…

Điều “tế nhị” nhất nhưng cũng phiền toái nhất là cái thùng hình trái tim đựng phong bì đặt chình ình trước cửa vào hôn trường. Nếu là đám cưới con nhà cán bộ có chức vụ hoặc những người có ảnh hưởng xã hội thì việc được mời dự cưới là một “đặc ân” nên phong bì phải liệu sao cho xứng (!). Hoặc đó cũng là một dịp để nhiều người thể hiện lòng yêu quý “sếp”, nhất là những người sắp được “vào quy hoạch” hoặc sắp được đề bạt. 

Tốn kém bao nhiêu cũng phải có cái phong bì thật dày để “mừng cho các cháu”. Ấy chỉ là những đám cưới đặc biệt, còn bình thường thì đó là “bữa cơm giá cao” mà mỗi khi nhận được thiệp mời là đại đa số cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động thuộc các thành phần đều phải… méo mặt. Lương tháng bình quân chỉ dăm bảy triệu mà đủ thứ việc phải chi. Học hành cơm áo của cả một gia đình trông cả vào đấy. 

Một tháng chỉ vài cái thiệp mời như thế là “bội chi ngân sách”. Lại phải mấy tháng sau ăn dè hà tiện mới bù vào được. Có những cụ hưu trí phải kiếm cớ trái gió trở trời, đau lưng nhức đầu… để thoái thác không đến dự mà chỉ gửi quà mừng. Đây là cách giải tối ưu cho bài toán lương hưu, vì gửi quà mừng là tiết kiệm được một khoản đáng kể so với đi ăn cỗ cưới (!).

Vấn nạn cỗ cưới đang lúc cao trào thì dịch Covid-19 xảy ra. Tập trung đông người ăn uống là tự sát! Quy định phòng chống dịch nghiêm hơn quân lệnh. Hơn hai năm, dịch covid-19 đã “giúp” bao người giảm bớt gánh nặng đi dự cỗ cưới. Các cặp uyên ương cùng phụ huynh đều nghiêm chỉnh chấp hành. Những đám cưới đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm, văn minh… thời “vui duyên mới không quên nhiệm vụ” ngỡ như đã hồi sinh. 

Bao nhiêu người thở phào nhẹ nhõm. Bao nhiêu người những tưởng nhân đà này tệ nạn cỗ cưới sẽ được cả xã hội bài trừ… Nào ngờ hết dịch, tệ nạn cỗ cưới lại hồi sinh và “như chưa hề có cuộc chia ly”. Hoành tráng nhất vẫn là những người có “vai vế”. Và đó đây lại kêu gọi, lại nhắc nhở, lại viện dẫn những quy định của cấp này, cấp nọ… như đã từng “đánh trống bỏ dùi”. 

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là nhận thức và trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới chưa đầy đủ, khiến việc thực hiện còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, có biểu hiện làm chiếu lệ cho qua chuyện. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở một số nơi chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong hướng dẫn, quản lý, tổ chức việc cưới… Nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, kể cả một số cán bộ có chức vụ còn thiếu gương mẫu trong thực hiện việc cưới, việc tang…

Mới đây, Bộ Nội vụ công bố dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ để lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Dự thảo được xây dựng gồm 5 chương, 25 Điều. Trong đó có phần quy định: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, không có hành vi bạo lực gia đình. Không tổ chức tiệc cưới, ăn hỏi, đám ma, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các công việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Thiết nghĩ, để thực hiện nghiêm các quy định nêu trên, cần chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những hành vi sai phạm. Thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có cán bộ, đảng viên thuộc quyền vi phạm quy định liên quan tới việc cưới. 

Khi đội ngũ cán bộ, đảng viên phát huy vai trò đi đầu, gương mẫu thì việc tổ chức cưới theo nếp sống mới sẽ có được kết quả bền vững. Và, điều cốt yếu nhất là có một chế tài đủ mạnh trên cơ sở một bộ quy tắc sát với thực tiễn; đồng thời đưa vào tiêu chuẩn đánh giá cán bộ hàng năm. Với người dân, vấn đề đặt ra là tăng cường các giải pháp vận động tuyên truyền tạo sự đồng thuận của toàn xã hội. Làm được như thế thì đám cưới một ngày nào đó sẽ trở về đúng bản chất tốt đẹp vốn có của nó.

Nhà thơ Mai Nam Thắng

Lục Ngạn: Khôi phục đám cưới mang bản sắc dân tộc Nùng

BẮC GIANG – Gia đình ông Vi Văn Phóng và bà Vi Thị Nôm (dân tộc Nùng), ở thôn Phố Chợ, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa tổ chức đám cưới cho con trai là Vi Anh Tú (SN 2001) và con dâu Hoàng Bích Nguyệt (SN 2001), xã Biên Sơn (cùng huyện). Đây là đám cưới điểm nhằm khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc Nùng tại địa phương.

 

Đám cưới thời 4.0

BẮC GIANG – Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số (CĐS), Huyện đoàn Tân Yên xây dựng mô hình “Đám cưới số, văn minh, tiết kiệm”. Đông đảo đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện đã ủng hộ, hưởng ứng mô hình này, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.

 

Vui đám cưới an toàn giao thông

BẮC GIANG – Để ngày vui trăm năm thêm phần trọn vẹn, ý nghĩa, thời gian qua, tại nhiều địa phương trong tỉnh, các cấp bộ đoàn đã vận động nhân dân thực hiện mô hình “Đám cưới an toàn giao thông (ATGT)”. 

 

tin tức bắc giang, bắc giang, Việc cưới, bao giờ lại được như xưa, mùa Thu, mùa Xuân, đám cưới đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm, văn minh

Nguồn

Cùng chủ đề

Công nhân sốt ruột khi nhà cách nơi làm 300km sắp sập, công đoàn hỗ trợ ngay

Công nhân đóng gói sản phẩm trong một nhà xưởng tại Bắc Giang – Ảnh: GIANG SƠN ĐÔNG Hơn hai tháng sau bão số 3 (bão Yagi) qua đi, chị Vàng Thị Dung (26 tuổi, quê Lùng Phình, Bắc Hà, Lào Cai), công nhân Công ty TNHH Newwing Interconnect Technology, vẫn nhớ như in từng cuộc điện thoại báo tin nhà sắp sập. Cả nhà 4 người đi ở nhờ vì sợ quả núi to ập xuống Là hộ nghèo, nhà ở...

Vụ 91 người nhập viện sau liên hoan 20-10: Phát hiện vi khuẩn E.coli

91 công nhân tại Bắc Giang nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm sau bữa liên hoan 20-10 – Ảnh: THU HƯƠNG Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 25-10, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho hay sở đã có thông báo căn nguyên vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina khiến 91 người phải nhập viện cấp cứu. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, nguyên nhân ngộ độc thực...

Chàng trai 26 tuổi ở Bắc Giang thôi công việc ổn định, thi lại vào sư phạm đạt 29,45 điểm

Phạm Văn Thành, sinh năm 1998, vừa trở thành tân sinh viên ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây là lần thứ hai chàng trai quê Bắc Giang nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp Trường THPT Lục Ngạn số 2, vì chưa có định hướng rõ ràng, Thành quyết định thi và đỗ vào Học viện An ninh Nhân dân theo mong muốn của gia đình. Trải qua 4 năm...

Bắc Giang lý giải việc không thể thông xe cầu Đồng Việt như đã hẹn

Ngày 15/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý IV năm 2024. Tại hội nghị, đại diện nhiều sở, ngành, địa phương đã trả lời, cung cấp thông tin về các vấn đề mà phóng viên các cơ quan báo chí nêu. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Giám đốc...

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia tách thành 2 tỉnh nào? Quảng Ngãi – Bình Định ...

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Cùng chuyên mục

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Thị trường tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 12/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 12/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000...

Bắc Giang: Tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản

Chiều 11/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, một số sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hành nghề đấu giá trên địa bàn...

Những trăn trở từ đồng ruộng

Giá lúa tăng một, giá phân bón tăng hai Những ngày này, nông dân trong xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đang tập trung sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu. Kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025, toàn...

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Giá heo hơi hôm nay 11/11 ổn định ở cả 3 miền. (Nguồn: Gia chánh Cẩm Tuyết) Giá heo hơi hôm nay 11/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Sáng 11/11, giá heo hơi tại khu vực phía Bắc duy trì ổn định trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, ngưỡng 64.000 đồng/kg đã xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Đây hiện cũng là...

Nhà hát Chèo Bắc Giang đoạt 2 HCV, 2 HCB tại Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng – Chi tiết tin tức

Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Nhà hát Chèo...

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Nghiêm cấm chạy chọt nhân sự Đại hội Đảng các cấp

TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh, nghiêm cấm việc chạy chọt, nịnh nọt, tranh thủ lấy lòng, phe cánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất