Powered by Techcity

Vì sao Luật Đất đai sửa đổi chưa được thông qua tại kỳ họp 6?

Định giá đất, thu hồi đất là những vấn đề hệ trọng, tác động lớn, nhưng chưa thiết kế được phương án tối ưu khiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa thông qua năm nay.

Cho ý kiến tại phiên làm việc ngày 16/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin dự án sửa đổi Luật Đất đai được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp kỳ 6 đang diễn ra và dự kiến chuyển sang phiên họp bất thường tháng 1/2024.

Luật đất đai sửa đổi, thảo luận luật đất đai, chưa thông qua luật đất đai

Ảnh minh họa.

Dự thảo còn 14 vấn đề có hai phương án cần xin ý kiến Quốc hội. Trong đó vấn đề được chuyên gia, đại biểu Quốc hội góp ý nhiều nhất và liên tục phải chỉnh sửa qua các lần dự thảo là Nhà nước thu hồi đất (Điều 79, 126 và 128).

Với dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ, Ban soạn thảo thiết kế hai phương án. Một, quy định các dự án này thuộc diện Nhà nước thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Hai, các dự án phải gắn tiêu chí, điều kiện cụ thể thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Đề xuất chọn phương án một, Chính phủ cho rằng việc đấu giá quyền sử dụng đất giúp việc giao đất, cho thuê đất minh bạch, tăng thu ngân sách. Việc đấu thầu giúp lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thực hiện dự án có tính lan tỏa, tạo động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch của địa phương.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường), đại biểu Phạm Văn Thịnh (Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang) chọn phương án một vì Nhà nước cần kiểm soát địa tô chênh lệch thông qua thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu. Việc này giúp Nhà nước có nguồn lực để đền bù; đồng thời tránh tình trạng mỗi người bị thu hồi đòi một giá khiến dự án đình trệ, kéo theo bất bình đẳng trong đền bù.

Ngược lại, đại biểu Bế Minh Đức (Phó đoàn Cao Bằng) và Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp) cho rằng nên áp dụng cơ chế tự thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất và đạt được sự đồng thuận với chủ đầu tư. Phương án này cũng phù hợp với Nghị quyết 18 về tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tránh tình trạng thu hồi đại trà làm lợi cho chủ đầu tư.

Phương pháp định giá đất và các trường hợp, điều kiện áp dụng (Điều 159) cũng còn nhiều ý kiến trái chiều. Ban soạn thảo thiết kế hai phương án. Một là quy định tại luật về nội dung phương pháp và giao Chính phủ quy định trường hợp, điều kiện áp dụng. Hai là quy định ngay trong luật nội dung, trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp để bảo đảm công khai, minh bạch, khả thi. Chính phủ đề xuất phương án một và đưa ra 4 phương pháp định giá đất là so sánh, thặng dư, thu nhập và hệ số điều chỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nhiều đại biểu nghiêng về phương án hai vì quy định càng cụ thể giúp “bảo vệ cán bộ” và đảm bảo khả thi cho cơ quan thực hiện. “Nghị định không phải là luật, chỉ hướng dẫn. Cơ quan kiểm toán, thanh tra hỏi tại sao chọn phương pháp này, không chọn cái kia. Cái kia cao hơn một đồng cũng chết”, ông Huệ nói tại phiên thảo luận ngày 16/11, đề nghị dự thảo nêu rõ điều kiện áp dụng, nguyên tắc lựa chọn của từng phương pháp.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm (Điều 34), Ban soạn thảo thiết kế phương án một các đơn vị này khi lựa chọn hình thức thuê trả tiền hàng năm thì không được quyền bán, quyền thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê. Phương án hai cho phép bán, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê.

Chính phủ đề xuất phương án hai vì đây là hình thức để các đơn vị sự nghiệp huy động vốn hợp tác, thực hiện hoạt động kinh tế theo năng lực, tự chủ tài chính, giảm gánh nặng cho ngân sách.

Thảo luận tại hội trường, hầu hết đại biểu chọn phương án một. Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính và đại biểu Ma Thị Thúy (Phó đoàn Tuyên Quang) cho biết Luật Quản lý, sử dụng tài sản công không cho phép bán, thế chấp, góp vốn bằng tài sản công. Phương án này giúp tránh thất thoát tài sản Nhà nước, tránh được rắc rối pháp lý liên quan như tài sản bị kê biên, tịch thu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị chọn phương án một vì đơn vị sự nghiệp công lập nếu được thế chấp tài sản sẽ vô cùng rủi ro. Quy định này có thể dẫn đến tình trạng liên kết kinh doanh thua lỗ, ngân hàng “siết nợ cả bệnh viện, trường học”. “Dù tự chủ đến mấy thì vẫn là đơn vị sự nghiệp công lập, không phải doanh nghiệp. Đất là tài sản công, nên không có thế chấp, mua bán. Việc này dứt khoát là không”, ông Huệ nói.

Ngoài ba nội dung nêu trên, điều khoản đang được Ban soạn thảo thiết kế hai phương án còn có nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp (khoản 9 Điều 60); tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện (Điều 76).

Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội không sử dụng vốn ngân sách nhà nước (điểm b khoản 1 Điều 128); mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và đang có quyền sử dụng đất thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội; phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; Quỹ phát triển đất; Tổ chức phát triển quỹ đất.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết qua lấy ý kiến, các đại biểu cho rằng cách thiết kế chính sách trong dự luật chưa tập trung, khó xác định xu hướng, chưa thống nhất nhiều vấn đề phức tạp. Một số chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ phối hợp với các cơ quan hoàn thiện dự thảo luật để báo cáo Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến. Sau kỳ họp thứ 6, Ủy ban Kinh tế sẽ báo cáo một số nội dung xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền để có định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách lớn, phức tạp cũng như tổng thể dự luật.

Luật Đất đai hiện hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Chính phủ từng trình và Quốc hội quyết định đưa dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Tuy nhiên sau đó, Chính phủ liên tục đề nghị lùi xem xét dự thảo luật 4 lần, trước khi được Quốc hội quyết định đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Theo chương trình, dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 29/11 – ngày cuối kỳ họp thứ 6.

 

Theo VneXpress

Luật đất đai sửa đổi, thảo luận luật đất đai, chưa thông qua luật đất đai

Nguồn

Cùng chủ đề

7 điểm mới đáng lưu ý trong Luật Đất đai (sửa đổi)

Luật Đất đai (sửa đổi) so với Luật đất đai 2013 có đổi mới quy định về quy hoạch, quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất.Ảnh minh họa.Bất động sản là một ngành đặc thù, rất nhạy cảm, bị ảnh hưởng trực tiếp và tức thời bởi những thay đổi về luật cũng như chính sách đất đai.Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, Luật Đất đai (sửa đổi) có...

Đất không có giấy tờ trước 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏ

Luật Đất đai sửa đổi quy định đất của hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ trước 1/7/2014 không có tranh chấp, không vi phạm pháp luật về đất đai sẽ được cấp sổ đỏ.Một ô đất đang được triển khai xây dựng tại Hà Nội.Những thay đổi về đăng ký đất đai là một trong các nội dung mới của Luật Đất đai sửa đổi được nhiều người quan tâm, đặc biệt về cấp giấy chứng...

Sáng nay (18/1), Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường sáng nay (18/1), đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua hai dự luật Đất đai sửa đổi và Tổ chức tín dụng sửa đổi.Sau khi Quốc hội thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp 6 cuối năm 2023, dự thảo luật Đất đai sửa đổi đã được tiếp thu, chỉnh lý, hiện có 16 chương, 260 điều, bỏ 5 điều, sửa đổi, bổ sung 250 điều so với...

Chủ tịch Quốc hội: Chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp 6

Ông Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp gần nhất.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến sáng 16/11. "Dự thảo hiện còn ý kiến khác nhau, một số nội dung thiết kế hai phương án. Những vấn đề này Ủy ban Kinh tế chưa trình bày quan điểm, vẫn xin ý kiến của Ủy ban...

Cùng tác giả

Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cụ thể, Tổng công ty yêu cầu, các Công ty Điện lực lập và triển khai phương án đảm bảo cung ứng đủ điện cho các phụ tải: Lập phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân, trong đó cần nỗ lực đảm bảo mục tiêu tích nước trước mùa khô năm 2025, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình...

Bắc Giang: Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương và Phó Giám đốc Sở Y tế

Chiều 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương và Phó Giám đốc Sở Y tế. Đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Nội vụ, Công Thương, Y tế và các huyện Lục Ngạn, Yên Dũng. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ công...

Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Tiếp nối thành tựu của năm trước, năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, xác định ưu tiên vào các khu vực, đối tác lớn. Đặc biệt chú trọng giải quyết những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, do đó năm 2024, các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đã có thêm nhiều dự án mới đầu tư. Tích cực cải thiện môi trường...

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật

Bên cạnh Hà Nội, các địa phương như Bắc Ninh và Hải Phòng có tiềm năng để phát triển căn hộ dịch vụ. Các dự án tại các tỉnh này cần được đảm bảo đầu tư và phát triển bài bản, tiện nghi để thu hút và giữ chân khách thuê.   Sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ  (Ảnh: PV). Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám...

Viêm đường hô hấp gia tăng vì ô nhiễm không khí

Tin mới y tế ngày 25/12: Viêm đường hô hấp gia tăng vì ô nhiễm không khíVào dịp cuối năm, khi thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao và bụi mịn gia tăng thì tình trạng người dân mắc bệnh lý viêm đường hô hấp cũng tăng cao. Tỷ lệ bệnh nhân tăng cao Theo thông tin từ một cơ sở y tế tại TP.HCM, chỉ trong tuần qua cơ sở đã tiếp nhận hơn 1.500 bệnh nhân mắc viêm...

Cùng chuyên mục

Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Tiếp nối thành tựu của năm trước, năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, xác định ưu tiên vào các khu vực, đối tác lớn. Đặc biệt chú trọng giải quyết những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, do đó năm 2024, các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đã có thêm nhiều dự án mới đầu tư. Tích cực cải thiện môi trường...

Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại điểm cầu Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các Thứ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh...

Bắc Giang tổ chức hội nghị kết nối, hỗ trợ hợp tác xã quảng bá sản phẩm

Chiều 20/12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị kết nối, hỗ trợ các HTX quảng bá sản phẩm tại các điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền; khai trương khu trưng bày sản phẩm của tỉnh Bắc Giang và tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm cho các HTX năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Hồng Thái - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt...

Tập trung cao triển khai hiệu quả các nhiệm vụ ngay từ tháng đầu năm của năm 2025

Sáng 20/12, đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 12/2024. Dự hội nghị có các đồng chí: Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Kinh tế - xã hội tháng...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn thăm, chúc Tết một số cơ quan hợp tác quốc tế và doanh nghiệp FDI

(BBG)- Ngày 19/12, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ các tổ chức: Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Hà Nội và 3 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại huyện Hiệp Hòa, thị xã Việt...

Hội nghị trực tuyến tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ngày 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 07/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (TĐTNN ) năm 2025. Dự tại điểm cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Tại điểm cầu UBND tỉnh Bắc Giang, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Đồng Văn...

Sớm đưa Khu công nghiệp Hòa Yên đi vào hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Chiều 16/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì buổi làm việc để triển khai Kế hoạch thực hiện đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Hòa Yên, tỉnh Bắc Giang do Công ty Cổ phần Fecon Hòa Yên làm chủ đầu tư. Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; một số sở, ban, ngành có liên quan; UBND...

Vietcombank Bắc Giang tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng cho Dự án Khu công nghiệp Hòa Phú mở rộng giai...

Tiếp nối những thành công, vừa qua Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Giang (Vietcombank Bắc Giang) tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng tài trợ Dự án Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1. Vietcombank Bắc Giang và Công ty TNHH Hòa Phú Invest hợp tác trong việc tài trợ cho Dự án KCN Hòa Phú Giai đoạn 1. Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng cho Dự án...

Bắc Giang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025 khoảng 445,3 ha

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định số 1062/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025. Theo đó, tổng diện tích đất lúa được chuyển đổi năm 2025 là 445,3 ha (bao gồm đất chuyên trồng lúa 69 ha và đất lúa 01 vụ 376,3 ha). Diện tích đất lúa được chuyển đổi tập trung tại các địa phương: Tân Yên 63,9 ha, Sơn Động 31,1 ha, Yên...

Bắc Giang: Năm 2024 trồng được hơn 7,2 triệu cây phân tán các loại

Thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 tỉnh Bắc Giang trồng được hơn 7,2 triệu cây phân tán các loại, đạt 112,8 % so với kế hoạch. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất