BẮC GIANG – Là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đang triển khai trên địa bàn tỉnh, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN) mang đến nguồn lực quan trọng góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực miền núi, vùng cao. Đồng chí Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chia sẻ với Báo Bắc Giang về một số kết quả nổi bật.
Thưa đồng chí, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Xin đồng chí cho biết một số nội dung, cách làm hay trong tổ chức thực hiện tại tỉnh Bắc Giang ?
Bắc Giang có 45 thành phần DTTS, chiếm hơn 14% dân số toàn tỉnh. 73 xã và 20 thôn, bản thuộc vùng đồng bào DTTS & MN. Giai đoạn 2021-2023, tỉnh Bắc Giang được phân bổ tổng vốn từ T.Ư và vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh hơn 670 tỷ đồng, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về đất ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề, đầu tư hạ tầng thiết yếu; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuyển đổi số cho người dân vùng đồng bào DTTS…
Người dân vùng đồng bào DTTS xã Tiến Thắng (Yên Thế) được hỗ trợ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. |
Có thể nói, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN có vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy KT-XH phát triển, góp phần giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống, thu nhập của người dân giữa khu vực miền núi, vùng cao với các khu vực còn lại trong tỉnh.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm đến vùng đồng bào DTTS, ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa cơ chế, chính sách của T.Ư triển khai tại địa phương. UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, ban hành quyết định về công trình đặc thù, thiết kế mẫu, hướng dẫn cụ thể việc xây dựng dự toán, việc quản lý, thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù…
Trước những khó khăn, vướng mắc trong quy trình, thủ tục thực hiện một số dự án, tháng 4 và tháng 5/2023, Bắc Giang tiên phong trong cả nước ban hành 2 hướng dẫn liên ngành, tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Qua đó mở đường cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện trong xây dựng kế hoạch, phân bổ chi tiết nguồn vốn, phê duyệt dự án; phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư đã giúp các địa phương chủ động trong việc lựa chọn công trình, nội dung hỗ trợ theo nguyện vọng; huy động nguồn lực từ nhân dân đóng góp.
Với những giải pháp riêng có, thể hiện quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, Bắc Giang là một trong những tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN, được Ủy ban Dân tộc đánh giá cao. Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đón hơn 20 đoàn công tác các tỉnh bạn đến tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm triển khai các dự án, mô hình.
Được biết, đến nay, nhiều dự án được cơ quan chức năng nghiệm thu đưa vào sử dụng, đã và đang phát huy hiệu quả. Đồng chí có thể chia sẻ thêm về một số kết quả nổi bật ?
Nhờ sự vào cuộc rốt ráo, tích cực của cấp ủy, chính quyền, các đơn vị được giao làm chủ đầu tư, nhiều dự án bước đầu phát huy hiệu quả. Nổi bật là dự án 1, dự án 4, dự án 5… đã tạo động lực thúc đẩy KT-XH phát triển, góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống người dân vùng đồng bào DTTS & MN bằng việc giải quyết về nhà ở cho 498 hộ; chuyển đổi nghề cho 1.768 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán hợp vệ sinh cho 2.699 hộ; đầu tư hơn 130 công trình, dự án hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, chợ… phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Đồng bào DTTS huyện Sơn Động giữ gìn phong tục truyền thống. |
Công tác tuyên truyền, vận động người dân vùng đồng bào DTTS & MN được quan tâm, mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc chấp hành tốt pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Các chương trình MTQG và các chính sách dân tộc khác trên địa bàn đã góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN của tỉnh, nhất là tại các xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo tại 73 xã vùng đồng bào DTTS & MN năm 2023 giảm bình quân 1,98%; tỷ lệ hộ nghèo tại 28 xã đặc biệt khó khăn năm 2023 giảm bình quân 4,64%. Có xã giảm nghèo sâu đến hơn 10% như Yên Định (Sơn Động). Tính đến 30/11/2023, toàn tỉnh có 4 xã khu vực III huyện Lục Nam hoàn thành xây dựng nông thôn mới, ra khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn. |
Các chương trình MTQG và các chính sách dân tộc khác trên địa bàn đã góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN của tỉnh, nhất là tại các xã đặc biệt khó khăn.
Tỷ lệ hộ nghèo tại 73 xã vùng đồng bào DTTS & MN năm 2023 giảm bình quân 1,98%; tỷ lệ hộ nghèo tại 28 xã đặc biệt khó khăn năm 2023 giảm bình quân 4,64%.
Có xã giảm nghèo sâu đến hơn 10% như Yên Định (Sơn Động). Tính đến 30/11/2023, toàn tỉnh có 4 xã khu vực III huyện Lục Nam hoàn thành xây dựng nông thôn mới, ra khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn.
Từ những kết quả đạt được, Ban Dân tộc tỉnh rút ra một số bài học kinh nghiệm gì, thưa đồng chí?
Một là, bám sát chỉ đạo của cấp trên; kịp thời cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương thành những chính sách, chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, đồng bộ và thống nhất; phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần đoàn kết, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu.
Hai là, công tác tổ chức, triển khai thực hiện bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở; xác định rõ mục tiêu, đích đến để từ đó lựa chọn các nội dung hỗ trợ, công trình thiết yếu phù hợp với nguyện vọng của người dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh toàn dân, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chương trình.
Ba là, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội phát huy vai trò, hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai và giám sát, đánh giá, phản biện xã hội. Các cơ quan chủ trì chương trình, dự án cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công và hiệu quả của chương trình, góp phần cho diện mạo nông thôn, miền núi ngày càng khởi sắc.
Đường giao thông tại tổ dân phố Lừa, thị trấn An Châu (Sơn Động) được mở rộng. |
Chương trình MTQG đã đi được hơn nửa chặng đường, xin đồng chí cho biết một số mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới?
Giai đoạn 2024 – 2026, tỉnh đặt mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đồng bào DTTS & MN, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3%/năm; có ít nhất 2 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ 252 hộ làm nhà ở, 1.334 hộ chuyển đổi nghề, 3.625 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, đầu tư xây dựng 6 công trình nước sinh hoạt tập trung. Cùng đó, tỉnh quyết tâm hoàn thành 30 km đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã và hàng chục công trình khác…
Tỉnh yêu cầu các cấp, ngành quyết liệt hơn trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về phát triển KT-XH bền vững vùng đồng bào DTTS & MN. Giáo dục truyền thống, văn hóa, tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, khát vọng tự lực vươn lên làm giàu chính đáng để thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.
Đặc biệt, các ngành, địa phương quan tâm lồng ghép, huy động các nguồn vốn ưu tiên đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, các dự án có giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường phân cấp, trao quyền cho UBND xã, các thôn, bản, quyền tự chủ cho cộng đồng trong việc thực hiện các dự án, mô hình phát triển kinh tế. Thực hiện công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của người dân.
Mai Toan (thực hiện)
Thêm việc làm, thu nhập cho phụ nữ vùng cao
BẮC GIANG – Được khích lệ, động viên và hỗ trợ tiếp cận về vốn, kiến thức, nhiều hội viên phụ nữ ở địa bàn miền núi của tỉnh ngày càng tự tin, mạnh dạn vươn lên để khởi nghiệp, lập nghiệp.
Giảm nghèo ở xã vùng cao Phong Vân
BẮC GIANG – Với một xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Phong Vân (Lục Ngạn),
giảm nghèo luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân nơi đây.
Những “cô Tấm” ở vùng cao
BẮC GIANG – Nhiều năm nay, mặc dù mỗi người công việc, hoàn cảnh khác nhau, song các thành viên Chi hội Tâm thiện nguyện Sơn Động luôn tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh, kém may mắn trong xã hội. Họ như những “cô Tấm” ở huyện vùng cao còn nhiều gian khó này.
tin tức bắc giang, bắc giang, Ưu tiên nguồn lực, miền núi, vùng cao, chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh