Powered by Techcity

Từ mùa Thu năm ấy

BẮC GIANG – Hằng năm mỗi độ Thu về, an toàn khu thứ hai (ATK II) Hiệp Hòa – một căn cứ địa thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám lại được nhắc đến như một minh chứng không thể thiếu của lịch sử. 16 xã nơi này là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng năm xưa.

Vùng “đất đỏ” kháng chiến

Trước Cách mạng Tháng Tám, ATK II Hiệp Hòa là cửa ngõ, phên dậu án ngữ hai vùng chiến lược trọng yếu giữa châu thổ sông Hồng với vùng rừng núi Việt Bắc rộng lớn. Với vị trí địa lý thuận lợi, nơi đây được xác định là căn cứ đặc biệt quan trọng bảo đảm an toàn cho các cơ quan đầu não, bảo vệ cán bộ chủ chốt của Đảng, giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Xứ ủy Bắc Kỳ và Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ được liên tục, thông suốt, kịp thời. Những chứng tích lịch sử nay còn đó, đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt như nhắc nhớ về những ngày không quên của dân tộc.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, huyện hiệp hòa, quê hương cách mạng, mùa Thu, vùng an toàn khu, cách mạng tháng tám, phong trào cách mạng, truyền thống lịch sử, khởi nghĩa giành chính quyền, nông thôn mới

Di tích lịch sử đình Chợ Vân, nơi diễn ra các cuộc mít tinh tuyên truyền cách mạng vào tháng 3/1945 với sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương.

Đây nhà cụ Đồ Ba ở làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân – nơi đồng chí Hoàng Quốc Việt về gây dựng cơ sở cách mạng đầu tiên ở Hiệp Hòa tháng 8/1938. Nhà ông Nguyễn Văn Chế ở xóm Đá, xã Hoàng Vân – nơi Trung ương Đảng khai mạc lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ một số tỉnh thuộc Bắc Kỳ ngày 19/11/1942. Nhà cụ Lý Đông- nơi Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ lần thứ nhất từ ngày 15 đến 20/4/1945 để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 

Đền Soi – nơi Trung ương Đảng mở nhiều lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ các tỉnh về phương pháp khởi nghĩa giành chính quyền. Đình Vân Xuyên – nơi diễn ra nhiều cuộc mít tinh cách mạng và là nơi xuất phát của lực lượng vũ trang đi giành chính quyền ở huyện lỵ Hiệp Hòa ngày 1/6/1945. Còn đó đình Chợ Vân nơi ngày 15/3/1945, đồng chí Lê Thanh Nghị và Nguyễn Trọng Tỉnh đã đứng tuyên truyền, hiệu triệu quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Còn nữa, đình Xuân Biều (xã Xuân Cẩm) vào ngày 12/3/1945 diễn ra cuộc mít tinh giành chính quyền cấp xã đầu tiên trong Cách mạng Tháng Tám ở tỉnh Bắc Giang và là một trong những cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã sớm trên toàn quốc.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, huyện hiệp hòa, quê hương cách mạng, mùa Thu, vùng an toàn khu, cách mạng tháng tám, phong trào cách mạng, truyền thống lịch sử, khởi nghĩa giành chính quyền, nông thôn mới

Khách tham quan Nhà trưng bày truyền thống ATK II Hiệp Hòa. Ảnh: TTXVN.

Cũng tại Vân Xuyên, đêm 1/6/1945, đội tự vệ tổng Hoàng Vân cùng lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Giang tập trung ở đình Vân Xuyên tiến vào huyện giành chính quyền, thành lập chính quyền cách mạng, đưa huyện trở thành địa phương được giải phóng sớm nhất của hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh trước ngày Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945).

ATK II Hiệp Hòa cũng là nơi mà người dân một lòng một dạ đi theo cách mạng, tích cực nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho nhiều cán bộ cấp cao của Đảng. Bồi hồi nghĩ về mùa Thu cách mạng, cụ Ngọ Chúc, một sĩ quan quân đội (85 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng) ở thôn Sơn Trung, xã Hòa Sơn kể: “Năm 1945, tôi vẫn còn nhỏ, những sự kiện lịch sử tôi không nhớ rõ, nhưng nạn đói năm đó thì không thể nào quên. Mọi người bảo đói là do đế quốc phong kiến bóc lột, vì vậy muốn hết đói chỉ có cách là đi theo cách mạng thôi. 

Nghe tin ở xóm Đỏ bên Hoàng Vân có ông Hoàng Quốc Việt về, vậy là “cách mạng đã về đến đó rồi”, “Cờ đỏ búa liềm của Đảng cũng đã cắm trên đỉnh núi Y Sơn của xã ta mấy năm trước, cách mạng chẳng mấy mà về đến làng mình đâu”. Được nghe tuyên truyền, người dân Hòa Sơn nhanh chóng gia nhập Hội thợ cày, thợ cấy, đoàn kết cùng nhau xây dựng lực lượng, một lòng một dạ tin tưởng, đi theo cách mạng, góp một phần vào thành công của Cách mạng Tháng Tám”.

Mùa Thu nay khác rồi

Từ mùa Thu ấy đến mùa Thu này đã tròn 78 năm, thời gian qua đi, vùng đất ATK II Hiệp Hòa hôm nay đã vươn mình cùng với sự đổi mới của cả nước. Đi dưới trời Thu tháng Tám, trên những con đường làng thênh thang mới mở, qua những làng quê nông thôn mới từ Quang Minh, Hợp Thịnh vòng qua Mai Trung, Hương Lâm, Bắc Lý sang đến Hòa Sơn mới cảm nhận được sự trỗi dậy mạnh mẽ của nơi này. 16 xã ATK đều đạt chuẩn nông thôn mới; các xã Xuân Cẩm, Hoàng Vân, Hòa Sơn… đang phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao. 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, huyện hiệp hòa, quê hương cách mạng, mùa Thu, vùng an toàn khu, cách mạng tháng tám, phong trào cách mạng, truyền thống lịch sử, khởi nghĩa giành chính quyền, nông thôn mới

Giáo dục truyền thống cho học sinh tại Nhà trưng bày ATK II Hiệp Hòa.

Đồng chí Dương Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết: “Địa phương tự hào là một trong những nơi có Di tích cấp Quốc gia đặc biệt chùa Y Sơn (nơi đây vào ngày 22/2/1940, đồng chí Lê Hoàng, Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Chi bộ Đảng Hoàng Vân tổ chức diễn thuyết nêu nhiệm vụ chuẩn bị tiến lên giành chính quyền). Trước kia là xã nhỏ, vùng lõm của huyện, giao thông đi lại khó khăn, bà con sinh sống tản mát ở 15 thôn. Phát huy truyền thống cách mạng năm xưa, Hòa Sơn nay đã đổi mới nhanh chóng nhờ cuộc cách mạng nông thôn mới, hiện sáp nhập chỉ còn 4 thôn với 1.438 hộ, 6.700 nhân khẩu. 

Từ mùa Thu ấy đến mùa Thu này đã tròn 78 năm, thời gian qua đi, vùng đất ATK II Hiệp Hòa hôm nay đã vươn mình cùng với sự đổi mới của cả nước. Đi dưới trời Thu tháng Tám, trên những con đường làng thênh thang mới mở, qua những làng quê nông thôn mới từ Quang Minh, Hợp Thịnh vòng qua Mai Trung, Hương Lâm, Bắc Lý sang đến Hòa Sơn mới cảm nhận được sự trỗi dậy mạnh mẽ của nơi này. 16 xã ATK đều đạt chuẩn nông thôn mới; các xã Xuân Cẩm, Hoàng Vân, Hòa Sơn… đang phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao.

Việc sáp nhập không chỉ giúp bà con xích lại gần hơn, tạo sự gắn kết mà còn huy động được nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, xã về đích năm 2020″. Điện, đường, trường, trạm tươi mới. Đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao như nói vui của cụ Ngọ Chúc: “Trước Cách mạng Tháng Tám không có cái để ăn nên chết đói, nay thì có mà không ăn được, làng trên xóm dưới chả nhà nào thiếu đói nữa rồi. Đó là nhờ ơn cách mạng cả đấy chứ”.

Con sông Cầu ầm ập nước cho những bãi bồi phù sa màu mỡ, xanh mướt lúa, ngô, khoai mang đến một diện mạo nông nghiệp mới cho ATK II Hiệp Hòa. Vẫn là những chân ruộng ấy, cánh đồng ấy nhưng nay đã được dồn đổi, đưa công nghệ, chất xám, máy móc vào sản xuất. Bên cạnh hàng loạt sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã minh chứng cho điều này. 

Rau cần VietGAP Hoàng Lương đã lên máy bay xuất ngoại, đặc sản nếp cái hoa vàng Thái Sơn nổi tiếng khắp vùng; nho công nghệ cao ở Thường Thắng, Danh Thắng; bánh chưng Vân (Hoàng An, Hoàng Vân); lợn nuôi thảo dược của HTX Bình Minh, xã Thường Thắng… cũng liên tục được nhắc đến mỗi khi về Hiệp Hòa.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, huyện hiệp hòa, quê hương cách mạng, mùa Thu, vùng an toàn khu, cách mạng tháng tám, phong trào cách mạng, truyền thống lịch sử, khởi nghĩa giành chính quyền, nông thôn mới

Lớp trẻ trên quê hương cách mạng.

Đứng trên bờ đê ngắm những cây cầu in bóng xuống dòng sông mơ màng thấy náo nức trong lòng. Trên dải sông này, 4 cây cầu bê tông ngày ngày tấp nập người qua lại sang Bắc Ninh, ra Thủ đô Hà Nội, lên Thái Nguyên… đưa lao động đến các khu công nghiệp một cách thuận tiện, nhanh chóng. Cách đó không xa, tại địa phận xã Hòa Sơn một cây cầu nữa cũng chuẩn bị hợp long nối sang TP Phổ Yên (Thái Nguyên) sẽ phá thế đường cộc, vùng lõm nơi này. 

Đâu chỉ có những cây cầu thay thế những bến đò, bến phà xưa, hàng loạt tuyến giao thông kết nối cũng hiện diện. Đường tỉnh 295 đã được mở rộng, nâng cấp; đường vành đai 4 xe chạy bon bon; đường trục Bắc Nam từ thị trấn Thắng đến xã Xuân Cẩm theo tiêu chuẩn đường đô thị cũng được xây dựng… 

Chuyển mình theo những công trình giao thông, ATK II nay đã có Khu công nghiệp Hoà Phú với diện tích 293 ha, có 10 cụm công nghiệp với diện tích hơn 600 ha trong đó 4 cụm đã đi vào hoạt động thu hút hàng nghìn lao động đến làm việc. Dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đời sống người dân chắc chắn sẽ khấm khá hơn.

Tập trung phát triển kinh tế nhưng Hiệp Hòa không quên bảo tồn, phát huy, giữ gìn những giá trị truyền thống lịch sử cách mạng. Đồng chí Nguyễn Quang Chính, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Huyện uỷ cho biết: “Xác định ATK II là vùng trọng tâm du lịch, địa phương chú trọng phát triển du lịch tâm linh và du lịch truyền thống gắn với các di tích quốc gia đặc biệt. 

Bởi thế, hàng loạt các di tích đã được đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp, phục dựng với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Những giá trị truyền thống cách mạng cũng được truyền đạt cho thế hệ trẻ khi huyện đưa vào giáo án lịch sử ở các trường phổ thông trong toàn huyện; qua xuất bản sách, in bản đồ, băng đĩa và bồi dưỡng đào tạo giáo viên dạy lịch sử địa phương… là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc”.

Tuấn Minh

 

Diện mạo mới ở các xã vùng An toàn khu II

(BGĐT) – Sau 9 năm kể từ khi 16 xã của huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ công nhận An toàn khu (ATK) II, kinh tế-xã hội (KT-XH) ở những vùng quê này đã có sự chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ.

 

Vun đắp truyền thống quê hương cách mạng

(BGĐT)- Hiệp Hòa là nơi khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên của tỉnh Bắc Giang; có di tích quốc gia đặc biệt ATK II, Điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên… Những năm qua, huyện luôn chú trọng công tác giáo dục truyền thống, góp phần vun đắp lòng tự hào, ý thức trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, huyện hiệp hòa, quê hương cách mạng, mùa Thu, vùng an toàn khu, cách mạng tháng tám, phong trào cách mạng, truyền thống lịch sử, khởi nghĩa giành chính quyền, nông thôn mới

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám

  Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9/5/1945,...

Cách mạng Tháng Tám: Bản hùng ca bất diệt trong đấu tranh giải phóng dân tộc

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi ấy cũng minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng – đã lựa chọn đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn với tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén, nắm bắt và chớp đúng thời cơ để...

Những người uy tín ở một huyện của tỉnh Bắc Giang, vận động dân làng đồng lòng làm nông thôn mới

Những năm gần đây, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở Lục Ngạn (Bắc Giang) có nhiều đổi mới. Trong thành quả chung ấy có đóng góp của đội ngũ những người có uy tín. Con đường bê tông uốn lượn bao quanh những khu vườn xanh mướt đưa chúng tôi vào thôn Đức Thắng, xã Biên Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Đây là thôn đặc biệt khó khăn có 226...

Địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn

BẮC GIANG - Huyện Hiệp Hòa là vùng đất chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa, bao gồm hệ thống di tích có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật. Với 129 di tích được xếp hạng, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt cùng rất nhiều nét văn hóa đặc trưng, vùng quê cách mạng đang có những tiềm năng lớn để phát triển du lịch.Chú trọng...

Xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng liên kết vùng

BẮC GIANG -  Với mục tiêu sớm hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu trở thành trung tâm động lực kinh tế phía Tây của tỉnh, năm 2023, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) tiếp tục ưu tiên nguồn lực, đầu tư phát triển KT-XH. Trọng tâm là xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, mở rộng không gian phát triển.Dấu ấn lớn trong bức tranh KT-XH là huyện Hiệp Hòa đã...

Cùng tác giả

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 8/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng 08/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Ngày hội có sự tham gia của 8 tỉnh, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Đoàn Vĩnh Phúc đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Trong đó, nổi bật là không gian trưng bày các biểu đồ, mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục, tranh,...

197 VĐV của 15 quốc gia sẽ tham gia giải Cầu lông quốc tế “LINING Vietnam International Series 2024” sắp diễn ra tại Bắc...

Sáng ngày 07/11/2024, tại hội trường tầng 4, Sở VHTTDL, Ban Tổ chức địa phương họp bàn về công tác chuẩn bị tổ chức giải Cầu lông quốc tế "Li-Ning VietNam International Series 2024" sắp diễn ra tại Bắc Giang. Dự họp có đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở Ngoại vụ, UBND thành phố Bắc Giang, Đài PTTH tỉnh và đại diện Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Sở Y tế, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Báo Bắc Giang, Công ty...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Gần 350 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”

Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo" năm 2024, đến ngày 6/11, Ban Vận động quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận gần 350 triệu đồng từ 13 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đối tượng vận động ủng hộ Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 và Chương trình an sinh xã hội năm 2025 là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, vận động người lao...

Tập trung rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu năm 2024

Sáng 05/11, đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 10/2024. Dự hội nghị có đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực Theo...

Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024

Ngày 31/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024. Đồng chí Giáp Ngọc Giang - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan, cơ quan báo chí của tỉnh; đại diện các phóng viên báo chí của địa phương và thường trú tại tỉnh. Theo báo cáo tại hội nghị, thời gian qua,...

Bắc Giang giành giải Nhì toàn đoàn về thể thao tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng...

(BBG)- Tham gia ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024, đoàn Bắc Giang giành 12 Huy chương Vàng (HCV); 2 giải B; 8 giải C ở các nội dung thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Chiều 4/11, tại TP Lạng Sơn, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức bế mạc ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông...

Bắc Giang: Đẩy mạnh giảm nghèo thực chất, thoát nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Những nỗ lực này không chỉ nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm  Theo kết quả điều tra thống kê hộ nghèo tại...

Bắc Giang: 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”

(BBG)- Chủ tịch nước vừa quyết định phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” cho 953 cá nhân, trong đó tỉnh Bắc Giang có 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao quý này. 11 cá nhân của Bắc Giang được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” gồm 7 bác sĩ, 2 dược sĩ và 2 điều dưỡng. Bác sĩ Nghiêm Tam Dương (ngoài cùng bên phải), Trưởng Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Lọc máu (Bệnh...

Hỗ trợ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công

(BBG)- Thực hiện chương trình chuyển đổi số,Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đối với dịch vụ công. Hiện nay, Cổng Dịch vụ công tỉnh Bắc Giang và Cổng Dịch vụ công quốc gia đã liên kết dữ liệu. Bởi...

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang họp phiên thường kỳ thứ 30

Sáng 28/10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên họp thường kỳ thứ 30. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Cùng dự có các đồng chí: Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; một số sở, ban, ngành, địa phương và các...

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Những cung đường bình yên, khang trang, sạch đẹp từ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: VGP/Thiện Tâm. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn được cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị nỗ lực triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng. Từ đó, đời sống người dân, diện mạo nông...

Bắc Giang nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức lễ phát động ủng hộ kinh phí quyết tâm xóa 100% số nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình người có công bằng nguồn xã hội hóa trong năm 2024. Đến nay, chương trình đã thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất