BẮC GIANG – Hiện tại, diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi phức tạp, một số tỉnh tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang như Lạng Sơn, Hà Nội có bệnh dịch tả lợn châu Phi, Thái Nguyên có dịch bệnh viêm da nổi cục chưa qua 21 ngày. Cùng đó, việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, giao thương trao đổi hàng hóa giữa Bắc Giang với các địa bàn trên vẫn duy trì thường xuyên nên nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh là rất cao.
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và thực hiện Công văn số 5838/BNN-TY ngày 22/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường đợt 2/2023, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, TP:
Chăn nuôi lợn tại một trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Ảnh minh họa. |
Phát động và triển khai tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi từ ngày 15/9/2023 đến ngày 15/10/2023 trên địa bàn bảo đảm đúng thời gian và hiệu quả. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hóa chất hỗ trợ của tỉnh và bố trí bổ sung hóa chất và các vật tư khác để triển khai thực hiện.
Tổ chức phun tiêu độc khử trùng toàn bộ nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ gia đình, cơ sở ấp nở, cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, các chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật tươi sống, địa điểm thu gom, kinh doanh, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, khu vực chôn lấp; xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, khu vực thu gom xử lý chất thải của động vật và các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Cách thức tiến hành theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu rõ về sự nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm của các loại dịch bệnh động vật và chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập các tổ, đội vệ sinh và phun thuốc sát trùng cho các khu vực chăn nuôi hộ gia đình, nơi công cộng, đường làng ngõ xóm, các ổ dịch cũ, chợ buôn bán động vật… Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các cơ sở ấp nở, giết mổ, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống chủ động vật tư, kinh phí thực hiện việc vệ sinh tiêu độc khử trùng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tổ chức tiêm phòng các loại vắc-xin theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Khi phát hiện gia súc ốm, chết bất thường cần báo cáo và phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức điều tra ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm xác minh dịch bệnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, xử lý ổ dịch triệt để ngay từ khi mới phát hiện, không để lây lan ra diện rộng.
Báo cáo kết quả thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 20/10/2023 để tổng hợp.
Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Tháng tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vật nuôi mắc bệnh, không để dịch bệnh lây lan; tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Phối hợp với cơ quan truyền thông, các địa phương tăng cường thông tin tuyên truyền, cập nhật tình hình dịch bệnh để người dân hiểu và chủ động trong công tác phòng, chống dịch.
Sử dụng 2 nghìn lít hóa chất trong Kế hoạch số 3589/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025 để cấp phát cho các huyện, TP. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát dịch bệnh và việc thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại cơ sở.
TS
Chăn nuôi gà đồi an toàn dịch bệnh: Nâng giá trị thương hiệu
(BGĐT) – Nhằm xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế, hơn hai năm qua ngành Nông nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nên trên địa bàn không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch bệnh cúm gia cầm, Niu-cát-xơn. Qua đó giúp bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, tạo thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm.
Giá lợn hơi tăng mạnh, các doanh nghiệp chăn nuôi dần có lãi
Sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề kể từ sau đại dịch Covid-19, ngành chăn nuôi nước ta đã bước đầu ghi nhận sự khởi sắc. Từ quý II năm nay, giá lợn hơi tăng mạnh đang nhen nhóm niềm vui trở lại cho các hộ nông dân và doanh nghiệp. Liệu đây là dấu hiệu cho chu kỳ mới của ngành hay vẫn chỉ là một đợt hồi phục ngắn?
Bắc Giang: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường
(BGĐT) – Trong chăn nuôi, bên cạnh các yếu tố khác, việc xử lý chất thải được coi là một trong những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này chưa được nhiều chủ cơ sở, hộ gia đình, cá nhân xem trọng, gây ảnh hưởng cộng đồng.
Bắc Giang: Trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường ở thị trấn Bích Động (Việt Yên)
(BGĐT) – “Tổ dân phố của chúng tôi cách trại chăn nuôi lợn mấy trăm mét vẫn bị ảnh hưởng; trời nắng còn đỡ chứ ngày nồm hoặc đang mưa lại nắng thì mùi hôi theo gió phả đến khó chịu lắm!”. Đó là phản ánh của bà Nguyễn Thị Mơ, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi và nhiều người dân tổ dân phố (TDP) Đông, thị trấn Bích Động (Việt Yên) về trại chăn nuôi lợn ở TDP Dục Quang cùng thị trấn.
tiêu độc, khủ trung, tả lợn châu Phi, Bắc Giang, thú y, chăn nuôi