BẮC GIANG – Tín chỉ các bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí các bon dioxide (CO2) hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Vì vậy, việc vận hành thị trường tín chỉ các bon trong thời gian tới sẽ đem lại nhiều cơ hội nâng cao thu nhập cho người trồng rừng của tỉnh.
Tiềm năng lớn
Theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, thị trường các bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong nước và quốc tế. Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 1/7/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn nêu: Giai đoạn từ năm 2022 đến hết năm 2027, tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ các bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon.
Với diện tích rừng lớn, Bắc Giang có nhiều tiềm năng tạo ra tín chỉ các bon. Ảnh: Một góc rừng Tây Yên Tử (Sơn Động). |
Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế. Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các bon kể từ năm 2025. Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các bon.
Là địa bàn có hơn 160 nghìn ha rừng, chiếm 41,13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ che phủ hơn 40%, Bắc Giang đang nhân rộng mô hình rừng trồng gỗ lớn và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC).
Diện tích rừng lớn là tiềm năng cũng như cơ hội của người trồng rừng đối với thị trường tín chỉ các bon. Bởi lẽ, rừng sẽ tạo ra nhiều tín chỉ các bon. Khi hình thành tín chỉ các bon từ rừng cũng sẽ tăng khả năng thu hút vốn từ các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu”. Ông Phạm Trí Nam, Chi cục trưởng Chi cục BVMT |
Theo ông Phạm Trí Nam, Chi cục trưởng Chi cục BVMT (Sở Tài nguyên và Môi trường), diện tích rừng lớn là tiềm năng cũng như cơ hội của người trồng rừng đối với thị trường tín chỉ các bon. Bởi lẽ, rừng sẽ tạo ra nhiều tín chỉ các bon, trong khi đó thị trường các bon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang được nhiều tổ chức, quốc gia tham gia. Khi hình thành tín chỉ các bon từ rừng cũng sẽ tăng khả năng thu hút vốn từ các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu.
Hiện nay, dù thị trường tín chỉ các bon chưa vận hành, một số quy định về hàng rào thương mại liên quan đến tín chỉ các bon của các nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam chưa chính thức áp dụng song một số DN trong tỉnh đã chủ động sản xuất xanh, giảm phát thải khí các bon.
Ông Lưu Tiến Chung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LGG cho rằng, các tiêu chuẩn mới trong thương mại và đầu tư quốc tế đang dần được định hình đều theo hướng gắn với các tiêu chí giảm phát thải các bon, phát triển bền vững. Là DN hoạt động trong lĩnh vực may mặc, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường chính như: Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản nên Công ty sớm quan tâm sản xuất xanh, đó là xây dựng các tiêu chí và được cấp chứng chỉ “Nhà máy xanh”. Đối tác của DN đều quan tâm đến việc BVMT, giảm phát thải khí nhà kính, vì vậy với việc sản xuất xanh giúp Công ty hợp tác thuận lợi, được khách hàng tin tưởng lựa chọn nhập khẩu sản phẩm.
Sớm hoàn thiện cơ chế, hình thành sàn giao dịch
Bên cạnh các DN, Bắc Giang triển khai hàng loạt các giải pháp giảm hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là bảo vệ rừng, trồng rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, Bắc Giang coi rừng là tài nguyên, lợi thế của tỉnh trong việc BVMT, phát triển kinh tế. Do đó, nếu thị trường tín chỉ các bon được hình thành sẽ là hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng của tỉnh, người trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng có thêm nguồn thu từ tín chỉ các bon. Những năm qua, Bắc Giang đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho rừng trồng, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng để bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính.
Tỉnh đang thu hút một số dự án điện rác như: Nhà máy xử lý rác và phát điện Bắc Giang công suất xử lý 750 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện khoảng 12 MW tại phường Đa Mai, TP Bắc Giang; xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn (Hiệp Hòa), công suất thiết kế xử lý chất thải rắn của nhà máy là 650 tấn/ngày… Những dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều tín chỉ các bon.
Rõ ràng, Bắc Giang có tiềm năng lớn tạo ra tín chỉ các bon dựa vào điều kiện địa hình, lợi thế rừng. Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, để thúc đẩy thị trường tín chỉ các bon, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm. Trước hết Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm hoàn thiện cơ chế, hướng dẫn các địa phương, DN về sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon; cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon.
Về phía tỉnh Bắc Giang cần bố trí nguồn lực để phát triển các dự án xanh mang tính chất định hướng, dẫn dắt thị trường đầu tư. Tranh thủ nguồn lực quốc tế hỗ trợ qua quỹ tín dụng xanh và áp dụng công nghệ cũng như quy trình quản lý tiên tiến. Hỗ trợ DN và các bên liên quan có cơ hội được tiếp cận thông tin, kỹ thuật áp dụng để chủ động sẵn sàng tham gia thị trường các bon từ đó gắn việc sản xuất với xác định lượng phát thải.
Xây dựng và công bố lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn để có kế hoạch khả thi triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng xanh, góp phần bổ sung nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước nhằm triển khai các dự án xanh… Chuẩn bị nhân lực chuyên môn, hạ tầng và các điều kiện cần thiết để vận hành sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon. Tuyên truyền đúng, đủ về phát triển thị trường các bon tự nguyện và thị trường các bon tuân thủ.
Bài, ảnh: Trường Sơn
Phát triển mô hình trồng rừng đa giá trị
BẮC GIANG – Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phê duyệt nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến phát triển rừng gỗ lớn đa giá trị. Từ kết quả thực hiện ban đầu, nhiều mô hình, đề tài đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, góp phần nâng chất lượng rừng trồng.
Bắc Giang: Các địa phương cần chủ động phòng, chống cháy rừng
BẮC GIANG – Theo dự báo thời tiết của Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang và tổng hợp theo dõi của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, đến ngày 26/12, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có diễn biến bất thường, ngày trời nắng hanh, kết hợp độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu cháy giảm thấp.
Bắc Giang: Thêm hơn 4,3 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
BẮC GIANG – Theo Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững GFA (gọi tắt là Tổ chức GFA) vừa cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho hơn 4,3 nghìn ha rừng. Đây chủ yếu là diện tích bạch đàn và keo lai thuộc hàng trăm nhóm hộ trên địa bàn các xã: Tân Mộc, Tân Lập, Phú Nhuận, Đồng Cốc, Hộ Đáp, Kiên Thành (Lục Ngạn).
tin tức bắc giang, bắc giang, Tín chỉ các bon, hướng mới, phát triển kinh tế rừng, giao dịch thương mại, bảo vệ tầng ô zôn, nâng cao thu nhập, người trồng rừng