Powered by Techcity

Thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Ngày 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia. Sau giai đoạn bị đình trệ do chịu tác động bởi dịch COVID-19, đến nay, Du lịch Việt Nam đã từng bước khôi phục trở lại, đặc biệt là hoạt động du lịch nội địa, đạt được một số kết quả tích cực.

Thủ tướng Chính phủ,Phạm Minh Chính,Chỉ thị 08/CT-TTg,phát triển du lịch,du lịch bền vững

Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Bên cạnh kết quả đạt được, Du lịch Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải nỗ lực khắc phục. Cơ chế, chính sách, pháp luật cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh mới, trong quản lý, vận hành các khu, điểm du lịch. Lượng khách du lịch quốc tế đến trong năm 2023 mới chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2019; chi tiêu cho mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch khác còn thấp. Liên kết phát triển du lịch giữa các Bộ, ngành, địa phương, nhất là về quản lý, quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm, nhân lực chưa thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ;…

Ngoài ra, Du lịch Việt Nam vẫn đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Đó là: Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Nhu cầu du lịch thế giới đang thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, nguyên vẹn), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).

Tác động bất lợi từ những bất ổn chính trị, xung đột, thiên tai, kinh tế tăng trưởng chậm tại các thị trường truyền thống. Cạnh tranh trong khu vực, quốc tế ngày càng gay gắt. Biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan và triều cường tác động ngày một lớn tới hoạt động du lịch…; đòi hỏi ngành du lịch và cộng đồng doanh nghiệp phải thực sự đổi mới tư duy, cách tiếp cận và cách làm.

Định hướng phát triển xuyên suốt của Du lịch Việt Nam đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ là “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh, sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.

Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phát triển Du lịch Việt Nam một cách toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Liên kết chặt chẽ – Phối hợp nhịp nhàng – Hợp tác sâu rộng – Bao trùm toàn diện – Hiệu quả bền vững”.

Hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết du lịch quốc gia và toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan với cách tiếp cận toàn diện, toàn cầu, toàn dân theo tinh thần: “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy – Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới – Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, doanh nghiệp”; tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển hệ sinh thái du lịch nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng và UBND các cấp trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới; tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong hợp tác công – tư; kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh du lịch đã được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết du lịch quốc gia và toàn cầu đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước.

Hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững; tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm việc niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh, rút giấy phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay, bao che các hành vi vi phạm, trục lợi từ việc chèo kéo, ép giá, quảng cáo sai sự thật… trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn.

Triển khai hiệu quả các mô hình quản trị, hợp tác công – tư trong phát triển du lịch trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển du lịch.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên độc đáo cho phát triển du lịch bền vững. Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”.

Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch theo phương châm “một cung đường – nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch;…

Tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân khách du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có trách nhiệm khẩn trương xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước Chương trình hành động du lịch xanh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 82/NQ-CP, trong đó tập trung vào một số hoạt động cụ thể: Diễn đàn thường niên du lịch xanh quốc gia, phát triển sản phẩm du lịch xanh gắn với hình thành cộng đồng doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi, đánh giá và cấp chứng chỉ du lịch bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng du lịch bền vững toàn cầu (Global sustainable tourism council – GSTC) cho các cơ sở du lịch, khách sạn; nghiên cứu xây dựng hệ thống chứng nhận du lịch xanh đạt chuẩn quốc tế về sản phẩm và thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam.

Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân khách du lịch; chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh, như: du lịch hội nghị – hội thảo – sự kiện, du lịch gôn, du lịch về đêm, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch ẩm thực, sức khỏe…

Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài; phát huy vai trò của các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người và du lịch Việt Nam.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đẩy mạnh khai thác du lịch bằng đường biển, đường bộ; xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy du lịch đường sắt; tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương phát triển cơ sở dữ liệu về quản trị và kinh doanh du lịch trên nền tảng số dùng chung; xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch gắn với chuyển đổi số.

Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển toàn diện, đồng bộ ngành du lịch (về thuế, đất đai, cơ chế phối hợp) để xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp.

Hướng dẫn các địa phương phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù, có tính liên vùng, liên địa phương để thu hút và giữ chân du khách; phát triển đồng bộ cả du lịch bình dân, cao cấp và đặc biệt cao cấp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa để thúc đẩy du lịch.

Xem xét thí điểm việc cấp thị thực cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế

Bộ Công an đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai áp dụng các giải pháp về tự động hóa trong giải quyết thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú và du lịch an toàn tại Việt Nam; chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trực tuyến thông qua nhận diện khuôn mặt (FaceID) và hộ chiếu điện tử (E-Passport) để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho khách du lịch.

Xem xét thí điểm việc cấp thị thực cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2024.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi: về xuất cảnh, nhập cảnh có điều kiện đối với một số thị trường quốc tế truyền thống, tiềm năng, có trình độ phát triển cao, chi tiêu du lịch lớn và thời gian lưu trú dài ngày vào các địa bàn du lịch trọng điểm của Việt Nam và những địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi; mở rộng danh sách miễn thị thực đơn phương; thí điểm miễn thị thực trong thời gian ngắn hạn (từ 06 tháng đến 12 tháng) cho khách du lịch từ một số thị trường có quy mô lớn, chi tiêu cao; thí điểm cấp thị thực dài hạn, nhập cảnh nhiều lần (12 tháng đến 36 tháng) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu có khả năng chi tiêu cao đến từ một số thị trường mục tiêu như Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Ấn Độ và một số nước khu vực Trung Đông.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với du lịch trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương chỉ đạo và chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động sát thực tiễn, bảo đảm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy lợi thế phát triển du lịch. Duy trì, điều phối sự hợp tác, liên kết của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trong phát triển du lịch. Kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn vướng mắc, đề xuất chính sách mới phù hợp với thực tiễn đất nước, xu hướng phát triển của thế giới.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội du lịch các địa phương phát huy mạnh mẽ vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch với các hiệp hội, hội ngành nghề khác liên quan, tham vấn với cơ quan có thẩm quyển; đồng thời phát huy vai trò chủ động trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng nghề của đội ngũ lao động du lịch và các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với du lịch trong tình hình mới, đẩy mạnh hoạt động để phục hồi và phát triển nhanh Du lịch Việt Nam; kịp thời tổng hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp du lịch để đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Bảo đảm chất lượng dịch vụ, tôn trọng quyền lợi của khách hàng và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh

Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò động lực, chủ động, tham vấn trong phục hồi du lịch. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác hỗ trợ, cùng nhau vượt qua khó khăn. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo.

Thực hiện đúng nội dung theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm chất lượng dịch vụ, tôn trọng quyền lợi của khách hàng và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để Du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Đề cao ý thức, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Các doanh nghiệp du lịch, người dân tham gia kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến du lịch (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và các dịch vụ khác) phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế với Nhà nước và các quy định của pháp luật, của ngành, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, nâng cao thương hiệu Du lịch Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phát triển du lịch theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý; tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, quá trình thực hiện phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Đồng Cao, Suối Hấu mai này …

Suối Hấu là một địa danh thuộc thôn Đồng Mương, xã Phúc Sơn (Sơn Động). Nơi đây có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống với những ngôi nhà tường đất ấn tượng, đẹp một cách gần gũi, hiền hòa như chính chủ nhân của những ngôi nhà nơi đây. Gần Suối Hấu là khu du lịch Đồng Cao – vùng đất bình yên với những núi cỏ trập trùng. Lên Đồng Cao để đắm mình trong biển mây, trải nghiệm hun hút gió ngàn là cảm giác thú vị, khiến du khách nhớ suốt đời…

 

Theo TTXVN

Thủ tướng Chính phủ,Phạm Minh Chính,Chỉ thị 08/CT-TTg,phát triển du lịch,du lịch bền vững

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bão, mưa lũ, thiên tai đã gây hậu quả rất lớn và dự báo tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía bắc từ Thanh Hóa trở ra. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Bắt đầu từ 4 giờ sáng7/9, tại Hạ Long, Quảng Ninh đã xuất hiện mưa nhỏ kèm gió nhẹ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,...

Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng

Ngày 20/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 22/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.Ảnh minh họaCông điện nêu rõ, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 về các giải pháp quản lý thị trường vàng; Chính phủ đã có Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 05/02/2024 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi chặt chẽ diễn...

Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với thanh niên dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên, dự kiến vào ngày 25/3/2024.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trò chuyện với các đại biểu thanh niên tại Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với thanh niên năm 2023.Được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, chương trình Thủ tướng Chính...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng Chính phủ mới có Công điện về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.Lực lượng PCCC phải dùng thang cẩu để dập đám cháy trên nhà cao tầng ở ngã bảy Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội sáng 12/3. Công điện nêu rõ: Hồi 9 giờ 43 phút ngày 12/3/2024, vụ cháy nhà cao tầng xảy ra...

Cùng tác giả

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hương gặp mặt, tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo...

Sáng 21/01, tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt, tiếp đoàn đại biểu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo và Ban Thường trực Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang đến chúc Tết nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Dự và tiếp đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm...

Đại tá Đỗ Đức Trịnh phụ trách điều hành Công an tỉnh Bắc Giang

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an giao Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách Công an tỉnh Bắc Giang từ ngày 20/1 đến khi kiện toàn chức vụ Giám đốc Công an tỉnh. Đại tá Đỗ Đức Trịnh, SN 1978, quê Việt Yên, Bắc Giang. Ông tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân năm 2001. Nhận nhiệm vụ tại Công an tỉnh Bắc Giang, ông trải qua các chức danh: Trợ lý, Đội...

Giải Cầu lông-Pickeball mừng Đảng, mừng xuân mới 2025 – Chi tiết tin tức

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2025) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 18/01/2025, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc giải Cầu lông- Pickeball mừng Đảng, mừng xuân mới 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho các hoạt động thể thao của tỉnh trong năm 2025. BTC tặng cờ lưu niệm...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh thăm, chúc Tết chức sắc tôn giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 20/1, đồng chí Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tới thăm, chúc Tết chức sắc tôn giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Hàm Long, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân Vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh,...

Cùng chuyên mục

Quán cà phê trang trí hơn ba tấn sách cũ ở TP Hồ Chí Minh

Quán cà phê ở quận 10 (TP Hồ Chí Minh) theo phong cách hoài cổ, dùng hàng nghìn quyển sách trang trí trên kệ cao, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh.Quán trên đường Hoà Hưng, mở từ đầu tháng 3 theo phong cách hoài cổ. Quán trang trí khá đơn giản, điểm nhấn là kệ sách che kín khoảng tường rộng. "Ước chừng hơn 3 tấn sách trên kệ, số lượng rất nhiều và vẫn còn để...

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024

Tối 16/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại biểu các nước cùng lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung...

Ngày 8/3 lên núi Bà Đen ngắm hoa tulip và màn trình diễn nhạc nước lần đầu tại Tây Ninh

Rất nhiều trải nghiệm thú vị diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh, đưa đỉnh núi cao nhất Nam bộ trở thành điểm đến hấp dẫn phái đẹp trong dịp 8/3 năm nay.Lạc vào “khu vườn châu Âu” với hàng vạn bông hoa tulipNhững năm gần đây, hoa tulip đã trở thành một “đặc sản” của núi Bà Đen mỗi dịp xuân về. Bắt đầu từ trước Tết, giống hoa tulip nhập từ Hà Lan đã được đưa về...

Hàng trăm thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn tại hồ Tây

Chương trình biểu diễn ánh sáng với hàng trăm drone (thiết bị bay không người lái) cùng màn trình diễn thực cảnh tại hồ Tây sẽ là điểm nhấn trong chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024” do Sở Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức vào ngày 9 và 10/3.Nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân...

Vietnam Airlines tăng chuyến bay đến Điện Biên, sẵn sàng cho Lễ hội hoa ban

Từ ngày 6 đến 30/3/2024, Hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất các chuyến bay đến sân bay Điện Biên, nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất bay so hiện tại, nâng số lượng chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên mỗi ngày lên 2 chuyến trong giai đoạn từ 6/3...

Xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử bằng triết lý “Cư trần lạc đạo”

Bắc Giang là một trong những trung tâm Phật giáo của Đại Việt thời Lý-Trần, đặc biệt là thời nhà Trần khi Phật giáo ở Bắc Giang gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm. Giá trị của trung tâm Phật giáo Bắc Giang chính là tinh thần nhập thế, "sống đời vui đạo", kết hợp hài hoà giữa Đạo và Đời, giữa vật chất và tâm linh, giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hoá được thể...

“Trải nghiệm bất tận” trên vùng đất lịch sử Điện Biên

Không chỉ là điểm hẹn lịch sử thu hút du khách gần xa đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi gắn liền Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Điện Biên còn là điểm đến hấp dẫn về du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa.Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Vinh quang...

Xuân Lương – Chín đoạn hát mây

BẮC GIANG - Tôi về xã Xuân Lương (Yên Thế - Bắc Giang) đúng phiên chợ ngày rằm nên được thỏa sức ngắm nhìn rất nhiều sắc hoa và mật ong. Hoa chuối bắt đầu mở cánh vào tháng Giêng e ấp dưới ánh nắng xuân non. Dãy hoa cúc mâm xôi cũng bắt đầu hé nụ.  Người ta mách đường vào chợ mọi người thường rẽ qua ngã ba ông Quán là tiện nhất. Hỏi dò tôi mới hay ở...

Khu du lịch tâm linh

BẮC GIANG - Tính từ ngày mùng 2 đến ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, Khu du lịch tâm - linh sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) đón gần 60 nghìn lượt khách tham quan. Trong đó, số khách mua vé đi cáp treo từ nhà ga lên chùa Thượng đạt gần 30 nghìn lượt; có nhiều đoàn khách đến từ TP Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái...

Khai mạc Tuần Văn hóa

BẮC GIANG - Sáng 21/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2024 với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử”.Tới dự, đại biểu T.Ư có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất